Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

MẤY BÀI HỌA CỦA TRÒ CŨ


1-Kính chúc thày lên tuổi bạc
 
Tuổi ta thất thập rõ mười mươi
Tết đến Thầy  lên “bạc” thật rồi
Kính chúc tinh thần luôn minh mẫn
Cầu mong sức khỏe mãi nguyên tươi
An nhiên luyện tập nên gìn giữ
Tự tại bình tâm chẳng rối bời
Trò hẹn xuân sang về ghé lại
Dành thơ dọn sẵn rượu ngon mời.
 

2-Sang xuân thêm tuổi

Chẳng tính làm chi những mấy mươi
Xuân sang thêm tuổi: ấy vui rồi
Thày lên cấp “bạc” âu là thọ
Em ở thang “chì” vẫn cứ tươi
Thầy xướng câu thơ…lòng miễn cưỡng
Em lo Ý họa …dạ bời bời
Còn dư tháng nữa mừng năm mới
Dẫu chỉ thơ suông cũng đã mời.
                                Trò cũ

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

BÀN VỀ VẦN TRONG THƠ


                    Vần và vai trò của vần trong thơ ca truyền thống

Con người có một khả năng đặc biệt, đó là khả năng biết kết hợp giữa môi, lưỡi và khoang miệng để tạo ra được nhiều khuôn âm khác nhau khi phát ra tiếng nói. Những khuôn âm đó chính là vần. Những tiếng có cùng vần chính là những tiếng có cùng một khuôn âm. Khuôn âm (vần) trong tiếng Việt có loại do một nguyên âm đơn tạo thành (a,e,ê,i,y,o,ô,ơ,u,ư); có loại do nguyên âm kép tạo nên (ai...ao...oeo..uôi...ươi...); có loại lại do một nguyên âm kết hợp với các phụ âm cuối  mà thành (am,an.ang, anh... ac,ách,ap,at...). Nhưng có lẽ chỉ từ khi sáng tạo ra nghệ thuật thơ ca thì con người nói chung và người Việt ta nói riêng mới khai thác hết được những khả năng kỳ diệu của vần.
Vần trong thơ, ngoài yếu tố khuôn âm thì còn do thanh điệu chi phối nữa. Trong thơ thanh điệu được chia thành hai loại: thanh bằng gồm thanh không dấu và thanh huyền và thanh trắc gồm các thanh sắc, thanh nặng, thanh hỏi và thanh ngã. Chỉ những tiếng có cùng khuôn âm và cùng loại thanh điệu mới vần với nhau: “ba” vần được với “bà” vì cùng khuôn âm a và cùng thuộc thanh bằng nhưng “ba” không vần được với “bá” vì tuy cùng khuôn âm a nhưng không cùng loại thanh điệu. Bị co hẹp về mặt thanh điệu, nhưng bù lại vần trong thơ lại được mở rộng ra về mặt khuôn âm, có nghĩa là không nhất thiết cứ phải cùng khuôn âm mới được xem là vần. Ở đây lại cần có một sự phân loại vần. Đã từng có nhiều cách phân loại, nhưng theo tôi nên chia thành ba loại cơ bản là: 1.Nguyên vần gồm những tiếng cùng khuôn âm, cùng loại thanh điệu, chỉ khác nhau  phụ âm đầu. 2. cận vần gồm những tiếng có khuôn âm gần nhau, cùng loại thanh điệu, khác nhau phụ âm đầu (e,ê,i ; o,ô,ơ,u,ư...). 3. Bán vần gồm những tiếng chỉ có một nửa hoặc một phần khuôn âm giống nhau , cùng loại thanh điệu, khác phụ âm đầu (an,ang...ăng, ưng...). Cố nhiên sẽ còn có loại vần lưỡng tính vừa là cận vần, vừa là bán vần nữa (en, ên, in...on, ôn, ơn...) nhưng không cần thiết phải xếp riêng thành một loại.
Trong thơ, trước hết vần có khả năng gắn kết các câu thơ lại với nhau thành một hệ thống. Mỗi thể thơ có một cách kết cấu hệ thống riêng, nhưng đều lấy vần làm trung tâm. Yêu cầu “hợp vận” trong thơ truyền thống là yêu cầu số một. Để đáp ứng yêu cầu này người ta có thể đảo câu bẻ chữ chứ không được bỏ vần.Trong mỗi câu thơ đều phải có những chữ mang vần. Những chữ mang vần này giống như những nút nam châm mang từ lực gắn kết các câu thơ lại. Có không ít những bài thơ, xét về mặt lôgic thì nội dung các câu thơ chẳng có gắn bó gì với nhau cả. Ấy vậy mà chỉ nhờ có sức hút của vần, chúng bỗng dính vào nhau, khăng khít:
Chi vi chi vít
Con vịt nằm trong
Con ong nắm ngoài
Củ khoai nằm giữa
Đốt lửa hai bên
Làng trên đám cưới
Làng dưới đám ma
Làng ta thổi kèn
Ù à ù ập.
          Không gì khác, chính là nhờ cái hệ thống vần: vít-vịt-trong-ong-ngoài-khoai-giữa-lửa-bên-trên-cưới-dưới-ma-ta đã kết dính các câu thơ trên lại để tạo ra một bức tranh đầy ngộ nghĩnh và vui nhộn.
          Ngoài khả năng gắn kết các câu thơ, vần còn có khả năng kết nối với nhau để tạo thành một dòng chảy ngữ âm chuyển tải nôi dung bài thơ vào tâm trí người đọc. Không phải ngẫu nhiên mà đọc thơ có vần ta dễ nhớ dễ thuộc. Cũng không phải ngẫu nhiên mà khi chưa có chữ viết con người đã sử dụng văn vần làm một kênh chuyển tải thông tin rất đắc dụng. Hàng nghìn hàng vạn câu ca dao, tục ngữ; hàng trăm những trường ca cổ; những truyện thơ...có một thời chỉ lưu hành bằng miệng mà vẫn lưu giữ được trong tâm trí người đọc. Công của vần quả thực rất lớn lao trong việc lưu giữ cái kho tàng tri thức đồ xộ của nhân loại trong quá khứ. Ngay cả khi con người đã có chữ viết thì khả năng đặc biệt này của vần vẫn còn được vận dụng rất rộng rãi trong sáng tác thi ca, trong công tác tuyên truyền và dạy học...Trước cách mạng tháng Tám, trong quan niệm phổ biến của mọi người, kể cả các nhà thơ vẫn chưa có chuyện tách vần khỏi thơ. Ngày nay thì tình hình có khác, có rất nhiều người đang cách tân thơ, tách vần khỏi thơ, từ bỏ những lôgíc thông thường, tạo lập ra một thứ lôgic mới đứt đoạn, hỗn mang, rắc rối, ít người đọc nổi và hiểu nổi. Phải nói rằng xu hướng này đang rất được khuyến khích vì ai cũng mong mỏi tìm ra một cái thật sự mới cho thơ. Nhưng cái mới nào rồi cũng cũ. Cái cần có trong thơ rất có thể chỉ là những cái thông thường, quen thuộc nhưng không bao giờ cũ và bao giờ cũng cần thiết và gắn bó với đời sống con người, như cơm ăn, nước uống khí trời chẳng hạn ? Có thế thơ mới trở thành món ăn tinh thần của con người. Có thế thơ mới có thể tạo ra được sự cộng hưởng và sẻ chia giữa người làm thơ với người đọc thơ được. Vần đã từng giúp thơ làm tốt công việc này trong quá khứ và vẫn đang tiếp tục phát huy thế mạnh của nó trong dòng thơ truyền thống đương đại.
          Trong rất nhiều trường hợp vần còn giống như một tầng ngôn ngữ ngầm giúp cho việc miêu tả và biểu hiện của thơ thêm sâu sắc, tinh tế, ý vị. Ai cũng biết bài ca dao quen thuộc:
Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cộc leo ra leo vào
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cộc leo vào leo ra.
          Những hình ảnh của bài ca dao đã vẽ ra rất rõ một tình trạng quẩn quanh, bế tắc, không lối thoát. Nhưng nếu để ý đến hệ thống vần ta cũng thấy nó hoàn toàn khép kín. Đọc hết câu cuối, nếu đọc tiếp, lại quay lại câu đầu. Cứ thế ta muốn đọc bao nhiêu lần cũng được. Phải chăng  sự khép kín của hệ thống vần ở đây cũng là ngầm diễn tả cái tình trạng quẩn quanh, bế tắc, không lối thoát ?
          Có thể kể thêm trường hợp bài Thu ẩm của cụ Nguyễn Khuyến:
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ mầu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng giăng loe
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe
Rượu tiếng rằng say say chả mấy
Độ dăm ba chén đã say nhè.
          Cái trật tự thời gian và không gian trong bài thơ không còn rõ ràng nữa. Sáng với tối, đêm với ngày, trên với dưới...cứ nhập nhòa đan xen. Nhất là ở những chữ mang vần của bài thơ đều gợi ra những hình ảnh chập chờn  lay động. Tất cả gợi cho ta một cảm giác mơ hồ rằng hình như cảnh vật ở đây cũng đang nhếnh nhoáng cùng với cơn  say nhè  của tác giả...?
          Có thể nói vần có nhiều khả năng khá kỳ lạ trong khâu truyền dẫn và phụ trợ cho thơ, nhưng bản thân vần không làm được cho thơ hay. Ý nông, tình nhạt thì dù bài thơ có “hợp vận” đến mấy, thơ vẫn nhạt. Nhưng nếu có ý tứ mới lạ, tình cảm chân thành sâu đậm rồi mà để vần lủng củng, cong vênh, gây phản cảm thì cũng thật đáng tiếc.

