Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Bảng thống kê tổng mục lục theo tháng






Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Tháng 1

  32 bài
  25 bài
  28 bài
  63 bài
Tháng 2

  15 bài
  27 bài
  26 bài
  50 bài
Tháng 3

    6 bài
  45 bài
  28 bài
  43 bài
Tháng 4

    8 bài
  22 bài
  16 bài
  29 bài
Tháng 5

  12 bài
  36 bài
  21 bài
  31 bài
Tháng 6

    9 bài
  29 bài
  25 bài
  28 bài
Tháng 7

    8 bài
  22 bài
 16 bài
  48 bài
Tháng 8

  14 bài
  34 bài
   9 bài
  36 bài
Tháng 9

  16 bài
  46 bài
  30 bài
  32 bài
Tháng 10
28 bài
  38 bài
  50 bài
  28 bài

Tháng 11
14 bài
  23 bài
  27 bài
  25 bài

Tháng 12
22 bài
  37 bài
  36 bài
  41 bài

Cộng
64 bài
218 bài
399 bài
293 bài



1/10/2014
Đỗ Đính Tuân

Huyền Trang và Chị Cả Gừng đến thăm nhà
















1/10/2014
Đỗ Đình Tuân


Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

ĐỌC LẠI MÌNH (2)






Bài thơ NGỠ LÀ XUÂN tôi viết từ cuối năm 2009 và in chơi dịp đầu  xuân năm Canh Dần (2010). Cũng như nhiều bài thơ khác, cứ nghe tôi đọc xong là các bạn thơ lại hào hứng cười rúc rích. Nguyên văn bài thơ ấy như sau :
Tuân-xuân chung một cái đuôi “uân”
Mà khác biệt nhau biết mấy lần
Xuân những tươi hoa cùng tốt lá
Tuân thì tóp thịt lại trơ gân
Xuân chừng “cốc vũ”1 đà “nên nhạc”
Tuân mãi “sang thu” 2 mới “ghép vần”
Từ đó thơ thơ và thẩn thẩn
Ngày nào hắn cũng ngỡ là xuân !
                                                     1/11/2009

Ngày ấy tôi còn gầy còm lắm. Muốn có một nụ cười xuân, tự nhiên tôi lại nảy ra cái ý đem so sánh mình với mùa xuân để tự cười mình. Mà tự cười mình là vô thưởng vô phạt nhất. Cái ý tự cười mình được viết khá hài ở bốn câu tiền giải :
Tuân-xuân chung một cái đuôi “uân”
Mà khác biệt nhau biết mấy lần
Xuân những tươi hoa cùng tốt lá
Tuân thì tóp thịt lại trơ gân
Không ngờ đến bốn câu hậu giải thì lối chơi chữ không chỉ dừng ở chữ TUÂN (tôi) và chữ XUÂN (mùa xuân) nữa, mà mở rộng thêm ra giữa chữ TUÂN (tôi) với chữ THU (vừa là mùa thu vừa là tên vợ tôi) :
Xuân chừng “cốc vũ”1 đà “nên nhạc”
Tuân mãi “sang thu” 2 mới “ghép vần”
Từ đó thơ thơ và thẩn thẩn
Ngày nào hắn cũng ngỡ là xuân !
(1.Côc vũ: tức là tiết mưa rào, sau tiết thanh minh và trước tiết lập hạ, trời bắt đầu ầm ì sấm chớp: “đà nên nhạc” là muốn nói đến cái thời tiết này.
2.Sang thu: tức tiết lập thu, tiết trời mát dần, các cặp vợ chồng không ngại nằm chung như mùa hè nữa họ bắt đầu hay “ghép vần” vơi nhau)
Nhờ mở rộng lối chơi chữ mà một chủ đề mới xuất hiện. Nhất là ở hai câu kết đã nâng bổng bài thơ lên thành một bài thơ "nịnh vợ " có hạng. Song Thu đọc bài thơ này thì thấy "tỉnh cả người". Nhiều bạn thơ khác hiểu được cái ý hóm này, đều cũng gật cười tán thưởng. Có một điều lạ là cái ý "nịnh vợ", nó ám ảnh nhiều người quá, đến nỗi người ta cứ đinh ninh rằng đó là bài NGỠ LÀ THU. Ngay sáng ngày hôm nay, có một ông bạn thơ mới được nghe lại bài thơ ấy đã họa lại một bài đưa tôi và nói rằng : " Tuy ông không mời họa, nhưng tôi rất thích bài thơ này nên tôi họa lại, tôi tin là ông cũng thích bài thơ này của tôi. Ông nhớ phải đưa lên mạng đấy!". Bài thơ họa lại của ông bạn tôi nó như sau :
               Vẫn săn gân
(Họa bàiNgỡ là Thu” của Đỗ Đình Tuân)
 
