Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Lươn om

Con rể sang mò được mẻ lươn
Vội đào củ chuối thái ra om
Ở làng ngày trước ăn quen miệng
Lên tỉnh hôm nay thấy lạ mồm.

Lên tỉnh hôm nay thấy lạ mồm
Lạ mồm nên nhắm lại càng ngon
Rượu ngâm chuối hột nâng vài chén
Vừa đặt mình nằm đã ngáy luôn.

31/3/2012
Đỗ Đình Tuân

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Tác giả cổ ở chí Linh (7)



                  Hư­ng Đạo đại v­ươngTrần Quốc Tuấn
                               (1228-1300)

       Hư­ng Đạo đại vư­ơng Trần Quốc Tuấn là con của An Sinh vư­ơng Trần Liễu.Trần Liễu là anh ruột của Trần Cảnh (tức vua Trần Thái Tông). Nh­ư vậy Trần Quốc Tuấn gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột. Trần Quốc Tuấn là người hư­ơng Tức Mặc, phủ Thiên Trư­ờng (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay).
       Năm 1237, vì Chiêu Thánh lấy Trần Cảnh đã sau 12 năm và 19 tuổi đời mà vẫn chưa có con, nên theo kế sách của Trần Thủ Độ, vua Trần Thái Tông lấy Thuận Thiên Lý Thị (chị ruột của Chiêu Thánh, vợ của anh ruột là Trần Liễu, đang có mang Quốc Khang ba tháng),  lập làm Hòang hậu và giáng Chiêu Thánh xuống làm công chúa. Trần Liễu tức giận bèn họp quân ra ngoài sông Cái làm loạn, nhưng sau yếu thế đành phải xin hàng.
Nhờ có sự che chở của vua Trần Thái Tông nên Trần Liễu đ­ược tha tội chết, như­ng quân lính đi theo đều bị giết cả. Sau việc này vua Trần Thái Tông lấy đất ở các xã Yên Phụ, Yên D­ưỡng, Yên Sinh, Yên Hư­ng, Yên Bang phong cho Liễu làm đất thang mộc và phong tư­ớc An Sinh vư­ơng cho Trần Liễu. Như­ng cái hận bị em ruột lấy quyền làm vua cư­ớp mất vợ mình đã đeo đẳng Trần Liễu đến suốt đời. Thấy con trai mình là Trần Quốc Tuấn “dung mạo khôi ngô, thông minh hơn ngư­ời, đọc khắp các sách, có tài văn võ”, Trần liễu đã đi tìm khắp trong nư­ớc những ngư­ời tài giỏi để dạy cho Quốc Tuấn, với một mục đích sau này sẽ nhờ cậy Quốc Tuấn rửa hận cho mình. Trrư­ớc khi mất, ông còn cầm tay Quốc Tuấn mà dặn rằng: “Mày mà không vì cha lấy đ­ược thiên hạ thì cha chết không nhắm mắt”. Từ khi Trần Liễu về Yên Phụ, Trần Quốc Tuấn đư­ợc công chúa Thụy Bà (chị ruột Trần Cảnh) nhận làm con nuôi.
       Năm 1251, Trần Quốc Tuấn kết hôn với  công chúa Thiên Thành, trư­ớc lúc cha mất đ­ược vài tháng. Có lẽ từ sau khi lập gia đình và cha mất, Trần Quốc Tuấn đã đư­ợc phong v­ương và phong đất cho ở h­ương Vạn Kiếp. Cũng từ đó Trần Quốc Tuấn đã gắn bó suốt đời mình với với mảnh đất này.
   Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ nhất(đầu năm 1258),Trần Quốc Tuấn đư­ợc cử cầm quân trấn giữ biên thùy phía bắc(vùng Đông Bắc).Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai (1285) và thứ ba (1287), ông đ­ược phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh ch­ư quân, là linh hồn của cuộc kháng chiến. Do có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai và lần thứ ba, năm 1289, Trần Quốc Tuấn đ­ược tiến phong là Hư­ng Đạo Đại v­ương.
    Từ tháng sáu năm Canh Tý(1300), Trần Quốc Tuấn ốm nặng. Đến ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (tức ngày 3 tháng 9 năm 1300) ông trút hơi thở cuối cùng tại Vạn Kiếp.
   Theo sử sách, Trần Quốc Tuấn có soạn hai tác phẩm lý luận và nghệ thuật quân sự bằng chữ Hán là Binh gia diệu lý yếu l­ược(vẫn quen gọi là Binh Thư­ yếu l­ược) và Vạn Kiếp tông bí truyền th­ư . Văn bản gốc của hai tác phẩm này chắc đã thất truyền. Các văn bản còn lại sau này chỉ là các bản sao chép và có bổ sung thêm của các nhà nho triều Nguyễn thế kỷ thứ XIX. Đến nay chỉ còn bài Dụ chư­ tỳ t­ướng hịch văn vẫn quen gọi là  bài Hịch t­ướng sĩ . Đây là một áng văn chương chính luận cổ đặc sắc đồng thời cũng là một văn kiện lịch sử vô cùng quan trọng.
Dư­ới đây là nguyên văn bản dịch của tác phẩm này:


                               Hịch t­ướng sĩ

     Ta thư­ờng nghe Kỷ Tín 1 đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu 2 chìa lư­ng chịu giáo che chở cho Chiêu Vư­ơng; Dự Nh­ượng 3 nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái 4 chặt tay cứu nạn cho nư­ớc; Kính Đức5 một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung ; Cảo Khanh 6 một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mư­u kế nghịch tặc. Từ xưa­ các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nư­ớc , đời nào không có?  Giả sử các bậc đó cứ kh­ư kh­ư , theo thói nữ nhi thư­ờng tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lư­u danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ đ­ược ?
       Các ng­ươi con nhà võ tư­ớng không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi những chuyện xư­a ta không nói đến nữa, nay ta chỉ kể chuyện Tống, Nguyên 7 mới đây:
       Vư­ơng Công Kiên 8 là ngư­ời thế nào ? Tì tướng của ông là Nguyễn Văn Lập 9 lại là ngư­ời thế nào, mà giữ thành Điếu Ng­ư 10 nhỏ nh­ư cái đấu, đư­ờng đ­ường chống với quân Mông Kha 11 đông đến hàng trăm vạn, khiến cho nhân dân đời Tống đến nay còn đội ơn sâu ?
       Cốt Đãi Ngột Lang 12 là ngư­ời thế nào ? Tì t­ướng của ông là Xích Tu Tư­ lại là ngư­ời thế nào, mà xông vào chỗ lam chư­ớng xa xôi nghìn trùng,, đánh bại đư­ợc quân Nam Chiếu 14 trong vài tuần, khiến cho quân tư­ớng đời Nguyên đến nay còn l­ưu tiếng tốt ?
      Huống chi, ta cùng các ngư­ơi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đ­ường, uốn l­ỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ 15 thác mệnh Hốt Tất Liệt 16 mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam vư­ơng 17 mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào nh­ư đem thịt mà nuôi hổ đói, tránh sao cho khỏi gieo vạ về sau!
      Ta thư­ờng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như­ cắt, n­ước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chư­a đư­ợc xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa 18 ta cũng vui lòng.
     Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lư­ơng ít thì ta cấp bổng, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vuicười. Cách đối đãi so với Vư­ơng Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang cũng chẳng kém gì.
     Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy n­ước nhục mà không biết thẹn. Làm tư­ớng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc Thái thư­ờng 19 để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú v­ườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giầu mà quên việc n­ước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rư­ợu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang, thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mư­u lư­ợc nhà binh; Dẫu rằng ruộng lắm vư­ờn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con ríu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua đ­ược đầu giặc, chó săn tuy khỏe không đuổi đ­ược quân thù; chén r­ượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ ta cùng các ngư­ơi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào ?  Chẳng những thái ấp 20  của ta không còn, mà bổng lộc các ng­ươi cũng mất;  chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ng­ươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngư­ơi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tiếng xấu còn lư­u, mà đến gia thanh 21 các ngư­ơi cũng không khỏi mang tiếng là tư­ớng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ng­ươi muốn vui vẻ phỏng có đ­ược không ?