                                                                   Chí Linh 30/10/2009
                                                                        Đỗ Đình Tuân
                                                

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

NHẠI THƠ CẨM TÚ



Nghề đưa ta đến với thơ
Đọc thơ ta lại ngẩn ngơ tiếc nghề
Từ ngày giải nghệ về quê
Làm thơ chỉ vứt rổ sề nuôi heo
Cũng may nhà sẵn ao bèo
Sẵn bè rau muống nên heo không gầy
Trò xưa vẫn gọi là thày
Thực ra ta chỉ loay hoay quanh nhà
Suốt ngày đun nước pha trà
Suốt ngày vác gậy đuổi gà bới rau
Lại còn mấy đứa lau nhau
Hôm nào cũng đến ngồi chầu xung quanh
Có đâu thơ thẩn tính tình
Như cô Cẩm Tú nhà mình đã hay.


                          30/12/2010
                        Đỗ Đình Tuân







HỌA THƠ THÀY CẢNH

             Bài 1

Số phận ai nào tránh được đâu

Người may ấm cật rủi đau đầu
Đành cam... tự kiếm nguồn an ủi
Gánh nặng riêng lòng biết đổ đâu ?


             Bài 2

Ôm mối sầu riêng chẳng lợi đâu
Khô gan héo ruột bạc phơ đầu
Thong dong yên sống cùng năm tháng
Xem cán cân giời lệch đến đâu? 
 
                            29/12/2010
                          Đỗ Đình Tuân

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

VỊNH HAI ÔNG

                                                    Vũ Thị Song Thu (1996)

                                                     Vịnh hai ông
                          (Tặng hai ông T…)

                          Hai ông chung một caí đầu tê
                          Mà khác biệt nhau biết mấy xề
                          Ông đã dăm hom còn thất thoát
                          Ông thì một giỏ vẫn xum xuê
                          Chân chồn gối mỏi hom hem ngựa
                          Bụng phệ râu xồm túng tắng dê
                          Ngất ngưởng nửa đời văn với toán
                          Tuổi già thơ phú lại tê tê...

                                                    Vũ Thị Song Thu

Mấy bài thơ họa sớm nhất

HỌA THƠ CỦA THÀY

Em chào thày ạ ! Ngày xưa, được học thày mấy bài niêm luật, còn “xướng họa” thày chưa kịp dạy (hay thày còn dấu võ không biết). Hôm nay em cứ mạnh dạn xin họa bài này, có gì sai sót mong thày thông cảm.

Hóa ra Cụ đã tuổi bảy mươi
Vận cổ lai hy đã đến rồi
Đọc thơ cứ tưởng người ngũ thập
Gặp người vẫn thấy miệng cười tươi
Cơm áo hai nhà vai trĩu nặng
Lo toan vận nước dạ rối bời
Thỉnh thoảng thày trò vui gặp mặt
Rượu thì chẳng uống chỉ khéo mời.