Tuân – Xuân cùng mẹ đẻ vần Uân
Chẳng khác nhau đâu giống vạn lần
Xuân vốn phởn phơ và thắm thịt
Tuân dù còm cõi vẫn săn gân
Xuân đâu ngóng hạ chờ tan nắng
Tuân chửa đợi thu đã hợp vần
Thượng đế ban trao đà sắp đặt
Cần chi nên nhạc với nên xuân.
                                             Thu 2014
                                             Ninh Hà
Cố nhiên là tôi thích rồi, quá thích nữa là đằng khác. Một bài thơ viết chơi chơi, mà tôi vẫn gọi là loại "thơ tươi" làm ra cốt chỉ để "chung vui đôi phút cùng cười vài giây", thế mà bốn, năm năm nay rồi, vẫn còn được các bạn truyền tụng và nhỏ to với nhau, dù là khen hay là chê... thì tôi vẫn cảm thấy hãnh diện. Hãnh diện là ở chỗ người ta vẫn nhớ thơ mình, vẫn nhớ đến mình.

28/9/2014
Đỗ Đình Tuân

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Hỏi thăm người “cấm khẩu”







Chúc em “cấm khẩu” mau lành
Cái tâm, cái tính, cái tình…nhộn thay
Nhiều chàng lại đổ lăn quay
Càn khôn lại chếnh choáng say…men tình.




27/9/2014
Đỗ Đình Tuân

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Người “không muốn nêu tên” trong bài thơ hôm qua là ai ?

              



