Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Những ngôi nhà qua năm tháng



 1. Ngôi nhà ở từ năm 1983-1986 (Đứa bé đứng cửa là Thương Chi đang ở tuổi thứ 2)

                                        
                                                

    





                                               
3. Ngôi nhà sau nâng cấp năm 2010 trước khi làm cổng mới





                                             
4. Ngôi nhà hiện tại (từ tháng 8 năm 2012)


30/6/2013
Đỗ Đình Tuân

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Chùm sung rụng





Hôm qua sung rụng một chùm to
Quả chín quả xanh quả vàng bò
Khẽ bỏ vào mồm thư thả nhá
Quả bùi, quả chát, quả thơm tho…!

26/6/2013
Đỗ Đình Tuân

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Đêm quỳnh nở





Gió mát đêm lành trăng thủy tinh
Xem hoa quỳnh nở mới hay tình
Cánh run khẽ mở từ từ ngọc
Nhị phả lừng hương bát ngát quỳnh
Trắng tuyết một vòm mê đắm lạ
Vàng trưng từng điểm lặng hồn thinh
Giầu hương sắc vậy nhưng thầm kín
Cứ chọn đêm sâu nở hết mình.

23/6/2013
Đỗ Đình Tuân


Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Thu thán







(Họa đảo vận bài Hạ thán của Thanh Dạ)

Không phải rửa xoong đếch rửa nồi 
Thu rằng ta chỉ độc nhàn chơi
Cày khuya cuốc sớm Thu không tính
Cái lẽ công bằng chả xứng đôi!

23/6/2013
Đỗ Đình Tuân

Góp ý với TRI THIÊN MỆNH



 

 

Nhóm TRI THIÊN MỆNH nên học bói
Bấm độn ngày giờ thật chỉn chu
Dự báo cho nhau phòng vận hạn
Khỏi vô bệnh viện khỏi vô tù...

22/6/2013
Đỗ Đình Tuân

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Câu đối khóc Hữu Trung






Trông vợ góa, thấy con côi, BA CHỊ xót xa người mệnh bạc;
Trẻ chưa qua, già chưa tới, TRI ÂN thương tiếc tuổi đầu xanh !
                                                                                                                                       Đỗ Đình Tuân

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Vạn yên







(Họa nguyên vận bài BẢY MỐT CHƯA QUÈ
của Tạ Anh Ngôi)


Tốt nịnh thân già sống vạn yên
Tiệc tùng mời mọc dẫu liên miên
Cô bồ cô bịch tha hồ tán
Chén rượu câu thơ thoải mái nghiền
Ra dáng văn chương vui chữ nghĩa
Như người ẩn dật thú hoa viên
Ngược xuôi thây kệ con bu nó
Tốt nịnh thân già sống vạn yên.


20/6/2013
Đỗ Đình Tuân

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Hào hứng nghe đọc thơ “Cụt hứng”.


                       

Trước khi CLB hưu trí Côn Sơn ra mắt có rất nhiều tin đồn “sắp có CLB cho những người hưu trí rồi”. Vì phần lớn các vị đều chưa ai biết CLB hưu trí thế nào thành thử có tâm lý “mong mong chờ chờ”. Nhưng rồi hết đợt nọ đến đợt kia phải đến một đôi năm cứ bảo có rồi lại mất hút, bảo có rồi lại mất hút. Cái tình hình ấy mới làm nảy sinh trong Tuẫn Đình Đô cái tứ “Cut hứng”. Bài thơ được viết ra nguyên văn như sau:
Tin đồn sắp sửa xã ta
Có Câu lạc bộ tuổi già , sướng chưa!
Rất nhiều các cụ làm thơ
Sớm hôm chầu chực để chờ được ngâm
Hết mười tư lại qua rằm
Tin Câu lạc bộ biệt tăm đâu rồi
Thế là các cụ đang tươi
Bỗng dưng tắt hết nụ cười, khổ không?
Chờ Câu lạc bộ không hòng
Thôi về mua nghé ra đồng mà chăn
Vui thì đánh đáo đánh khăng
Buồn thì cậy đất nặn thằng phỗng chơi.
Đúng hôm khai trương CLB Côn Sơn (sáng 22/11/1993), Tuẫn Đình Đô tham gia đọc góp vui hai bài: Mừng lễ khai trương và Cụt hứng. Bài Mừng lễ khai trương là bài thơ “nghiêm” cho nên có vẻ ít hiệu quả. Riêng bài Cụt hứng, thì vừa “trúng” vấn đề lại vui hóm nên đã làm “đồng khởi” một tiếng cười hào hứng. Rất may là một nhiếp ảnh gia nào đã chớp được cái giây phút đó. Đến nay đã tròn 20 năm thành lập CLB, nhân phải viết bài cho tập “Kỷ yếu” tôi tìm lục lại tài liệu cũ và thấy lại được hai tấm ảnh quý. Tấm thứ nhất xin được đặt tên là “Hào hứng nghe đọc thơ Cụt hứng” và tấm thứ hai là chụp toàn thể hội viên CLB trước trạm xá thị trấn Sao Đỏ, nơi đứng chân tạm thời của CLB. Bức này chụp sau buổi lễ khai trương.