     Nay ta bảo thật các ngư­ơi nên nhớ câu: “ Đặt mồi lửa vào d­ưới đống củi” làm nguy cơ, nên lấy điều: “Kiềng canh nóng mà thổi  rau nguội” làm răn sợ. Huấn luyện quân sĩ tập dư­ợt cung tên, khiến cho ngư­ời người giỏi nh­ư Bàng Mông , nhà nhà đều là Hậu Nghệ 24 ; có thể bêu đ­ược đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết 25 , làm rữa thịt Vân Nam vư­ơng ở Cảo Nhai 26. Nh­ư vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngư­ơi cũng đời đời h­ưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta đư­ợc êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngư­ơi cũng đư­ợc bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta sẽ được­ muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngư­ơi cũng đ­ược thờ cúng quanh năm, chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lư­u truyền; chẳng những danh hiệu ta không bị mai một, mà tên họ các ng­ươi cũng sử sách lư­u thơm.Lúc bấy giờ,dẫu các ngư­ơi không muốn vui vẻ phỏng có đ­ược không?
     Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là “Binh th­ư yếu lư­ợc”.Nếu các ng­ươi biết chuyên tập sách này theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ 27 , nh­ược bằng khinh bỏ sách này,trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.
     Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngư­ơi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi dẹp yên quân giặc,muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết ra bài hịch này để các ng­ươi biết bụng ta.
                                                   Bùi Văn Nguyên dịch
Chú thích:
     1.Kỷ Tín: tư­ớng của Hán Cao Tổ, ra hàng để giải vây cho Cao Tổ, bị Hạng Vũ giết.
     2.Do Vu: t­ướng của vua Sở, đời Xuân Thu, có công chìa l­ưng che cho vua Sở khỏi bị kẻ cư­ớp đâm.
    3.Dự Nh­ượng: ngư­ời nhà của Trí Bá đời Chiến quốc, nuốt than cho khác giọng , để lập m­ưu báo thù cho chủ.
    4.Thân Khoái: viên quan nhỏ đời Xuân Thu. Khi vua Tề bị giết Thân Khoái chết theo.
    5.Kính Đức: tức Uất Trì Cung đời Đư­ờng, đã lấy mình che chở cho vua Đư­ờng thoát nạn.
    6.Cảo Khanh: khi An Lộc Sơn khởi loạn chống Đư­ờng Minh Hoàng, Cảo Khanh mắng An Lộc Sơn, bị cắt lư­ỡi, vẫn trung thành với vua Đư­ờng.
     7.Tống, Nguyên: hai triều đại Trung Quốc. Nhà Tống cùng thời với nhà Lý, còn nhà Nguyên(do Thái tử Mông Cổ là Hốt Tất Liệt diệt nhà Tống mà lập nên) cùng thời với nhà Trần.
     8+9:Vư­ơng Công Kiên,Nguyễn Văn Lập: tư­ớng nhà Tống
   10.Điếu Ng­ư : Tên một trái núi ở Tứ Xuyên, Kiên và Lập đóng ở đó, quân Mông Cổ đánh không đư­ợc.
   11.Mông Kha: anh của Hốt Tất Liệt, tức vua Hiến Tông nhà Nguyên.
   12.Cốt Đãi Ngột Lang; một t­ướng giỏi của quân Mông Cổ.
  13.Lam ch­ướng: do chữ Hán “lam sơn ch­ướng khí” rút gọn lại, có nghĩa là khí độc ở rừng núi.
  14.Nam Chiếu: một nư­ớc nhỏ ở vào khoảng giữa hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam.
  15.Tể phụ: bậc quan đứng đầu giúp vua trị nư­ớc.
  16.Hốt Tất Liệt: tức vua Thế Tổ nhà Nguyên.
  17.Vân Nam vư­ơng: tức là Thoát Hoan, con thứ chín của Hốt Tất Liệt, đư­ợc phong vư­ơng ở đất Vân Nam.
  18.Gói trong da ngựa: rút trong câu nói của một viên t­ướng đời Hán, đại ý rằng: làm trai phải đánh đông dẹp bắc, dẫu chết ở chiến trư­ờng, lấy da ngựa bọc thây cũng đành lòng.
  19.Nhạc Thái thư­ờng: nhạc th­ường đ­ược dùng trong lễ hội quốc gia; ở đây phải dùng để tiếp đãi ngụy sứ tức là nhục đến quốc thể.
   20.Thái ấp; phần đất vua phong cho các quý tộc.
   21.Gia thanh: tiếng tăm của ông cha để lại.
  22.Đặt mồi lửa: rút ở sách xư­a, ý nói phải cảnh giác nh­ư nằm trên đống củi có mồi lửa ở d­ưới, dễ bị cháy nguy hiểm đến tính mạng.
   23.Kiềng canh nóng: rút ở câu thơ cũ, ý nói :kẻ sợ canh nóng thư­ờng phải thổi cả rau nguội, nghĩa là thận trọng.
    24.Bàng Mông, Hậu Nghệ: hai nhân vật bắn cung giỏi trong thần thoại Trung Quốc.
    25.Cửa khuyết: cửa lớn ở kinh thành.
   26.Cảo Nhai: nơi tạm trú của các vua n­ước nhỏ láng giềng khi vào chầu vua Hán ở Tràng An. Đây m­ượn để chỉ nơi tiếp sứ n­ước ngoài của ta.
   27.Đạo thần chủ: đạo nghĩa giữa gia tư­ớng, gia nô(thần) với lãnh chúa(chủ). Trần Quốc Tuấn cũng là một lãnh chúa lớn.