Nếu không có cái “lời còm” của Song Thu thì có lẽ tôi cũng chẳng cần thiết phải có những lời “thanh minh” này làm gì. Và nếu vấn đề nó đơn giản thì tôi cũng chỉ cần vài “lời còm” chẳng hạn: “ Là Hồng Nga đấy, là Nhật Thành đấy…xin đại xá cho…” thế là xong tội. Nhưng “thơ thẩn”  nó “rách việc” hơn nhiều. Cũng đúng là trên mạng tôi có hay “chòng ghẹo” một số cô gái thật. Và cũng chẳng rõ là tại tôi “chòng ghẹo” quá chớn hay vì tôi vô duyên mà các cô ấy tự nhiên cũng gần như “đóng cửa” blog thật. Sự vắng mặt của các cô ấy cũng làm cho tôi đôi lúc bâng khuâng. Nhưng cái tâm trạng này thì tôi đã nói rồi, viết rồi, chẳng lẽ lại cứ nhai đi nhai lại cái điệp khúc “ăn mày dĩ vãng” mãi ? Vì thế phải thành thật mà nói rằng, nếu chỉ có sự vắng mặt của các cô ấy thì không có bài thơ: “Hỏi người không muốn nêu tên”
Nhưng lướt qua các trang mạng tôi lại bắt gặp “ Câu chuyện nhỏ về Lão Tử ”. Tóm tắt câu chuyện ấy như sau: vào một buổi sáng nọ Lão Tử cùng đi dạo với một ông hàng xóm và một người bạn của ông hàng xóm. Trước cảnh mặt trời mọc, bạn của ông hàng xóm bèn kêu lên “Mặt trời mọc đẹp quá !”. Thế là Lão Tử tỏ ra rất bực bội và phàn nàn với ông hàng xóm rằng: “Ông ta nói nhiều quá, ông ta đã làm hỏng mất cả buổi sáng, từ mai đừng cho ông ta đi theo nữa” Và Lão Tử đã giải thích với ông hàng xóm như sau:
Anh ta đã phá huỷ toàn thể buổi sáng sao? Anh ta đã phân chia thế giới sao ? Anh ta nói mặt trời mọc là đẹp. Bất kì khi nào bạn nói cái gì đó là đẹp, cái gì đó khác đã bị kết án, bởi vì đẹp không thể tồn tại được mà không có xấu. Khoảnh khắc bạn nói cái gì đó đẹp, bạn đã nói rằng cái gì đó khác là xấu. Khoảnh khắc bạn nói, "Anh yêu em," hay "Em yêu anh," bạn đã ngụ ý rằng bạn không yêu ai đó khác. Nếu bạn sống mà không có phân chia.... Chỉ quan sát đoá hoa. Để nó đó, dù nó là bất kì cái gì, bất kì cái gì. Để nó ở trong thực tại của nó, đừng thốt ra cái gì. Chỉ nhìn nó. Không chỉ có việc bạn không thốt ra, đừng nói bên trong (suy nghĩ) nữa. Đừng hình thành bất kì ý tưởng nào về nó. Để nó ở đó, và bạn sẽ đi tới có việc nhận ra lớn lao.
Khi buồn đến với bạn, đừng gọi nó là nỗi buồn. Tôi đã trao việc thiền này cho nhiều người, và họ trở nên ngạc nhiên. Tôi bảo họ, "Lần sau khi bạn cảm thấy buồn, đừng gọi nó là 'buồn.' Chỉ quan sát nó." Việc bạn gọi nó là nỗi buồn làm cho nó thành buồn. Chỉ quan sát nó thôi, dù nó là bất kì cái gì. Đừng đem tâm trí vào, đừng phân tích, đừng dán nhãn nó. Tâm trí là kẻ phân chia thế giới, và liên tục dán nhãn lên mọi thứ và phân loại chúng ra. Đừng phân loại. Để cho sự kiện tự khẳng định bản thân nó, để sự kiện ở đó, và bạn đơn giản là nhân chứng. Thế thì dần dần bạn sẽ nói, "Nhìn đấy, nỗi buồn không phải là nỗi buồn," và hạnh phúc không phải là hạnh phúc nhiều như bạn vẫn nghĩ. Dần dần các biên giới hội nhập, gặp gỡ, và biến mất sẽ không còn. Và thế thì bạn sẽ nói nó là một năng lượng - hạnh phúc, bất hạnh: cả hai là một. Diễn giải của bạn làm ra khác biệt; năng lượng là một. Cực lạc và đau khổ là một. Diễn giải của bạn làm cho chúng thành hai. Thế giới và Thượng đế là một. Diễn giải của bạn làm cho chúng thành hai.Vứt bỏ diễn giải và nhìn vào cái thực. Cái không được diễn giải là cái thực; cái được diễn giải là ảo tưởng.
Cái triết lý này của Lão Tử thật kỳ cục nhưng cũng hay hay. Vì thế tôi mới nảy ra cái ý tự tranh luận với Lão Tử, tranh luận với cái “Thuyết im lặng”  của Lão Tử.
         Thật ra, nếu triết lý đến cùng  thì “Im lặng” là ngôn ngữ của tự nhiên. Còn “Tiếng nói” là ngôn ngữ của loài người. Loài người nói riêng và sinh giới nói chung, dù có “lắm mồm” đến đâu cũng không ảnh hưởng gì đến sự thống nhất của thế giới khách quan cả. Tiếng nói chỉ có thể phân chia thế giới trong ý thức của con người mà thôi. Và đó chính là sự phân tích để nhận biết thế giới. Không có phân tích thì cũng không có nhận biết. Phủ nhận tiếng nói cũng đồng nghĩa với phủ nhận ý thức…
          Nói tóm lại cái cô gái không muốn nêu tên trong bài thơ lại chính là cụ Lão Tử kia. Còn mấy cô bạn của tôi thì các cô ấy đều vào loại “lắm mồm” cả. Còn lâu các cô ấy mới theo “Thuyết im lặng” của Lão Tử.