18/6/2013
Đỗ Đình Tuân

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Tạng già







(Lấy từ FB về)

Tạng già ngại chốn bon chen
Ưa nơi vắng vẻ thích miền tịch liêu
Mây quang nắng nhẹ gió đều
Bốn mùa hoa nở chim kêu quanh mình.

17/6/2013
Đỗ Đình Tuân

Phải nói






(Họa ngược vận bài LỜI VỢ của Tạ Anh Ngôi)

Lúa mạ nhiều nên xấu hổ bà
Không kìm nén được phải lu loa
Vẫn hay đóng cửa thì êm chuyện
Nhưng bực trong mình phải nói ra
Hễ rượu hễ bia là bốc phét
Câu thơ câu phú lại ngâm nga
Luôn luôn khách khứa mù tăng tít
Lợi lộc gì đâu chỉ nát nhà.

17/6/2013
Đỗ Đình Tuân

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Câu lạc bộ hưu trí Côn Sơn: từ ý tưởng đến hiện thực




                                 Ảnh chụp sau buổi lễ khai trương 22/11/1993


Từ những năm 1990, số người nghỉ hưu về sống ở thị trấn Sao Đỏ ngày một đông. Nhu cầu cần có một sân chơi của giới hưu trí ngày một khẩn thiết. Nhưng vấn đề này lại không phải là nhiệm vụ chính trị bắt buộc của của các cấp ủy Đảng và chính quyền. Nhất là trong tình hình lúc bấy giờ ở cả tỉnh Hải Dương mới chỉ có một CLB hưu trí. Đó là CLB hưu trí Nguyễn Trãi của thị xã Hải Dương. Còn ở các huyện thì đều chưa có. Nhiều cụ có tâm nguyện muốn thành lập một CLB kiểu này nhưng đặt vấn đề ra đều rơi vào thinh không. Và các cụ cũng chợt nhận ra rằng vấn đề chỉ có thể được giải quyết khi có một lãnh đạo cũ có uy tín ở địa phương đảm nhiệm.
Rất may là ở Sao Đỏ lúc đó đã có cụ Nguyễn Văn Phối, Nguyên Bí thư huyện ủy, Thường vụ tỉnh ủy Hải Dương về nghỉ hưu từ năm 1987. Càng may mắn hơn, tuy là một cán bộ chính trị nhưng cụ Nguyễn Văn Phối vốn có “máu” quan tâm tới các vấn đề văn hóa. Thời còn đương nhiệm cụ đã từng chủ trương viết “Người Vạn Kiếp Côn Sơn”. Sau đó lại chủ trương ra Văn nghệ Chí Linh…Vì thế mà khi thấy tâm nguyện của giới hưu trí và được các cụ ngầm vận động, cụ đã vui vẻ nhân trách nhiệm. Từ tâm nguyện của giới hưu trí, cái ý tưởng xây dựng một CLB hưu trí ở Chí Linh bắt đầu xuất hiện trong đầu cụ Nguyễn Văn Phối.
Trong một lần họp mặt các Thường vụ tỉnh ủy cũ, cụ Nguyễn Văn Phối đã gặp gỡ cụ Phạm Xuân Triển, vốn là bạn đồng liêu lại đang ở trong Ban Chủ nhiệm CLB hưu trí Nguyễn Trãi. Cụ đã trao đổi nhiều ý kiến với cụ Phạm Xuân Triển và tham quan nhiều hoạt động cụ thể của CLB hưu trí Nguyễn Trãi. Sau chuyến đi ấy thì ý tưởng xây dựng CLB trong đầu cụ đã hình thành một mô hình khá rõ nét. Về nhà cụ mời thêm các cụ Trần Đình Thung và Nguyễn Ngọc Lan cùng bàn bạc thêm rồi chính thức đề xuất ý kiến với Huyện ủy và Ủy ban Chí Linh. Cố nhiên là dưới hình