                           25/12/2010
            Học trò Nguyễn Khắc Nguyệt



TÔI CŨNG LÊN “TUỔI BẠC

Vừa chung tác với ông xong, gặp bài thơ Tôi lên “tuổi bạc” của ông, sẵn hưng phấn tôi họa ngay:

Tôi cũng như ông tuổi bảy mươi
Sang năm cũng nhận “BẠC” đây rồi
Hai ta cùng tuổi cùng mừng thọ
Một cánh hai nhà miệng vẫn tươi
Trên ảnh chúng mình cười tít mắt
Ngoài đời thi hữu nhậu tơi bời
Hai ta duyên nợ thơ đưa lại
Có rượu có bia bạn cứ mời.

                       Minh Tư
             Đông Triều 28/12/2010
      

XUÂN DÂN CHỦ

   

Trời xuân hài hòa lắm
Âm dương cùng sánh đôi
Mưa nhẹ nhàng lất phất
Nắng thì hoe hoe cười.

Ngày xuân tươi thắm lạ
Cỏ xanh lên bời bời
Trăm loài hoa phô sắc
Thả sức mà đua tươi.

Tuổi xuân tràn trề quá
Cứ nồng nàn kết đôi
Ôm ghì nhau quấn quit
Cho dòng đời sinh sôi.

Xin chớ cực đoan nữa
Đông -Tây đừng tách đôi
Đời muốn lên cực lạc
Phải tôn DÂN làm TRỜI .

                  28/12/2010



CHÁT VỚI THÀY TƯ SÁNG SỚM 28/12/2010

(Nhờ Minh Hương chuyển giúp lên Tri Ân, theo yêu cầu của thày Tư nhé)

Tư Nguyễn minh: Mở mắt đã gặp nhau rồi .Văn chương gắn bó với nhau thật đấy
Tuân Đỗ: Xin chào thày Tư
Tuân Đỗ: Mở mắt đã gặp thày Tư/ Thôi thì ta cứ từ từ chát chơi
Tư Nguyễn minh: Dậy lâu chưa để bà xã cuộn chăn một mình à?...
Tuân Đỗ: Có một tứ thơ dạy ghi vội không sợ quên. Bà xã còn đang nồng nàn giấc xuân
Tư Nguyễn minh: Thế thơ mới xuất đúng không
Tuân Đỗ: Đang viết. chuẩn bị cho số xuân
Tư Nguyễn minh: Chát chơi ta cứ chát chơi Sớm mai dậy sớm chát chơi đỡ buồn
Tuân Đỗ: Đỡ buồn vui sẽ tới luôn/ cho ngày mai sẽ thêm nguồn động viên
Tư Nguyễn minh: Động viên là nguồn động viên Chát chơi chẳng sợ tốn tiền mà lo
Tuân Đỗ: Lo gì tiền tốn mà lo/Rượu trong miệng chén còn bò vào đâu
Tư Nguyễn minh: Rượu ngon để mãi cúng sầu .Đem ra mà uống cùng nhau say mềm
Tuân Đỗ: Say mềm lòng dạ mới êm/ Bao nhiêu lo phiền sẽ biến bay đi
Tư Nguyễn minh: Bay đi để nó bay đi .Con chị nó dở con dì nó khôn
Tuân Đỗ: Nó khôn ta cậy nhờ luôn/ Bảo nó giúp chị đi buôn kiếm lời
Tư Nguyễn minh: Nói dai lại sợ lắm lời Hai ta vui chút được bài thơ hay(Ông ghi lại đăng vào Tri Ân nhé)
Tuân Đỗ: Vậy ta dừng bút tại đây/ E rằng viết nữa có ngày mất khôn.



      Bài thơ nối vần

-Mở mắt đã gặp thày Tư
Thôi thì ta cứ từ từ chát chơi
-Chát chơi ta cứ chát chơi
Sớm mai dậy sớm chát chơi đỡ buồn
- Đỡ buồn vui sẽ tới luôn
Cho ngày mai sẽ thêm nguồn động viên
-Động viên là nguồn động viên
Chát chơi chẳng sợ tốn tiền mà lo
- Lo gì tiền tốn mà lo
Rượu trong miệng chén còn bò vào đâu
-Rượu ngon để mãi cúng sầu
Đem ra mà uống cùng nhau say mềm
-Say mềm lòng dạ mới êm
Bao nhiêu lo phiền sẽ biến bay đi
-Bay đi để nó bay đi
Con chị nó dở con dì nó khôn
-Nó khôn ta cậy nhờ luôn
Bảo nó giúp chị đi buôn kiếm lời
-Nói dai lại sợ lắm lời 
Hai ta vui chút được bài thơ hay
-Vậy ta dừng bút tại đây
E rằng viết nữa có ngày mất khôn.
         
         Đỗ Đình Tuân+ Nguyễn Minh Tư
                                                                                                     
                        

Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010

TRẢ LỜI THƠ ĐỖ ĐÌNH TUÂN




Lâu nay Thịnh Tú bận trong nhà
Mạng chẳng đưa lên, thơ chẳng ra
Nhạc mẫu Hà Thanh đang trọng bệnh
Nên không góp được chuyện nôm na.

                                   Thịnh Tú

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

Thơ vui gửi Đỗ Đình Tuân


Tặng bạn tri âm xứ Chí Linh
Dung nhan ngọc thể có thơ bình
Văn chương nghiệp cũ tuôn đều đặn
Gánh nặng thê nhi vẫn cứ xinh

                           Thịnh Tú

Thơ vui gửi Thịnh Tú

Lâu nay Thịnh Tú những làm sao
Thơ chẳng đưa lên, mạng chẳng vào?
Ý hẳn ông bà đang...
Mảng vui quên cả chuyện tào lao.

                         Đỗ Đình Tuân

TOPTEN "ẤN TƯỢNG VIỆT" NĂM 2010

1- Lễ hội tai tiếng nhất:
Đại lễ nghìn năm Thăng Long- Hà Nội được tổ chức một cách quá phô trương, tốn kém, một lễ hội quá nhiều lời ra tiếng vào, trống giong cờ mở, hát hò nhảy múa giữa lúc lũ lụt nhấn chìm miền Trung, vùi chết gần 200 nhân mạng.