25/9/2014
Đỗ Đình Tuân

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Hỏi người không muốn nêu tên ?







Trận ốm hành em
Em tạm vắng ?
Tính thích đùa vui
Em bầy trò nhắng ?
Hay sợ thế giới vỡ ra
Mà em im lặng ?


24/9/2014
Đỗ Đình Tuân

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Tiếc hoa






Tiếc hoa thì chụp lại thôi
Đầu đường hoa đẹp nở tươi kẻo hoài.

22/9/2014
Đỗ Đình Tuân

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

RA MẮT CUỐN SÁCH MỚI

        ĐỖ Đình Tuân vừa cho xuất bản một cuốn sách mới: TÁC GIẢ VÙNG ĐẤT CHÍ LINH XƯA. Sách dày 200 trang ruột, giới thiệu 19 tác giả của vùng đất này kể từ cách mạng tháng Tám năm 1945 trở về trước. So với bản thảo ban đầu thì có bớt đi 2 tác giả:
Tác giả thứ nhất là Kiều Bản Tịnh (1100-1176). Ông vốn là người Phù Diễn (nay thuộc Hà Nôi) về trụ trì tại chùa Lệ Kỳ, thuộc xã Kiệt Đặc huyện Chí Linh. Sau đó ông lại về tu ở chùa Càn An trong Hoàng thành Thăng Long. Ông có để lại hai bài kệ, toàn là dạng thơ thiền bàn về triết lý Phật Giáo, không thấy bóng dáng gì của vùng đất Chí Linh cả, nên đành để cụ ở ngoài cuốn sách mang tính địa phương này.
Tác giả thứ hai là Trần Cung (1898-1995). Ông vốn là người Hội Khê, xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Trần Cung chỉ là tên hoạt động. Tên thực ông là Vũ Ngọc Cư. Tên thường gọi của người dân trong vùng là “Ông giáo Cư”. Trần Cung sáng tác nhiều văn thơ nhưng chủ yếu là thời kỳ sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Vì thế nên để ông trong cuốn sách này cũng chưa hợp lý.
Vì thế mà cuốn sách chỉ còn các tác giả sau đây:
1.     Trần Quốc Tuấn
2.     Pháp Loa
3.     Huyền Quang
4.     Mạc Đĩnh Chi
5.     Trần Khánh Dư
6.     Chu Văn An
7.     Đồng Ngạn Hoằng
8.     Trần Nguyên Đán
9.     Nguyễn Phi Khanh
10. Nguyễn Trãi
11. Nguyễn Phong
12. Nguyễn Minh Triết
13. Trần Quý Nha
14. Hoàng Xuân Cẩm
15. Nguyễn Tri Hoa và Trần Trọng Tích ( hai tác giả viết chùm thơ bát cổ của huyện Chí Linh xưa)
16. Phạm Huy Lan
17. Đào Công
18. Vũ Văn Tục
Đọc cuốn sách bạn đọc dễ nhận ra là các cụ ngày xưa rất có ý thức viết về mảnh đất và con người của xứ sở mình. Rất nhiều bậc tiên hiền người trong huyện đương thời đều là những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Chỉ tiếc là những tác phẩm của họ đến nay không còn nữa.
Bìa 1 cuốn sách là tên soạn giả, tên tác phẩm đặt trên nền trống đồng và tên Nhà xuất bản
Bìa 4 cuốn sách là bàn đổ huyện Chí Linh xưa được chụp từ cuốn ĐỒNG KHÁNH ĐỊA DƯ CHÍ LƯỢC.
           

21/9/2014
Đỗ Đình Tuân


Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Tri Ân ?