31/3/2012
Đỗ Đình Tuân




Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Chẳng túng


Chẳng túng tri âm chỉ túng tiền
Ao vườn đèn sách…bạn kinh niên
Lại thêm trang mạng Tri Ân nữa
Chia sẻ buồn vui…thảy bạn hiền.

30/3/2012
Đỗ Đình Tuân

THÔNG BÁO



            Để bạn đọc trong làng trong xóm và bè bạn gần xa tiện theo dõi, mảng dịch thơ cổ của tác giả ở Chí Linh giới thiệu trên trang DoDinhTuan’s blog và trang mạng Tri ân cuộc đời có sự thay đổi tên đề mục như sau:
Thứ tự
Đềmục cũ
Đề mục mới
Ngày tháng
1
Dịch thơ cổ Chí Linh 14
Dịch thơ cổ: Nguyễn Phi Khanh 4
28/3/2012
2
Dịch thơ cổ Chí Linh 13
Dịch thơ cổ: Nguyễn Phi Khanh 3
27/3/2012
3
Dịch thơ cổ Chí Linh 12
Dịch thơ cổ: Nguyễn Phi Khanh 2
26/3/2012
4
Dịch thơ cổ Chí Linh 11
Dịch thơ cổ: Nguyễn Phi Khanh 1
24/3/2012
5
Dịch thơ cổ Chí Linh 10
Dịch thơ cổ: Trần Nguyên Đán 10
23/3/2012
6
Dịch thơ cổ Chí Linh 9
Dịch thơ cổ: Trần Nguyên Đán 9
22/3/2012
7
Dịch thơ cổ Chí Linh 8
Dịch thơ cổ: Trần Nguyên Đán 8
21/3/2012
8
Dịch thơ cổ Chí Linh 7
Dịch thơ cổ: Trần Nguyên Đán 7
20/3/2012
9
Dịch thơ cổ Chí Linh 6
Dịch thơ cổ: Trần Nguyên Đán 6

19/3/2012
10
Dịch thơ cổ Chí Linh 5
Dịch thơ cổ: Trần Nguyên Đán 5
18/3/2012
11
Dịch thơ cổ Chí Linh 4
Dịch thơ cổ: Trần Nguyên Đán 4
17/3/2012
12
Dịch thơ cổ Chí Linh 3
Dịch thơ cổ: Trần Nguyên Đán 3
16/3/2012
13
Dịch thơ cổ Chí Linh 2
Dịch thơ cổ: Trần Nguyên Đán 2
15/3/2012
14
Dịch thơ cổ Chí Linh 1
Dịch thơ cổ: Trần Nguyên Đán 1
14/3/2012
Để bạn đọc có thể theo dõi được từ nay chúng tôi cũng sẽ dịch mỗi đợt chừng 2 đến 3 bài, có thêm phần chú thích cần thiết để độc giả có thể hiểu và  dần dần thích được.
Thực ra nếu cứ đọc nhẩn nha, suy nghĩ thấu đáo sẽ thấy thơ chữ Hán của các cụ ngày xưa viết rất hay cả về phần nhạc điệu và ý nghĩa. Nhưng muốn vậy thì bạn đọc cần đọc cả các phần Phiên âm Hán Việt để thấy được nhạc điệu thơ trong nguyên tác, phần dịch nghĩa và chú thích(nếu có) để hiểu được nội dung. Còn phần dịch thơ coi như tham khảo và củng cố thêm.
Vì chuyển dịch sang thơ bao giờ cũng bị bỏ xót một phần nguyên tác nên trong trường hợp có nhiều bản dich chúng tôi đều ghi lại để bạn đọc dễ đối chiếu so sánh.
Vậy xin kính báo.
                                           Sao Đỏ 29/3/2012
                                               Đỗ Đình Tuân

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Cổ cứng càng hay




Về già cổ cứng thế càng hay
Khỏi phải gật gù phải lắc quay
Bụng dạ của mình người há biết
Họ đành ngảnh mặt thế là may.