2- Vụ án ồn ào nhất:
Vụ án Vinashin, mô hình “quả đấm thép” của nền kinh tế sụp tan thành bọt biển với khá nhiều đồn đoán “nhạy cảm” ồn ào không thua kém vụ PMU 18, ồn và nhạy đến mức nhiều áp lực trước Quốc hội đòi điều tra và bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng cùng các thành viên Chính phủ
 
3- Nhân vật ấn tượng nhất: Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô. Ông Tô nổi tiếng nhờ vụ lộ seri ảnh cởi truồng sau khi hành sự với gái gọi. Vì vụ này, ông mất chức Chủ tịch tỉnh và bị sa thải khỏi đảng. Có thể nói ông là “nhân vật của năm” theo nghĩa trừ. Năm 2010, ông nổi tiếng đến mức hầu như không một ai lại không biết đến cái tên Nguyễn Trường Tô sau vụ “cởi truồng” lịch sử này.
4- Vụ bắt giữ ấn tượng nhất:
Bắt “nhân vật hay kiện” Cù Huy Hà Vũ về tội tuyên truyền chống phá nhà nước khi ông Vũ đang ăn mặc “nhạy cảm” cùng một phụ nữ trong khách sạn và… 2 bao cao su đã qua sử dụng nằm trong sọt rác.
 
5 - Sáng kiến khùng điên nhất:
Đúc tim cho tượng Thánh Gióng và ngựa Gióng. 2 trái tim được đúc rỗng bằng đồng nguyên chất với 2 sợi dây nối tượng trưng cho động mạch và tĩnh mạch, hình dáng giống trái tim thật, đường kính 50cm được đưa vào đặt yểm vĩnh viễn đúng vị trí tim thánh và tim ngựa trên tượng đài Thánh Gióng, Sóc Sơn, Hà Nội. 
 
6- Cuộc thi ấn tượng nhất:
Cuộc thi hoa hậu Việt Nam báo Tiền Phong với sự đăng quang của hoa hậu Việt Nam 2010 Đặng Thị Ngọc Hân, một gương sắc được đánh giá là xấu nhất trong lịch sử hoa hậu Việt, thậm chí như là sự phỉ báng cái đẹp
 
7- Đại hội bị chửi nhiều nhất:
Đại hội Hội nhà văn Việt Nam, một đại hội bị chửi rủa nhiều nhất và nặng nề nhất từ chính các nhà văn trước trong và sau đại hội cùng sự tái vị ngôi chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam của ông Hữu Thỉnh, người được cho là nhà văn không biết dị điển hình bậc nhất của đội ngũ nhà văn Việt đương đại. 

8- Tấm gương ấn tượng nhất:
Ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế, 1 trong 3 Bí thư tỉnh ủy trong cả nước được tuyên dương vì có thành tích trong phong trào “học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trong khi báo chí loan tin trước đó ông có hành vi rất khiếm nhã trong quán bia và bị gái tiếp thị cảnh cáo bằng một cái tát như trời giáng vào mặt. Ông cũng chính là “tấm gương” trả lại 3.000 USD hối lộ trong một động thái trả bị dư luận đặt quá nhiều dấu hỏi.


9- Clip phản cảm nhất:
Clip quay cảnh công an Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh bắt gái mại dâm với những “biện pháp nghiệp vụ” phản cảm và thô bỉ. 
10- Pha “lộ hàng” ấn tượng nhất:
Trong hàng loạt những pha lộ hàng đình đám nhất của trào lưu khoe hàng thuộc giới ca sĩ, diễn viên, người mẫu thì pha lộ hàng của ca sĩ Đoan Trang được xem là “ấn tượng” nhất.


Entrychonloc0 nhận xét

TÔI LÊN "TUỔI BẠC"

Sáu chín tây mà ta bảy mươi
Xuân nay tôi cũng "bạc" đây rồi
Bâng khuâng ôm nhận bằng mừng thọ
Lãng đãng vui buồn miệng nhoẻn tươi
Cứ chụp vài pô cho tíu tít
Thì ngâm mấy khúc thật tơi bời
Anh em bầu bạn gần xa lại
Chẳng rượu thì bia cũng có mời.


                        Đỗ Đình Tuân
                     Trân trọng mời họa

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

Nhân đọc mấy bài thơ về nạn "Thiếp mời"...

Lời tác giả:

Nhân đọc mấy bài thơ của thầy nói về cái nạn thiếp mời,
tôi xin có lời"xui dại xui khôn" như sau:

Xui dại …xui khôn  
Bạn quí ta, cứ việc mời,
Sẵn lòng vác bụng đi xơi ngại gì.
Câu thơ tặng bạn có khi,
Bằng mấy phong bì phong biếc…phong phong…
“Vốn tự có” sằn trong lòng,
Xổ ra mà tặng, lại không hơn à ?
Đôi lời xúi giục nôm na,
Vừa là xui dại vừa là xui khôn
                                                  Ngô Mỗ

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010

Xem mừng sinh nhật trên Tri Ân tốc bút


Thi nhau họ chọn tháng mười hai
Để vọt ra đời thật cũng oai
Khéo lựa cô trò đơ mụn gái
Tình cờ đồng nghiệp một đôi giai
Rượu hồng, nho tím tha hồ nhắm
Chữ đỏ, bánh vàng thả sức nhai
Nếu biết thế này từ kiếp trước
Thì mình cũng chọn tháng mười hai.
                                 Đỗ Đình Tuân

Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2010

MÙA CƯỚI VÀ THIẾP...THIẾP...


                Mïa cư­íi

L¹nh giêi, giã bÊc se se
Mïa yªu mïa c­ưíi ®· vÒ ®Õn n¬i
GiÊy mêi l¹i gäi giÊy mêi...
§i vay tÝn dông mµ x¬i cç trµn
Kh«ng mõng còng ph¶i liªn hoan
Ngư­êi vui ta cø ph¶i trµn cung m©y...
¦íc g× c­ưíi bá no say
Mõng nhau b»ng trËn ph¸o tay...râ dµi
C©u th¬, khóc h¸t, ®iÖu c­ưêi
Nhµ nhµ häp mÆt, ngư­êi ngư­êi...h©n hoan !