thúc gặp riêng các đồng chí đương nhiệm chủ chốt. Do nể “sếp cũ” nên chẳng ai dám từ chối và ai cũng thật tâm và vui vẻ trả lời “Vâng, các bác cứ nghiên cứu thêm cho kỹ càng đi, rồi chúng em sẽ bàn…”. Sau đó theo gợi ý của cụ Nguyễn Ngọc Lan, huyện có bố trí một chuyến xe con cho ba cụ Nguyễn Văn Phối, Trần Đình Thung và Nguyễn Ngọc Lan đi tham quan thêm một số CLB ở ngoài Quảng Ninh.
Ra Quáng Ninh đoàn đã làm việc với hai cụ là cụ Trần Quang Bàn và cụ Ngô Lâm. Theo cụ Trần Quang Bàn thì nên tổ chức CLB theo mô hình đa hệ, nghĩa là gần giống như mô hình CLB Nguyễn Trãi ở Hải Dương. Nhưng theo cụ Ngô Lâm thì chỉ nên tổ chức CLB thơ ca . Lý do cụ Ngô Lâm đưa ra là tổ chức CLB thơ ca đơn giản hơn, không đòi hỏi nhiều về cơ sở vật chất, tổ chức sinh hoạt cũng thưa thoáng nhẹ nhàng, nên dễ thành công hơn. Thế là vấn đề lựa chọn mô hình lại đặt ra. Đúng là xây dựng CLB thơ ca đơn giản hơn  nhưng ở Sao Đỏ lúc bấy giờ những người làm thơ còn hiếm lắm khó tập hợp được lấy một tổ chứ chưa nói gì là một CLB. Cho nên các cụ mới chọn mô hình đa hệ. Nhưng tổ chức một CLB đa hệ thì buộc phải có địa điểm, có nhà, có sân chơi, bãi tập…Chính vì những khó khăn này mà Huyện ủy-Ủy ban tuy đã nhất trí về mặt chủ trương nhưng mãi vẫn chưa nhất trí được phương án cụ thể và ra được quyết định chính thức.
Rất may là trong tình hình ấy thì Đảng ủy và Ủy ban thị trấn Sao Đỏ lại nhiệt tình ủng hộ, sẵn sàng tạo cho các cụ chỗ đứng chân ban đầu. Số là thị trấn Sao Đỏ lúc đó có một khu trạm xá gồm 6 phòng. Nhưng do địa điểm đặt ngay cạnh bệnh viện Chí Linh nên người nằm điều trị ở trạm xá hầu như không có. Số phòng nhàn rỗi của trạm xá hơi nhiều. Thế là Ủy ban thị trấn nhất trí nhường cho các cụ 3 phòng làm địa điểm sinh hoạt. Có địa điểm  rồi lại phải bàn đến chuyện đặt tên. Có người đề nghị tên Sao Đỏ để ghi nhận công lao đóng góp của thị trấn. Nhưng các cụ lại e ngại cho triển vọng phát triển sau này của CLB sẽ bị bó hẹp. Các cụ đề xuất tên CLB Côn Sơn, xem như một thứ trung bình cộng.
Ngày 18 tháng 11 năm 1993 thì UBND huyện Chí Linh ra quyết định về việc chuẩn y cho thị trấn Sao Đỏ thành lập CLB hưu trí Côn Sơn. Quyết định do Chủ tịch UBND huyện Chí Linh Vũ Ngọc Dung ký. Ngày 22 tháng 11 năm 1993 Lễ khai trương CLB hưu trí Côn Sơn chính thức được tổ chức. Sáng hôm đó trời se lạnh. Sau một tràng pháo nổ giòn giã, buổi lễ bắt đầu. Quyết định thành lập CLB Côn Sơn được chính thức công bố; Ban Chủ nhiệm lâm thời ra mắt; các vị khách phát biểu chúc mừng và đặc biệt là một chương trình thơ ca văn nghệ bột phát và đầy hào hứng được trình diễn.