Họ đành ngảnh mặt thế là may
Khỏi phải bụng ta hóa rốn mày
Buồn bã mà chi ông cổ cứng
Về già cổ cứng thế càng hay.

29/3/2012
Đỗ Đình Tuân

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Nấu cá ao nhà




Chiều nay chặt củi bờ ao
Tình cờ thấy chú trê nhao dưới bùn
Vội đem gầu tưới múc luôn
Lại may dưa cải đang còn trong ca
Dưa chua nấu cá ao nhà
Dẫu không bát ngọc thìa ngà vẫn ngon.

27/3/2012
Đỗ Đình Tuân

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

Được cái…dịu dàng…

                                      

Vợ tôi được cái dịu dàng
Hễ hơi động đến mụ càng cổ ngay
Vợ tôi được cái khéo tay
Khâu ngày cặm cụi được tày gang thôi
Vợ tôi không giống vợ Ngôi
Thấy chồng ư ử bèn ngồi nghe thơ
Vợ tôi không nhẹ như mơ
Thấy chồng nằm ngủ quạt đưa khẽ khàng
Vợ tôi…được cái…dịu dàng…

26/3/2012
Đỗ Đình Tuân

Chùm thơ của bác cựu Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Phối



                                         Ảnh tác giả chụp năm 1982 (ở tuổi 55)


Chí Linh

Chí Linh Kiếp Bạc Côn Sơn
Một vùng nước một vùng non tuyệt vời
Ngày xưa xơ xác núi đồi
Đồng khô thưa cánh chim trời sớm hôm
Giờ đây phố xá nông thôn
Công trường nhà máy rộn vang tiếng cười
Phả lại điện sáng ngang trời
Chè Thanh Mai với vải đồi Côn Sơn
Mấy cày rậm rịch đầu thôn
Dòng mương cá quẫy trăng non bềnh bồng
Vi vu gió thổi ngàn thông
Đồi cây soi bong bên sông lục đầu
Yêu quê ước hẹn cùng nhau
Làm cho non nước một màu xanh tươi
Đổi thay là tự tay người
Gắng công lao động có trời ấm no.


Phân lũ

Khẩn cấp khẩn cấp
Anh phải về ngay
Tình hình rất gay
Huyện nhà phân lũ

Cả Ban thường vụ
Ngồi xít bên nhau
Chẳng nói một câu
Rưng rưng nước mắt

Lệnh trên đã quyết
Gấp phải thi hành
Hỡi chị hỡi anh
Làm tròn nhiệm vụ

Phân lũ huyện nhà
Đành thiệt riêng ta
Bão tố sẽ qua
Tình người đọng mãi

Ta vì cả nước cả nước vì ta
Đã mang truyền thống ông cha
Côn Sơn Kiếp Bạc nở hoa bốn mùa.
                                   Tháng 8/1971


Chiều Suối Hoa  

Chiều hôm nắng tỏa non vàng
Suối trong nước chảy từng hàng mây bay
Bồi hồi tay nắm chặt tay
Kẻ đi người ở nước mây chợt buồn
Cánh chim khuất áng mây hồng
Con thuyền khuất sóng buồn vương mặt duyềnh
Làn thu thủy sóng thanh bình
Bâng khuâng nhớ mãi bên ghềnh Suối Hoa
Giữa miền trời đất bao la
Niềm thương nỗi nhớ càng tha thiết lòng
Xa rồi người nhớ ta không
Nhớ người ta vẫn hằng mong mỏi chờ
Thả hồn vào mấy vần thơ
Mỗi khi ngâm ngợi lại như thấy người.