                      


                ThiÕp...thiÕp...!

Mét ngµy mét c¸i thiÕp mêi
MiÕng giß ch¸t ch¸t, miÕng x«i nång nång
Mét ngµy hai chiÕc thiÕp hång
DÉu trêi kh«ng rÐt th× lßng vÉn run
Mét ngµy ba tiÖc thµnh h«n
B¶y vÝa xuèng ®Êt, ba hån lªn m©y
Mét ngµy bèn thiÕp ®Õn tay
Gäi xe cÊp cøu... chuyÕn nµy nguy to !!!



Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010

LAN MAN CHUYỆN LÀNG TÔI (3)

                        ÔNG TẶNG-ÔNG ĐĨ TỚI

Vào mùa nước, người làng tôi cũng đua nhau sắm sửa , hoặc tu bổ lại các đồ kiếm cua, kiếm cá. Các anh thanh niên lớn khỏe thì thường rủ nhau làm sẻo, mua sẻo. Sẻo là tên một dụng cụ đánh cá. Nó gồm một khung tre hình cánh cung  nửa vòng tròn (180 độ). Cánh cung này được luồn qua một cán sẻo cũng được làm bằng tre, có lỗ đục ở đỉnh. Cán sẻo vừa là cái tay cầm vừa là cái trụ giữa của khung sẻo. Người ta nối hai đầu cánh cung với đáy cán sẻo bằng một sợi riềm dây gai, làm đường đáy sẻo. Còn thân sẻo thì chỉ là một cái túi lưới được luồn giữ vào cái khung sẻo kể trên để làm chỗ hứng cá. Khi đánh sẻo người ta phải cắm đáy sẻo xuống mặt ruộng rồi dùng một cái gậy tre nữa chống sau cán sẻo để giữ cho sẻo không bị đổ khi cá thúc, cá ghì. Người đánh sẻo thường chọn những chân ruộng trũng, có độ sâu ngập nước khoảng từ trên đầu gối đến bụng dưới là cùng. Nông quá thì chưa có cá  mà sâu quá thì không lội lừa được. Vả lại độ cao của cán sẻo chỉ chừng độ một mét nên cũng không thể đánh sâu quá hai phần ba độ cao ấy được. Cá sẽ vượt chỗ trống ra ngoài mất. Người ta thường lợi dụng một cái bờ cao làm một mé chắn, rồi lần lượt cắm sẻo theo một hàng ngang từ trong bờ ra ngoài ruộng. Cái ngoài cùng cắm hơi vát vào một chút để đón cá vọt ra dìa. Từ đây mọi người sẽ nối đuôi nhau, chia đều khoảng cách quây lấy một khoảng ruộng úng, rồi chân khùa, tay ném đánh động lừa cho cá chạy vào sẻo. Vòng vây người càng khép lại thì tốc độ càng nhanh dần. cuối cùng thì phải cùng nhau ùa vào mà nhấc sẻo lên. Đám đánh sẻo thường rất ồn ào, khi lừa đuổi thì người ta hò hét. Khi nhấc sẻo lên được cá thì reo hò hố há ầm ĩ cả một khu đồng. Đánh sẻo vì thế tuy mệt, nhưng vui, rất thích hợp với đám thanh niên tuổi trẻ còn đang độ đông sức.
Những người lớn tuổi, lấy kiếm cá làm nghề kiếm gạo như ông Lý Tín, ông Trương Giai thì sắm vó bè; ông Tặng thì sắm độ mươi tay lưới bén một hai cái thuyền bơi. Còn đa phần lấy kiếm cá làm việc kiếm cái ăn thêm thì chỉ sắm một vuông vó tay hoặc vài tay lưới bén để “thả vẳng”. Thả vẳng tức là tìm một chỗ nghi có nhiều cá đi trên cánh đồng ngập úng, có độ sâu chừng đến rốn, lội xuống dọn lấy một đường cho sạch rong rêu, có độ dài bằng độ dài của các tay lưới mình định thả. Nếu có thuyền bơi thì ngồi thuyền mà thả lưới, nếu chưa có thuyền thì lội ruộng mà thả bộ. Thả xong thì lên bờ, lên đống ngồi chơi. Cứ một lúc lâu lâu lại đi soát lưới một lần, thấy có cá thì bắt gỡ, thấy có chỗ nào lưới rúm lại thì san ra cho đều…Đây là lối đánh của dân nghiệp dư chưa có kỹ năng kỹ xảo gì về bơi thuyền, thả lưới, và gỡ lưới. Chỉ là thấy “người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào” thôi. Bố tôi và ông nho Mại là những người đánh lưới theo kiểu này.
Tôi cũng thường được theo bố tôi ra đồng xem đánh lưới. Chắc là ngồi “thả vẳng” một mình cũng buồn, nên bố tôi thường cho tôi đi theo. Những lúc có bạn và vui chuyện thì bố tôi lại cho tôi đi “soát lưới”. Thế là tôi lại bồng bềnh trên thuyền  đi theo những đường thả lưới để kiểm tra. Nước ruộng trong văn vắt  trông rõ cả lưới và cả đáy ruộng, nên  có con gì vướng lưới cũng biết ngay. Mỗi giống cá cũng quấn lưới theo một cách riêng đấy. Có anh chạm lưới thì vội vàng quay đầu lại định  tìm đi lối khác. Nhưng không kịp nữa rồi, lưới vòng lại theo ngay và trói chặt lấy anh ta bằng những “búi tròn”. Đó là giống cá chép, cá nhòng. Có anh vướng lưới thì cứ thế mà ghì, mà thúc lấy được, cố “mở đường máu” để thoát thân. Đó là giống trắm đen. Chúng phải kéo lưới chúi vào chân rong, chân súng một đoạn dài đến hàng mét.
