Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

RƯỢU TRONG THƠ ĐƯỜNG 93






酬樂天揚州
初逢席上見贈
 
    劉禹錫

巴山楚水凄
二十三年棄置身
懷舊空吟聞笛賦
到鄉翻似爛柯人
沈舟側畔千帆過
病樹前頭萬木春
今日聽君歌一曲
杯酒長精唇

Thù Lạc Thiên Dương Châu
Sơ phùng tịch thượng kiến tặng

                      Lưu Vũ Tích

Ba sơn Sở thủy thê lương địa
Nhị thập tam niên khí trí thân
Hoài cựu không ngâm văn địch phú
Đáo hương phiên tự Lạn Kha nhân
Trầm chu trắc bạn thiên phàm quá
Bệnh thụ tiền đầu vạn mộc xuân
Kim nhật thính quân ca nhất khúc
Tạm bằng bôi tửu trưởng tinh thần.

Dịch nghĩa:
Đáp bài thơ Lạc Thiên 1tặng
Tại chiếu rượu khi mới gặp nhau ở Dương Châu 2

Non núi xứ Ba sông nước xứ Sở 3vùng đất thê lương
Hai mươi ba năm tấm thân bị biếm trích 4
Nhớ bạn cũ ngâm suông bài phú “Nghe tiếng sáo” 5
Về đến quê hương mà như người dưng vậy 6
Bên cạnh chiếc thuyền bị chìm nghìn cánh buồm lướt qua
Trước cây bị bệnh vạn cây tươi tốt vẻ xuân
Hôm nay nghe bác ca một khúc
Tôi tạm nhờ chén rượu làm cho tinh thần phấn chấn.

Dịch thơ:

Núi Ba sông Sở thật buồn thay
Hai chục năm trời phải tới đây
Nhớ bạn ngâm suông “Nghe tiếng sáo”
Về quê như thể người dưng vầy
Thuyền chìm bên cạnh nghìn buồm lướt
Cây bệnh xuân quanh vạn khóm dày
Nghe bác hôm nay ca một khúc
Tôi nhờ chén rượu nhắp cho khuây.
                             Đỗ Đình Tuân

  1. Lạc Thiên: tự của Bạch Cư Dị
  2. Bài thơ làm vào năm Bảo Lịch 2 (826). Lúc này Lưu Vũ Tích bãi chức thứ sử Hòa Châu trở về kinh đô, ngang qua Dương Châu, gặp Bạch Cư Dị từ Tô Châu về Lạc Dương. Bạch cư dị làm bài “túy tặng Lưu nhị thập bát sứ quân” tặng Lưu Vũ Tích. Đây là bài Lưu Vũ Tích đáp lại Bạch Cư Dị. Nhà thơ khúc triết biểu hiện tâm trạng phức tạp khi lâu ngày bị biếm trích: trầm uất, buồn chán những vẫn có cái gì đó hào phóng, khoáng đạt. Riêng hai câu 5 và 6 có những cách hiểu khác nhau. Có người cho đó là niềm lạc quan trước sự thay cũ đổi mới, có người lại hiểu đó Lf sự ngậm ngùi của người thất thế và sự vênh vang của những kẻ hãnh tiến đắc thế.
  3. Nhà thơ bị biếm trích đến các vùng Lãng Châu, Hòa Châu, Quỳ Châu, Quý Châu xưa thuộc nước Ba, Lãng Châu xưa thuộc đất Sở, nên mới nói là núi non xứ Ba, sông nước xứ Sở.
  4. chỉ thời gian nhà thơ bị biếm rời kinh đo năm Vĩnh Trinh thứ nhất (805) đến năm trở về kinh đo năm Bảo Lịch thứ 2 (826)
  5. chỉ bài “ Tư cựu phú” ( Nhớ bạn cũ) của Hướng Tú, một trong “Trúc lâm thất hiền” đời Tấn. Có lần Hướng Tú đi qua chỗ ở cũ của các bạn bị hại là Kê Khang và Lữ An, nghe người láng giềng của hai ông thổi sáo, tiếng sáo bi thiết khiến ông xúc động làm nên bài phú này.
  6. Nguyên văn là “Lạn Kha nhân” tức là người có cái cns rìu mục nát. Theo sách Thuật dị ký có ghi một người đời Tấn tên là Vương Chất vào núi đốn củi, thấy hai cậu bé đánh cờ, liền dừng lại xem. Đến cuối cuộc cờ Vương phát hiện ra cán rìu đã mục. Trở về nhà mới biết thời gian đã trôi qua một trăm năm. Người cùng trang lứa đã chết gần hết. Nhà thơ bị biếm trích 23 năm, khi trở về Giang Nam thấy ngưới và vật đều hoàn toàn đổi khác, cảm thấy mình lcj long, không nén nổi xót xa nên dùng tích này để bộc lộ nối thương cảm của mình trước cảnh vật đổi sao rời.


30/11/2015
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐẾM TIỀN

Ông ngồi giương kính đếm tiền Đồng tiền mỏng thế mà liền với xương Tiền này là khoản tiền lương Là tiền năm tháng chiến trường cho ta ...