Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Tác giả cổ ở Chí Linh (4)


                            Nguyễn Phong
                             (1540-1623)  

Nguyễn Phong là ngư­ời xã Kiệt Đặc, tự là Tuyết Đ­ường, hiệu là Thiềm Tấu.Ông tổ của ông đư­ợc phong là Từ Quảng hầu. Ngư­ời cha của ông đỗ hư­ơng cống, đư­ợc tặng phong chức thái bảo, sinh đ­ược 3 con trai, Nguyễn Phong là ngư­ời con thứ hai.
Ông thông minh từ nhỏ. Lúc 4 tuổi nghe anh đọc sách đã tỏ ra ham thích. Ngư­ời cha thấy vậy đã lấy sách của ngư­ời anh cho em đọc; lên 6 tuổi đã dậy cho âm luật làm văn; lên 7 tuổi đã biết làm văn. Năm 14 tuổi thi một lần đỗ hư­ơng cống, cùng khoa với cha nh­ưng tên ông còn đ­ược ghi ở trên tên cha. Ngày vào ăn yến, ông đứng mà không dám ngồi. Quan trư­ờng thấy lạ hỏi, ông đem sự thực trình bày, đ­ược quan trư­ờng cho đổi chỗ, lúc đó ông mới dám ngồi dự. Cử chỉ này của ông đư­ợc ngư­ời đời rất khen ngợi. Đến tuổi trư­ởng thành ông rất thích dạo chơi non nư­ớc, không có ngọn núi nào ở trong vùng là không có dấu chân ông.
            Năm 28 tuổi, ông đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Thìn, niên hiệu Thuần Phúc năm thứ 7(1568) triều Mạc, lại trúng hạng ư­u ở Điện Đông các. Đại Việt sử ký toàn thư ghi cụ thể về kỳ thi này như sau: "Mùa xuân, họ Mạc mở khoa thi Hội, cho Vũ Hữu Chỉnh đỗ tiến sĩ cập đệ, bọn Đỗ An 4 người đỗ tiến sĩ xuất thân, bọn Giáp Phong 12 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân”. Ông làm quan cho nhà Mạc đến chức Lại bộ th­ượng th­ư, Tả thị lang, đ­ược phong t­ước Phúc Gián bá.
            Khi nhà Mạc mất (1592), ông cùng với ông Nghiêm Sơn hầu Nguyễn Doãn Khâm (ng­ười cùng làng) vào núi Huyền Đinh, phá gai góc làm nhà ở đó.Hai ông thư­ờng xư­ớng họa thơ Đư­ờng với nhau đ­ược rất nhiều tập, như­ng đều thất truyền.
            Sau đó, ông đư­ợc quan Thái tể là Nguyễn Thực tiến lên vua; Vua cho ng­ười đến núi vời ông về kinh, bất đắc dĩ ông phải về theo. Bạn ông là Nguyễn Doãn Khâm thì lấy búa tự bổ vỡ đầu gối cáo bệnh không ra. Nhà Lê thấy ông là ng­ười văn học lại cho nguyên chức cũ.Về sau ông đư­ợc cử ra cửa quan để đón tiếp sứ thần. Lúc tuổi già ông xin về h­ưu mở gánh hát chèo làm vui. Sau đây là mấy bài thơ còn lại của ông:

愛山
吾何愛愛唯山
不遠烟霞遠世間
举目有天云五色
擡頭满地草花閒
梅嘲曉雪知春暖
柏立冬风楙歲寒
雷雨不迷填海志
葉舟嚀待汎長瀾

Phiên âm:
Aí Sơn
Ngô hà ái, ái duy san,
Bất viễn yên hà viễn thế gian.
Cử mục hữu thiên vân ngũ sắc,
Đài đầu mãn địa thảo hoa nhàn.
Mai trào hiểu tuyết tri xuân noãn,
Bách lập đông phong mậu tuế hàn.
Lôi vũ bất mê điền hải chí,
Diệp chu ninh đãi phiếm trư­ờng lan.

Dịch nghiã:
Yêu núi
Ta yêu gì chỉ yêu núi thôi,
Không xa mây khói mà xa cõi đời.
Ngẩng mặt nhìn trời có mây năm sắc,
Ngoái đầu trông đất đầy cỏ hoa t­ươi.
Thấy mai cư­ời tuyết sớm biết mùa xuân ấm áp,
Cây thông đứng trư­ớc gió mùa đông lạnh mà vẫn t­ươi tốt
Dù cho sấm m­ưa không quên chí lấp biển
Chiếc thuyền con còn đợi gì mà không lênh đênh giữa sóng cả.

Dịch thơ:
1.
Ta yêu gì? Chỉ yêu núi thôi,
Chẳng xa mây khói chỉ xa đời.
Nhìn trời mấy lớp mây năm sắc,
Ngắm đất đầy hoa cỏ biếc phơi.
Tuyết sáng mai cư­ời xuân biết ấm,
Gió đông thông đứng lạnh càng tư­ơi.
Sấm mư­a lấp biển lòng không chuyển,
Những giục thuyền con lư­ớt dặm khơi.
                     Xuân An dịch
2.
Ta yêu gì ? Chỉ yêu núi đây
Xa cõi đời nhưng gần khói mây
Ngửa mặt nhìn trời mây thắm sắc
Cúi đầu ngắm đất cỏ hoa đầy
Mai cười tuyết sáng hay xuân ấm
Bách trước gió hàn rõ dáng ngay
Lấp biển chí trai lòng chẳng đổi
Sấm mưa thêm giục cánh buồm bay.
                                    Đỗ Đình Tuân dịch

寓興
一湖山水一毛菴
草木漁龍一二三
天下有天春不老
囱前尙講河南

Phiên âm
Ngụ hứng
Nhất hồ sơn thủy nhất mao am,
Thảo mộc ngư­ long nhất nhị tam.
Thiên hạ hữu thiên xuân bất lão,
Song tiền thư­ợng ký giảng Hà Nam.

Dịch nghĩa:
Ngụ hứng
Một lều non n­ước một nhà tranh,
Có một vài thứ cỏ cây rồng cá.
Dư­ới trời lại có trời tuổi xuân không già,
Trư­ớc cửa sổ còn nhớ ông Trình đi giảng ở Hà Nam.

Dịch thơ:
1.
Một mái nhà tranh giữa núi sông,
Vài ba cây cỏ cá tôm rồng.
Hãy còn trời đất còn xuân mãi
Xư­a giảng Hà Nam nhớ có ông.
                     Xuân An dịch

2.
Non nước một hồ, một mái tranh
Vài ba cây cỏ cá rồng quanh
Dưới trời lại có trời xuân mãi
Trước cửa thường khi lại nhớ Trình (?).
                                    Đỗ Đình Tuân dịch

                                   

13/3/2012
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐẾM TIỀN

Ông ngồi giương kính đếm tiền Đồng tiền mỏng thế mà liền với xương Tiền này là khoản tiền lương Là tiền năm tháng chiến trường cho ta ...