Những lúc ngồi chờ không trên bờ, trên đống, bố tôi hay hút thuốc lào vặt và thỉnh thoảng ông cụ cũng kể chuyện. Cứ thủng thẳng nhát gừng và rất ngẫu hứng thôi chứ chẳng có hệ thống gì. Chẳng hạn có lần ngồi chờ trên đống Quán Giáo, giữa một cánh đồng ngập nước mênh mông trắng lạng, thì tự nhiên ông cụ bảo “Đây nó là một cái quán chợ đấy”. Rồi ông cụ chỉ tay ra phía bờ sông Đào  “ Còn ngoài kia là Cổng Chợ”. Lần ngồi chờ trên đống Gốc Đề giữa bốn bề trắng nước thì ông cụ lại bảo “Ngày trước ở đây có cây đề to lắm, thời còn bé tao vẫn còn thấy gốc”…Chính những câu nói bất ưng của ông cụ như thế  đã kích thích trí tò mò của tôi và cũng có lần tôi hỏi: “ Thế còn trại Phù Trang, trại Phù Trang là gì?”. Bố tôi giải thích: “ Phù Trang là trại nổi, chắc là bà công chúa đầu tiên về lập trại ở đấy, chứ ngày trước đã làm gì có đê.”…Thế là trí tưởng tượng của tôi lập tức bóc tất cả những con đê đi, những con đê dài dòng và quanh co theo bờ sông Lục Đầu giang, theo bờ sông Kinh Thày chạy mãi xuống tận Ba Kèo. Tôi cứ mặc cho nước của những dòng sông Cái thả sức mà tràn vào trong đồng dìm ngập tất cả xuống. Chỉ còn lại có một cái Trại Nổi và một bà công chúa…
Người đánh lưới “ăn gạo” đánh kiểu khác. Làng tôi chỉ có nhà ông Tặng mà tôi gọi bằng chú là đánh lưới bén “ăn gạo” thôi.  Chú Tặng là con bà hai, bố tôi là con bà cả. Ông tôi có những ba bà đồng thê cơ. Bà cả được bốn người con giai sinh vào các năm 1905,1909,1913 và 1921. Bố tôi là thứ ba, nên làng gọi là “Ông Ba Đăng”. Giữa bố tôi và chú út có một lần sinh con gái nhưng không nuôi được. Bà hai được cô Hằng, chú Tặng và cô Thắng. Lúc tôi lớn thì cô Hằng đã có một đàn con, người làng không gọi cô theo tên chồng nữa mà đã gọi theo tên con cả: cô Lưu. Còn cô Thắng lấy chồng người Nam Gián Đoài, tuy cũng nhiều con, nhưng ở xa nên người làng vẫn quen gọi theo tên chồng: cô Xuân. Bà ba được chú Sen và cô Hường. Cô Hường sinh năm 1935 là bà cô duy nhất còn sót lại của thế hệ này. Cô Hường không có chồng. Có đi kiếm một lần nhưng không nuôi được. Cũng có lần, một ông già người làng bên hỏi làm vợ lẽ để định đẻ thêm con, những cũng không thành gia thất. Cô trở về nhà sống với mẹ và anh. Bây giờ thì mẹ và anh đều mất cả, bà sống với các cháu con anh ruột.
Ấy là chưa kể còn bà Nghiêm Thị Cách, người cùng làng, mới dạm hỏi chưa cưới xin gì, nhưng theo tục lệ ngày xưa “ miếng trầu là dâu nhà người” nên trong “Đỗ tộc gia phả” vẫn thấy ghi tên bà là chính thất. Cả bà đẻ ra bố tôi- bà Lê Thị Áng-cũng ghi là chính thất. Vậy là ông nội tôi có đến hai bà chính thất. Tôi còn được nghe kể về cuối đời ông tôi đâu còn dan díu với một bà nữa gọi là bà Tư Út. Nhưng cuộc nhân duyên này diễn ra khi bốn đứa con giai bà cả đã lớn bằng sào bằng gậy cả rồi. Không hiểu do bà cả chỉ đạo, hay “hội đồng ba bà” cùng chỉ đạo, hay chỉ là do “tình cảm tự phát của bốn chàng nghịch tử” mà cuộc nhân duyên này đã bị “đàn áp thẳng tay”. Bốn anh em bố tôi đã rủ nhau vác gậy ra đuổi đánh bà Tư Út, khiến  bà ta sợ quá phải trốn biệt và không bao giờ dám trở lại nữa.
Chú Tặng nhà tôi đánh lưới bén rất sành điệu. Cái thuyền bơi của chú thường đan vũm và có hai cái mũi thuyền cong hơn mọi người. Có lần tôi đã ngồi lên định bơi thử. Nhưng chao ôi, nó chòng chành quá, cứ như nó muốn hất tôi ngã xuống sông ngay.Chẳng khác gì cưỡi một con trâu nghịch.Tôi hoảng quá, không dám bơi thử nữa. Ấy vậy mà chú ngồi lên thì nó cứ im de. Không những thế, khi đánh lưới, chú còn phải đứng ở trên thuyền, đánh chòng chành theo chiều dọc mũi thuyền, cầm sào đập vụt xuống mặt nước, chọc khoắng vào những chỗ nghi có cá chúi…để cho cá chạy. Mà cá chạy là sẽ có nhiều cơ hội mắc vào lưới chú.Vậy mà chiếc thuyền vẫn luôn luôn ngoan ngoãn vâng theo ý chú. Trông động tác thả lưới của chú mới nhịp nhàng làm sao. Tay phải cầm bơi chèo điều khiển con thuyền. Miệng ngậm đầu phao khảo lưới. Tay trái rút lưới thả xuống sông, xuống ruộng theo một đường quây nào đó đã định trước. Khi rút lưới cũng tương tự. Chỉ khác là bây giờ tay trái làm ngược lại. Động tác gỡ cá của chú cũng thật nhanh gọn:  chú nhấc con cá đặt vào lòng thuyền, để tạm bơi chèo xuống giải phóng cho tay phải tham gia gỡ cá. Nhưng cũng chỉ nháy mắt là chú đã “cởi trói” được cho con cá. Chú lại thả đoạn lưới ấy xuống sông, san gẩy thêm vài động tác nữa. Thế là “mối rối” đã gỡ xong và tay lưới lại phẳng phiu sạch sẽ như thường. Xem chú đánh lưới, tôi mới hiểu tại sao con thuyền của chú