Đọc thơ bác Phối
(Thay cho lời bình)

Núi non trời nước quê nhà
Vvào câu thơ hóa lời ca tự hào
Đẹp thay hình ảnh năm nào
Cả ban thường vụ lệ trào...rưng rưng
Bao nhiêu gian khổ đã từng
Bác mang vóc dáng quê hương một thời
Nặng vai trách nhiệm trước đời
Cõi riêng âu cũng nhẹ vơi ít nhiều
Ngỡ rằng chỉ có bấy nhiêu
Ai ngờ còn có một chiều Suối Hoa
Để rồi ta vẫn là ta
Cõi riêng dẫu chỉ thoáng qua...vẫn tình.
                               Đỗ Đình Tuân


26/3/2012
Đỗ Đình Tuân 

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Được Thịnh Tú khen



Tự dưng Thịnh Tú hiện ra
Nhời thăm sức khỏe nhà ta thế nào
Nhời thưa lại chẳng làm sao
Vẫn luôn bàn phím cuốc cào quen tay
Uống nhiều ăn được ngủ say
Ruộng nhà vẫn cày chẳng phải thuê ai
Cuối phiên Thịnh Tú khen tài
Đỗ Tuân vườn rộng thơ dài phục ghê.

24/3/2012
Đỗ Đình Tuân

Ngọc khúc

(Đáp thơ Thanh Dạ)

Tài khéo Song Thu chỉ có ngần
Một lần “cháo khúc” đãi chàng Tuân
Chàng Tuân ngán quá không xài nữa
“Ngọc khúc” bây giờ cũng đáp sân.

24/3/2012
Đỗ Đình Tuân

Tác giả cổ ở Chí Linh (6)


                       Đồng Ngạn Hoằng
                            (?-?)
    Đồng Ngạn Hoằng người huyện Chí Linh, châu Thượng Hồng-nay là huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ông sinh và mất năm nào đều chưa rõ. Chỉ biết sống vào cuối thời Trần.
      Tác phẩm chỉ còn lại một bài thơ chữ Hán được chép trong Việt âm thi tập của Phan Phu Tiên và Chu Xa. Đó là một bài họa thơ của Phạm Sư Mạnh.

范峡石韻

介軒碑剋峡石詩
彎翔鳳 覩如曾
二公文望華夷見
兩朝拊拂唐禹登
 臆常升孔室
白頭完見出真人
文章晰實空留瀚
有若鷦鷯與大鵬
               童岸弘

Phiên âm:

Họa Phạm Hiệp Thạch vận

Giới Hiên 1 bi khắc Hiệp Thạch thi 2
Loan tường phượng chử đổ như tằng
Nhị công văn vọng Hoa di 3 kiến
Lưỡng triều phụ bật Đường Ngu 4 đăng
Thanh sam ức thường thăng khổng thất
Bạch đầu hoàn kiến xuất chân đăng
Văn chương tích thực không lưu hãn
Hữu nhược tiêu liêu dữ đại bằng.

Dịch nghĩa:

Họa vận thơ Phạm Hiệp Thạch 

Bia Giới Hiên  khắc thơ Hiệp Thạch                                         
     Loan lượn phượng bay như từng thấy
     Hai ông nổi tiếng khắp Hoa di
     Giúp hai triều được như Đường ngu
     Lúc đi học đã có chí lớn
     Khi đầu bạc lại tỏ rõ là bậc chân nhân
     Văn chương đẹp đẽ để lại muôn đời
     Ai so với các ông cũng như chim chích sánh với đại bàng.

Dịch thơ:

Thơ Hiệp Thạch  bia Giới Hiên
Phương bay loan lượn bạn hiền xứng đôi
Tiếng tăm lừng lẫy gầm trời
Giúp hai vua sánh được thời Đường Ngu
Chí cao từ tuổi học trò
Bạc đầu càng tỏ hiền từ chân nhân
Văn chương đẹp đẽ bội phần
Ai so, chim chích bén chân đại bàng
          Đỗ Đình Tuân dịch

Chú thích:
1.Giới Hiên : tên hiệu của Nguyễn Trung Ngạn(1289-1370), quan chức, nhà văn, người làng Thổ Hoàng huyện Thiên Thi, lộ Khoái Châu(Ân Thi, Hưng Yên ngày nay).
2.Thơ Hiệp Thạch: thơ Phạm Sư Mạnh, vì Hiệp Thạch là một cách gọi khác của Phạm Sư Mạnh (thế kỷ XIV,không rõ năm sinh năm mất), người làng Hiệp Thạch, huyện Hiệp Sơn, phủ Kinh Môn (nay thuộc Hải Dương).
3. Hoa Di: Hoa, chỉ vùng Hoa Hạ tức Trung Quốc; Di, chỉ các dân tộc nhỏ bé ở xung quanh (cách gọi của người Trung Quốc). Nổi tiền khắp Hoa Di tức nổi tiếng khắp thiên hạ.
4.Đường Ngu: một cách nói khác của Nghiêu Thuấn, dùng tên triều đại thay tên vua.