Tri Ân là nhớ ơn ĐỜI
Cha sinh, mẹ dưỡng,...bao người xung quanh
Yêu thương, vun góp... cho mình
Từ trong trứng nước ta thành hôm nay
Tri Ân để đáy dạ này
Tự dưng thành bát nước đầy trao nhau.


19/9/2014
ĐỗĐình Tuân

ĐỌC LẠI MÌNH (1)

                                                                                  

Hiện nay tôi đang có một cảm giác như mình đã “hết vốn”. Tôi định cứ nghỉ ngơi để tìm một hướng viết mới. Nhưng nghỉ không thì buồn và chắc chắn cũng chẳng có cái hướng nào lóe ra được khi mình chỉ ngồi suông. Thế là tôi đọc. Tôi đọc của người đời, tôi đọc blog bạn và đọc lại mình. Và tôi cho cái đọc lại mình là rất quan trọng. Đọc lại để xem cái gì đường được thì chọn lọc ra, gia công thêm và sắp xếp lạị để dùng, những cái gì bình thường nhạt nhẽo thì bỏ nó đi, kệ nó đấy…Việc đầu tiên là phải làm một cái tổng mục lục để tiện cho việc tra cứu.
Thực ra thì tôi chơi máy tính từ năm 2006. Khi Nguyên Lượng vào đại học cháu thải cái máy tính để bàn cũ cho bố dùng. Đầu tiên chủ yếu là tôi tập đánh máy. Tôi đánh máy tất cả những tư liệu mà tôi thu thập được về huyện Chí Linh. So với đánh máy chữ trước đây thì đánh máy tính nhẹ nhàng và dễ sửa chữa hơn nhiều. Văn bản vì thế không có dập xóa. Nhưng thiếu kinh nghiệm thì rất hay mất tài liệu. Đang đánh mất điện thế là cả buổi đánh được bao nhiêu cũng thành công cốc. Rồi bôi đen bôi trắng, cắt dán tài liệu vô tình động phải nút xóa là cũng toi công. Có lần tài liệu hàng trăm trang A4 mà vô tình vẫn mất trắng. Lại phải làm lại từ đầu.
Khoảng tháng 9/2006 thì tôi đăng ký nối mạng Internet. Tôi cũng chơi blog trên yahoo. Nhưng được một thời gian sau thì loại blog này không tồn tại. Tôi cóp những bài này và lưu trong máy tính. Ngày 30/6/2010 tôi được chương trình 1044 cung cấp cho một máy tính xách tay của hãng acer (ây-xơ). Và bắt đầu từ tháng 10/2010 tôi mới chơi Blogspot.com.
Những ngày đầu xử dụng blog này tôi cũng rất bỡ ngỡ. Bây giờ đọc lại tôi thấy hôm 15/10/2010 tôi có viết hai bài thơ nói rất rõ cái tình trạng bỡ ngỡ của tôi khi đưa bài lên blog:
Bài thứ nhất: Biến đâu rồi


Công cụ đâu rồi công cụ ơi
Chỉ đường dẫn lối tựa "ma trơi"
Muốn vào bờ lốc (blog) đăng bài mới
Cổng nhập nơi mô biến mất rồi !
                                     15/10/2010


Và bài thư hai: Đến chạy làng

Chợt hứng vui vui viết mấy hàng
Muốn vào bờ lốc để khoe khoang
Đường "Con chồn đỏ" (1) không còn ngõ
Lối "Chữ e xanh" (2) chẳng có đàng
Quanh quẩn quẩn quanh dường hóa quẩn
Vẩn vơ vơ vẩn lại như càng
Giờ lâu cụt hứng buồn thêm bực
Đành nhẽ thôi thôi đến chạy làng.
                                15/10/2010

          (1) “Đường CON CHỒN ĐỎ” tức là Mozila Firefox
          (2) còn “Lối CHỮ E XANH” chính là Internet


19/9/2014
Đỗ Đình Tuân



ĐẾM TIỀN

Ông ngồi giương kính đếm tiền Đồng tiền mỏng thế mà liền với xương Tiền này là khoản tiền lương Là tiền năm tháng chiến trường cho ta ...