   Các cụ hội viên hào hứng nghe đọc thơ vui trong buổi lễ khai  trương 22/11/1993
Từ đó CLB hưu trí Côn Sơn chính thức bước vào sinh hoạt. Ban Chủ nhiệm lâm thời đầu tiên gồm 5 cụ: cụ Nguyễn Văn Phối làm Chủ nhiệm, cụ Nguyễn Ngọc Lan làm Phó Chủ nhiệm, cụ Trần Đình Thung ủy viên tổ chức, cụ Nguyễn Văn Hải ủy viên thường trực, cụ Nguyễn Văn Phóng ủy viên thể thao. Sáu tháng sau thì bổ sung thêm cụ Phạm Hữu Lực phụ trách bóng bàn, cụ Đỗ Đình Tuân phụ trách thơ ca.
Tháng 3 năm 1997 Cụ Nguyễn Ngọc Lan mất. Rồi cụ Nguyễn Văn Phóng, cụ Trần Đình Thung xin nghỉ. Vì thế ngày 24 tháng 11 năm 1997, CLB đã họp phiên toàn thể bầu ra Ban Chủ nhiệm khóa II gôm 7 cụ:
1-Cụ Nguyễn Văn Phối: Chủ nhiệm
2-Cụ Phạm Hữu Lực: Phó Chủ nhiệm thể thao
3-Cụ Ngô Xuân Hồng: Phó Chủ nhiệm cơ sở vật chất
4-Cụ Nguyễn Văn Hải: ủy viên thường trực
5-Cụ Lâm Kim Giáp: ủy viên thông tin tuyên truyền
6-Cụ Nguyễn Thượng Hiền: ủy viên lễ tân, dưỡng sinh
7-Cụ Đỗ Đình Tuân; Ủy viên thơ ca.
Các tổ địa bàn cũng mới chia thành 7 tổ theo các khu phố như sau:
1-Tổ Nguyễn Trãi 1 do cụ Phạm Khắc Từ làm tổ trưởng
2-Tổ Nguyễn Trãi 2 do cụ Dương Văn Vy làm tổ trưởng
3-Tổ Thái Học 1 do cụ Nguyễn Thượng Hiền kiêm tổ trưởng
4-Tổ Thái Học 2 do cụ Ngô Xuân Hồng kiêm tổ trưởng
5-Tổ Thái Học 3 do cụ Hoàng Ngọc Được làm tổ trưởng
6-Tổ Hùng Vương do cụ Vũ Đình Hợi làm tổ trưởng
7-Tổ Trần Hưng Đạo do cụ Trần Thế Phao làm tổ trưởng.
Nhưng cũng phải đến năm 2000 CLB hưu trí Côn Sơn mới có quyết định nâng cấp lên cấp huyện và từ năm 2010 đến nay lên thị xã. Thấm thoát thế mà đã tròn 20 năm.Nhân dịp này gọi là có mấy dòng ghi nhận sự đóng góp của các cụ. Đặc biệt là cụ Nguyễn Văn Phối, vị chủ nhiệm đầu tiên, đã giành nhiều tâm huyết để xây dựng và dìu dắt CLB từ khi còn trứng nước cho tới tuổi trưởng thành.

Chí linh 11/6/2013
Đỗ Đình Tuân


Ly hôn






Chỉ vì không thích “trưng ra”
Cho nên bà Rút mi la bỏ chồng
Mải mê tranh bá xưng hùng
Pu tin chấp nhận loan phòng vắng em.

12/6/2013
Đỗ Đình Tuân

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Vợ "đẹp"







(Nhại thơ Lò Ngân Sủn)

Vợ đẹp trông như tuyết
Chạm vào lại thấy nóng
Vợ đẹp trông như lửa
Sờ vào là thấy cháy

Người chưa hãi
Thấy vợ đẹp cũng hãi
Người chưa hoảng
Thấy vợ đẹp cũng hoảng
Người đang sống
Thấy vợ đẹp thì không sống nữa…!