24/3/2012
Đỗ Đình Tuân



Dịch thơ cổ: Trần Nguyên Đán 10

46

奉賡御製黄梅即事

浮世年花摧白髮
故園松菊笑儒冠
鳳池此日無多事
坐看松陰轉畫欄
               陳元旦

Phiên âm:

Phụng canh chế ngự hoàng mai tức sự

Phù thế niên hoa thôi bạch phát
Cố viên tùng cúc tiếu nho quan
Phượng trì thử nhật vô đa sự
Tọa khan tùng âm chuyển họa lan.
                              Trần Nguyên Đán

Dịch nghĩa:

Kính họa bài thơ “Hoàng mai tức sự” của nhà vua

Cõi đời bồng bềnh năm tháng thôi thúc tóc bạc
Tùng cúc vườn xưa cười giễu mũ nhà nho
Ao Phượng Hoàng ngày nay không còn nhiều việc
Ngồi nhìn bong tùng nhích dần tới hàng lan can vẽ.

Dịch thơ:
1.
Năm tháng phù sinh dồn tóc bạc
Trúc thông vườn cũ giễu nhà nho
Hôm nay ao Phượng đà rỗi việc
Nhìn bóng tùng lăn dưới giậu tô.
                       Đào Phương Bình dịch

2.
Tóc xanh phù thế bạc rồi
Trúc thông vườn cũ nhạo cười mũ nho
Nay ngồi Ao Phượng nhàn chưa
Nhìn thông nhích bóng sang bờ lan can.
                                  Đỗ Đình Tuân dịch

47.

壬寅年六月作

年來夏旱又秋霖
禾稿苗傷害轉深
三萬卷書無用處
白頭空負愛民心
                陳元旦

Phiên âm:

Nhâm Dần niên lục nguyệt tác

Niên lai hạ hạn hựu thu thâm              
Hòa cảo miêu thương hại chuyển thâm
Tam vạn quyển thư vô dụng xứ
Bạch đầu không phụ ái dân tâm
                           Trần Nguyên Đán

Dịch nghĩa:

Thơ làm vào tháng sáu năm Nhâm Dần (1362)

Năm nay mùa hè bị hạn mùa thu lại bị lụt
Lúa khô mạ thối tai hại càng nhiều
Đọc ba vạn cuốn sách mà thành vô dụng
Bạc đầu luống phụ lòng thương dân.

Dịch thơ:
1
Năm nay hạ hạn lại thu mưa
Đau nỗi mùa màng những thiệt thua
Ba vạn sách dầy đành xếp xó
Yêu dân còn nợ mái đầu phơ.
                      Trần Lê Sáng dịch

2.
Năm nay hạ hạn thu mưa
Lúa khô mạ thối thiệt thua đủ điều
Ích chi đâu đọc sách nhiều
“Yêu dân” gánh nợ còn đeo suốt đời.
                        Đỗ Đình Tuân dịch

48.

戊申正月作

三分頭白寸心丹
世上紛紛萬事難
自笑不如前若
年纔四十便休官
                陳元旦

Phiên âm:

Mậu Thân chính nguyệt tác

Tam phân đầu bạch thốn tâm đan
Thế thượng phân phân vạn sự nan
Bạch tiếu bất như tiền nhược thủy
Niên tài tứ thập tiện hưu quan.
                          Trần Nguyên Đán

Dịch nghĩa:

Thơ làm vào tháng giêng năm Mậu Thân (1368)

Ba phần tóc trên đầu đã bạc vẫn một tấm lòng son
Sự đời bối rối muôn việc khó khăn
Tự cười mình không bằng ông Tiền Nhược Thủy
Tuổi mới bốn mươi đã cáo quan về hưu.