lại cong và vũm hơn mọi thuyền? Thì ra vũm là để cho khoang ở dưới sạp thuyền có độ sâu hơn, chỗ sống cá được nhiều hơn, tốt hơn; còn mũi cong hơn là để khi dập dềnh đuổi cá được mạnh mẽ hơn. Trong nhà chú luôn luôn có hàng chục tay lưới đủ các cỡ: mắt thưa, mắt dầy, mắt nhỡ. Mắt thưa để bắt cá to, mắt nhỡ để bắt cá vừa, còn mắt dầy thì bắt được cả cá bé nữa. Tùy nơi đánh và tùy mùa đánh mà chú dùng các loại lưới khác nhau. Đánh ngoài sông Cái thì phải dùng loại lưới mắt to, sợi dai để chỉ bắt cá lớn.Còn đánh trong đồng thì thường dùng hai loại mắt nhỡ và mắt dầy. Lòng thuyền và cầu ao nhà chú thường xuyên có cá sống, để ăn và để bán cho người làng, ai nhỡ cái ăn thì đến mua. Nhà chú ở ngay cạnh con sông Đào. Địa bàn hoạt động thường xuyên của chú cũng chính là con sông Đào. Chú thuộc lòng sông Đào lắm. Chú thường kể ở chỗ ấy, chỗ nọ có con cá chép to lắm. Nhưng dưới đáy sông Đào lại có cái thùng đấu, nên cứ động nước, biết mình đã quây lưới là y như nó chúi xuống đó không đi nữa…
Không hiểu có phải chú “trăng trói” nhiều cá quá nên chúng oán hay sao mà khoảng cuối năm 1951, trong một trận càn chú bị Pháp bắt. Chú cũng bị chúng trăng trói, đánh đập rồi bỏ tù mãi đâu trên Hòa Bình. Năm 1952, khi ta đã mở chiến dich Hòa Bình, trong một lần đi làm lao dịch, chú trốn được. Chú bơi vượt dòng sông Đà về phía bên mình, rồi cứ hỏi thăm đường những đoàn dân công mà tìm về. Một buổi tôi, nghe làng nước nói “ông Tặng trốn được về rồi!”. Mừng quá, bố tôi bèn dẫn tôi đến ngay. Họ hàng làng xóm đã đến chật cả ba gian nhà. Nhà kháng chiến cũng không lấy gì làm rộng rãi lắm. Chỉ có ánh sáng của một ngọn đèn dầu Hoa Kỳ chanh tối chanh sáng. Hôm ấy trông chú người gầy teo, nhưng phấn chấn lắm, ngồi ở một góc chiếu và đang tíu tít kể chuyện trốn tù, vượt ngục. Mọi người chăm chú nghe và ai cũng mừng thay cho. Nhưng những trận đòn tù đã làm sức khỏe chú suy giảm đi nhiều. Năm 1957 thì chú mất. Ngày chú mất, tôi đang học ngoài Hải Dương. Đúng đêm hôm chú mất, tôi đang ngủ say mà tự nhiên bên chân trái giật “đánh phách” một cái. Tôi choàng mình tỉnh dậy nhưng không hiểu vì sao. Mấy ngày hôm sau, tôi về,  mới hay tin là chú đã mất rồi !
Còn bọn trẻ con chúng tôi thì chỉ bắt nạt được mấy cái dậm thôi. Hầu như không có đúa trẻ nào trong làng tôi là không được bố mẹ trang bị cho một cái dậm. Bộ đồ nghề đầy đủ của chúng tôi gồm ba thứ: một cái dậm, một cái mõ dậm và một cái giỏ.Dậm thực ra chỉ là một cái rổ to, đan bằng tre nhưng khi cạp người ta để miệng méo và hẹp trông gần giống như một cái hình tam giác cân lùn. Đỉnh miệng dậm và giữa đáy dậm được buộc vào một chiếc cán tre cao tầm đến cổ người. Cái cán dậm này là để cầm khi đánh và để vác khi di chuyển. Đây là bộ phận chặn hứng tôm cua …Còn cái mõ dậm là để lừa đuổi. Mõ dậm thường được làm bằng ngọn một cây tre sầu vì ngọn cây tre sầu thường khô rỗng, khi dậm xuống nước nó tạo nên những tiếng ùng ục rất mạnh.
Vào những mùa cày bận rộn thì chúng tôi thường đi “đánh lẻ”. Vì sáng sớm ra chúng tôi còn phải đưa trâu ra đồng chăn cho nó ăn tươi vài miếng cỏ trước buổi cầy. Khi thợ cày ra bắt trâu cầy thì chúng tôi mới về nhà đeo giỏ, vác dậm ra cánh đồng úng, dậm theo vài bờ cỏ kiếm đủ bữa canh thì lại phải vội về chuẩn bị nấu nướng bữa trưa: bòn rau, giã cua, vo gạo… Vần xong nồi cơm, lại vội vội vàng vàng đi ra đồng đón trâu là vừa. Chỉ có những ngày rỗi rãi thì chúng tôi mới hay rủ nhau tụ vạ “đánh tập thể”. Có khi thì rủ nhau quây lòng con sông Đào, ngâm sâu đến tận cổ để đánh dậm tôm. Có khi, lại bắt chước các anh thanh niên đánh sẻo bằng dậm. Thực ra đây cũng chỉ là một trò nghịch thôi. Cố nhiên là đánh “sẻo dậm” chỉ đánh được ở những chân ruộng nông thôi vì miệng dậm hẹp. Ấy vậy mà nhiều khi “mèo mù vớ cá rán”. Có một lần mười ba đứa chúng tôi rủ nhau đánh “sẻo dậm”. Chúng tôi quây ngay ở một cái ruộng nông choèn gần Cổng Chợ. Dậm tôi đặt sát trong bờ. Mười ba cái mõ dậm quây tròn lại vừa dậm vừa đùa cứ như người ta bừa chân đám mạ. Dè đâu đến khi tôi vào nhấc dậm lên lại thấy dậm bễ hẳn xuống, nặng chình chịch. Tôi trông xuống: một con cá chuối to bằng bắp vế  đang dãy đành đạch ở trong dậm. Tôi sung sướng quá  nhảy cẫng lên, reo  hò ầm ĩ, rồi cứ thế vác dậm và con cá chạy một mạch về nhà. Đó là một mẻ dậm mà cả đời tôi không bao giờ quên được.