Ơ…vợ đẹp…
Như mối nguy cơ
Treo trước mắt hàng ngày !

10/6/2013
Đỗ Đình Tuân

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Dịch câu đối





一勤天下無難事;
Nhất cần thiên hạ vô nan sự;
(người) cần cù chịu khó thì dưới gầm trời này không có việc gì là khó (đối với họ cả);
百忍家中有太和.
Bách nhẫn gia trung hữu thái hòa.
(người biết) nhường nhịn thì trong gia đình (của họ) sẽ có cuộc sống hòa thuận ấm êm.

Lời dịch của Đỗ Đình Tuân:


CẦN CÙ THIÊN HẠ KHÔNG VIỆC KHÓ;
NHƯỜNG NHỊN GIA ĐÌNH CÓ ẤM ÊM.



9/6/2013
Đỗ Đình Tuân

Họp tổ 3 CLB Côn Sơn






9/6/2013
Đỗ Đình Tuân

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Trẻ hát






Mậm gừng để ngỏ tênh hênh
Trên giường nó cứ một minh a…a…
Ông nghe hay tựa bài ca
Cái thằng cháu nội nghê nga một mình.


8/6/2013
Đỗ Đình Tuân

Lạ…?






Lại như bị hút mất hồn
Chợt vui rồi lại chợt buồn vẩn vơ
Bên nàng nồng ấm say sưa
Xa nàng bỗng thấy mây thưa nắng tàn…?

8/6/2013
Đỗ Đình Tuân

Cần xác minh







Trong mục Bài đăng bởi
Có hai Đỗ Đình Tuân
Tuân nào của Vũ Thị…
Tuân nào của Tri Ân
Cần xác minh cho rõ
Để dễ khi chia phần.

7/6/2013
Đỗ Đình Tuân

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Vạ văn chương







Sau bài Triết lý vặt
Hắn dọa đuổi ra đường
Dám ôm sầu ly biệt
Thành mắc vạ văn chương.

Bỏ túi thơ ở lại
Vác thân gầy trơ xương
Tay bị và tay gậy
Hành quân ta lên đường

Cũng nhất bộ nhất bái
Mang mang thiên địa trường.

6/6/2013
Đỗ Đình Tuân

Hà điệu bên hoa



6/6/2013
Đỗ Đình Tuân

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Triết lý vặt






Thời gian luôn chuyển đổi
Qua xuân lại sang hè…
Quay theo vòng nhật nguyệt
Cứ đi đi về về...

Đạo trời luôn biến dịch
Âm thịnh thì dương suy
Âm tiêu dương lại trưởng
Cũng về về đi đi...

Người thay nhau lớp lớp
Đời nọ sang đời kia
Cũng sinh sinh hóa hóa
Sao đi ...không thấy về ?

Để cho người cõi tạm
Mãi ôm sầu biệt ly ?

5/6/2013
Đỗ Đình Tuân

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Xin đừng







(Họa thơ Tạ Anh Ngôi)

Gặp em mong gặp tiếng cười
Để anh thắp lại đoạn đời không mưa
Nhỡ nhàng một chuyến đò xưa
Xin đừng nắng nhạt mây thưa…xin đừng…

4/6/2013
Đỗ Đình Tuân

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Xin cứ làm sung chín







Xin cứ làm sung chín
Không ai bắt rụng đâu
Ai có miệng cứ há
Ai có nhu cứ cầu

Xin cứ làm sung chín
Cho vườn ai đỏ mầu
Để nhiều chim xứ lạ
Đến thăm vườn bắt sâu

Xin cứ làm sung chín…

2/6/2013
Đỗ Đình Tuân

Dọn ao thả cá







2/6/2013
Đỗ Đình Tuân 

Cây sung






Nhà tôi có một cây sung
Quả thường hái muối nên không để già
Chưa to nhưng đã rườm rà
Nem đem gói lá rất là bùi ngon
Còn trời còn nước còn non
Còn nem nhắm rượu tôi còn ra sung.

2/6/2013
Đỗ Đình Tuân

ĐẾM TIỀN

Ông ngồi giương kính đếm tiền Đồng tiền mỏng thế mà liền với xương Tiền này là khoản tiền lương Là tiền năm tháng chiến trường cho ta ...