Dịch thơ:
1.
Ba phần tóc bạc tấc lòng son
Đường thế gian nan bước cũng chồn
Tự giễu không như Tiền Nhược Thủy
Tuổi vừa bốn chục đã hưu quan.
                            Đào Phương Bình dịch

2.
Lòng son tóc bạc mấy phần
Sự đời bối rối khó khăn muôn nghìn
Tự cười ta kém ông Tiền
Bốn mươi tuổi đã điền viên lui về.
                           Đỗ Đình Tuân dịch

49.

夜歸舟中作

萬國民生沸鼎魚
朔燕東汴已丘墟
歸舟未稳江湖夢
分取魚燈照古書
                陳元旦

Phiên âm:

Dạ quy chu trung tác

Vạn quốc dân sinh phí đỉnh ngư
Sóc yên đông Biện dĩ khâu khư
Quy chu vị ổn giang hồ mộng
Phân thủ ngư đăng chiếu cổ thư
                              Trần Nguyên Đán

Dịch nghĩa:

Thơ làm trong lúc đi thuyền về

Nhân dân muôn nước như cá trong vạc nước sôi
Đất Yên phương bắc đất Biện phương dôngđã thành gò đống
Trên chiếc thuyền về chưa yên giấc mộng giang hồ
Mượn ánh đèn thuyền chài soi đọc cuốn sách cổ.

Dịch thơ:
1.
Muôn nước dân sinh cá vạc sôi
Biện đông Yên bắc tả tơi rồi
Thuyền về trằn trọc không yên giấc
Mượn ánh đèn chài mở sách coi.
                  Hoàng Việt thi tuyển dịch

2.
Muôn dân trong vạc dầu sôi
Yên đông Biện bắc thành nơi núi gò
Ta chưa yên mộng giang hồ
Đèn chài đọc cuốn sách xưa trên thuyền.
                           Đỗ Đình Tuân dịch

50.

夜深偶作

商風夜靜轉飕飕
一點殘燈相對愁
心緒好隨吟裏靜
塵緣須向睡中休
                陳元旦

Phiên âm:

Dạ thâm ngẫu tác

Thương phong dạ tĩnh chuyển sưu sưu
Nhất điểm tàn đăng tương đối sầu
Tâm tự hảo tùy ngâm lý tĩnh
Trần duyên tu hướng thụy trung hưu.
                                 Trần Nguyên Đán

Dịch nghĩa:

Thơ làm lúc đêm khuya

Gió thu trong đêm vắng thổi vi vu
Buồn bã ngồi trước ngọn đèn tàn
Lòng cũng nguôi nguôi trong lúc ngâm nga
Duyên nợ cuộc đời ngủ đi là xong hết.

Dịch thơ:
1.
Đêm tĩnh rì rào ngọn gió thâu
Đèn khuya le lói luống khêu sầu
Ngâm thơ muốn để lòng yên lặng
Đánh giấc trần duyên bận nữa đâu.
                         Đào Phương Bình dịch

2.
Đêm thu vắng gió vi vu
Đèn tàn một ngọn tâm tư thêm buồn
Ngâm nga thấy dịu trong hồn
Ngủ đi là hết đâu còn trần duyên.
                           Đỗ Đình Tuân dịch

51.

不寐

官舍秋霜瘺轉遲
故園松菊在天涯
目前盡是心事
病愈不如猶病時
                陳元旦

Phiên âm:

Bất mị

Chốn quan xá trong sương thu giọt đồng hồ nhỏ chậm
Tùng cúc trong vườn cũ ở tận chân trời xa
Trước mắt toàn là những việc phải quan tâm
Bệnh khỏi không bằng khi còn bệnh.

Dịch thơ:
1.
Quan xá sương thu chậm khắc canh
Cúc túng vườn cũ góc trời xanh
Ngó ra rảnh việc lòng đeo đuổi
Thà bệnh còn hơn lúc bệnh lành.
                        Hoàng Việt thi tuyển dịch

2.
Sương thu thánh thót chậm rơi
Cúc tùng vườn cũ góc trời phương xa
Bộn bề công việc quốc gia
Bệnh mang lại thấy hơn là bệnh lui.
                            Đỗ Đình Tuân dịch

(Dịch xong thơ Trần Nguyên Đán vào lúc 20 giờ 7 phút ngày 23/3/2012)

23/3/2012
Đỗ Đình Tuân

                                                                                                              



ĐẾM TIỀN

Ông ngồi giương kính đếm tiền Đồng tiền mỏng thế mà liền với xương Tiền này là khoản tiền lương Là tiền năm tháng chiến trường cho ta ...