Làng tôi cũng có một ông già hay đánh dậm: đó là ông Đĩ Tới. Tuy cũng ở khu giữa làng, ngay bên cạnh dinh cơ nhà ông Ký Đính, nhưng nhà cửa tuyềnh toàng, sân vườn nhếch nhác, vại mẻ, bếp lạnh, rõ ra cái cảnh nhà nghèo. Ông có ba người con: hai cô con gái là Khơi lớn và Khơi con. Đốt giữa là một cậu con trai đặt tên là Tới. Con cái ông cũng sớm cho đi ăn đi ở cả, ít khi thấy ở nhà. Bà Đĩ Tới ít nói, trông gọn gàng, lành lặn. Đầu cạo trọc, trông cứ thấy lốm đốm những chân tóc đen xen kẽ với những chân tóc bạc. Ông Đĩ Tới người cao, lưng hơi còng. Khi ông đánh dậm mái tóc “hoa râm” của ông: sợi đen, sợi bạc, túm dọc, túm ngang  thường nhảy rất linh tinh lộn xộn ở trên đầu. Nhìn trước mặt, thấy ông có đôi mắt hơi sâu, cái mũi nhọn nhòm mồm, đôi má hóp và cái cằm hơi nhọn, nên cũng dễ sợ. Nhưng ông hiền, người làng không ai bàn gì về tính nóng, hay tính ác của ông. Người ta chỉ nhắc đến cái “máu rượu” và “máu nhắm” của ông thôi. Ông đánh dậm chỉ là để tìm cái nhắm về uống rượu. Hễ thiếu cái nhắm là ông lại vác dậm đi, đánh thần tốc ít mẻ, đủ cái nhắm là lại về ngay. Ông bắt tất tần tật những con gì đã vào dậm của ông: cua, cá, ốc, ếch, rằn mùng, rắn nước…Đủ bữa là về. Chế biến. Rồi một mình dọn rượu. Một mình. uống! Ngày thường ít cũng một bữa, nhiều thì đôi bữa.
Tôi sớm đi học xa, ít trở về làng nên đoạn cuối đời của ông Đĩ Tới tôi không được rõ. Khi tôi về thì khuôn đất trước đây gia đình ông ở, đã thành vườn của người khác. Hai cô con gái Khơi lớn và Khơi con đều đi lấy chồng thiên hạ cả. Từ thưở bé đến giờ tôi cũng chẳng gặp lại lần nào. Còn lại cậu con giai thì đã thành ông Tới. Mà ông Tới thì nghe nói cũng là một tay phiêu bạt giang hồ lắm. Thời còn là “anh Tới”, anh có đi ở chăn trâu cho nhà tôi một thời gian. Có một lần chạy giặc càn, bố tôi sai anh cõng tôi chạy, nhưng chỉ chạy được vài bước, anh lại tụt tôi xuống, quay lại lắc đầu bảo bố tôi: “Nặng lắm, cháu không cõng được!”. Thế là bố tôi lại vùa phải cõng tôi, vừa phải rong trâu chạy theo người làng đang tớn tác như kiến cỏ ở trên đồng. Người vợ đầu của anh Tới là một cô gái người hàng xóm: cô Thoa. Cái mối tình này cũng say sưa nồng nàn lắm. Chẳng mấy lúc không thấy anh, thấy ả cặp kè ở bên nhau: khi thì cùng đi cắt cỏ, khi thì cùng đi tát nước, khi thì lại thấy thì thầm khúc khích ở trong buồng cô Thoa. Nhưng khi đã có đến ba đứa con với nhau rồi thì lại “náy sinh vấn đề”. Cứ vác sào vác gậy đánh nhau liên tục. Cuối cùng thì họ bỏ nhau. Bà Thoa nuôi con, còn  ông Tới thì bỏ làng đi biệt.
Nửa đời thì ông Tới lại trở về làng. Lấy đâu một người vợ ở bên Nam Sách mang về. Họ mua lại cơ ngơi cũ của nhà ông Trương Giai.Ở. Lúc ấy thì ông Tới làm nghề “đúc nồi nhôm”. Về sau lại thấy họ lục đục. Lại bỏ nhau. Ông Tới lại đi biệt. Lần này thì ông ấy đi xa lắm. Đâu vào mãi trong Nam. Cuối đời, làng lại thấy ông Tới lần về. Vác theo một người vợ miền Nam thật. Họ mua lại một miếng đất của nhà ông Bé, xây cấp tập hai gian nhà cấp bốn, tường xây gạch ba banh, mái lợp ngói hybrô. Ở tạm. Nhưng chỉ ít thời gian sau thì ông Tới mắc bạo bệnh rồi mất. Người vợ miền Nam của ông bỏ đi. Ngôi nhà không người ở, khóa cửa bỏ đấy. Còn ông Tới: cũng đã lên tiểu sành. Một mình nằm bơ vơ giữa lòng đất lạnh.
Nhưng đan dậm khéo nhất thì lại là anh Cua. Anh Cua là em út của một gia đình làm sãi mõ ở làng tôi. Nhưng khi tôi lớn lên thì tệ phân biệt đối xử cũng không còn nữa. Có chăng cũng chỉ còn ở trong bụng của lớp người lớn thời cũ thôi. Còn chúng tôi, chúng tôi coi anh Cua như anh, như bạn. Anh Cua mắt kém, cái cổ cứ nghiêng nghiêng ghé ghé cúi gằm xuống, nên trông dáng đi của anh cũng khá tội nghiệp. Thế mà anh lại có cái nghề đan lát đồ tre nan rất giỏi. Đặc biệt là đan dậm. Đánh cái dậm mua ở chợ về nó cứ bí rì rì ấy. Vì nan lòng, vót bẹt nên khó thoát nước. Ngược lại đánh cái dậm của anh Cua đan, nghe nó thoáng, nó nhẹ làm sao. Vì anh đã dùng nan cật mà lại vót nan thon. Cố nhiên muốn có dậm của anh Cua thì phải đặt trước và giá tiền cũng đắt hơn dậm chợ.

ĐẾM TIỀN

Ông ngồi giương kính đếm tiền Đồng tiền mỏng thế mà liền với xương Tiền này là khoản tiền lương Là tiền năm tháng chiến trường cho ta ...