Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Người “không muốn nêu tên” trong bài thơ hôm qua là ai ?

              



Nếu không có cái “lời còm” của Song Thu thì có lẽ tôi cũng chẳng cần thiết phải có những lời “thanh minh” này làm gì. Và nếu vấn đề nó đơn giản thì tôi cũng chỉ cần vài “lời còm” chẳng hạn: “ Là Hồng Nga đấy, là Nhật Thành đấy…xin đại xá cho…” thế là xong tội. Nhưng “thơ thẩn”  nó “rách việc” hơn nhiều. Cũng đúng là trên mạng tôi có hay “chòng ghẹo” một số cô gái thật. Và cũng chẳng rõ là tại tôi “chòng ghẹo” quá chớn hay vì tôi vô duyên mà các cô ấy tự nhiên cũng gần như “đóng cửa” blog thật. Sự vắng mặt của các cô ấy cũng làm cho tôi đôi lúc bâng khuâng. Nhưng cái tâm trạng này thì tôi đã nói rồi, viết rồi, chẳng lẽ lại cứ nhai đi nhai lại cái điệp khúc “ăn mày dĩ vãng” mãi ? Vì thế phải thành thật mà nói rằng, nếu chỉ có sự vắng mặt của các cô ấy thì không có bài thơ: “Hỏi người không muốn nêu tên”
Nhưng lướt qua các trang mạng tôi lại bắt gặp “ Câu chuyện nhỏ về Lão Tử ”. Tóm tắt câu chuyện ấy như sau: vào một buổi sáng nọ Lão Tử cùng đi dạo với một ông hàng xóm và một người bạn của ông hàng xóm. Trước cảnh mặt trời mọc, bạn của ông hàng xóm bèn kêu lên “Mặt trời mọc đẹp quá !”. Thế là Lão Tử tỏ ra rất bực bội và phàn nàn với ông hàng xóm rằng: “Ông ta nói nhiều quá, ông ta đã làm hỏng mất cả buổi sáng, từ mai đừng cho ông ta đi theo nữa” Và Lão Tử đã giải thích với ông hàng xóm như sau:
Anh ta đã phá huỷ toàn thể buổi sáng sao? Anh ta đã phân chia thế giới sao ? Anh ta nói mặt trời mọc là đẹp. Bất kì khi nào bạn nói cái gì đó là đẹp, cái gì đó khác đã bị kết án, bởi vì đẹp không thể tồn tại được mà không có xấu. Khoảnh khắc bạn nói cái gì đó đẹp, bạn đã nói rằng cái gì đó khác là xấu. Khoảnh khắc bạn nói, "Anh yêu em," hay "Em yêu anh," bạn đã ngụ ý rằng bạn không yêu ai đó khác. Nếu bạn sống mà không có phân chia.... Chỉ quan sát đoá hoa. Để nó đó, dù nó là bất kì cái gì, bất kì cái gì. Để nó ở trong thực tại của nó, đừng thốt ra cái gì. Chỉ nhìn nó. Không chỉ có việc bạn không thốt ra, đừng nói bên trong (suy nghĩ) nữa. Đừng hình thành bất kì ý tưởng nào về nó. Để nó ở đó, và bạn sẽ đi tới có việc nhận ra lớn lao.
Khi buồn đến với bạn, đừng gọi nó là nỗi buồn. Tôi đã trao việc thiền này cho nhiều người, và họ trở nên ngạc nhiên. Tôi bảo họ, "Lần sau khi bạn cảm thấy buồn, đừng gọi nó là 'buồn.' Chỉ quan sát nó." Việc bạn gọi nó là nỗi buồn làm cho nó thành buồn. Chỉ quan sát nó thôi, dù nó là bất kì cái gì. Đừng đem tâm trí vào, đừng phân tích, đừng dán nhãn nó. Tâm trí là kẻ phân chia thế giới, và liên tục dán nhãn lên mọi thứ và phân loại chúng ra. Đừng phân loại. Để cho sự kiện tự khẳng định bản thân nó, để sự kiện ở đó, và bạn đơn giản là nhân chứng. Thế thì dần dần bạn sẽ nói, "Nhìn đấy, nỗi buồn không phải là nỗi buồn," và hạnh phúc không phải là hạnh phúc nhiều như bạn vẫn nghĩ. Dần dần các biên giới hội nhập, gặp gỡ, và biến mất sẽ không còn. Và thế thì bạn sẽ nói nó là một năng lượng - hạnh phúc, bất hạnh: cả hai là một. Diễn giải của bạn làm ra khác biệt; năng lượng là một. Cực lạc và đau khổ là một. Diễn giải của bạn làm cho chúng thành hai. Thế giới và Thượng đế là một. Diễn giải của bạn làm cho chúng thành hai.Vứt bỏ diễn giải và nhìn vào cái thực. Cái không được diễn giải là cái thực; cái được diễn giải là ảo tưởng.
Cái triết lý này của Lão Tử thật kỳ cục nhưng cũng hay hay. Vì thế tôi mới nảy ra cái ý tự tranh luận với Lão Tử, tranh luận với cái “Thuyết im lặng”  của Lão Tử.
         Thật ra, nếu triết lý đến cùng  thì “Im lặng” là ngôn ngữ của tự nhiên. Còn “Tiếng nói” là ngôn ngữ của loài người. Loài người nói riêng và sinh giới nói chung, dù có “lắm mồm” đến đâu cũng không ảnh hưởng gì đến sự thống nhất của thế giới khách quan cả. Tiếng nói chỉ có thể phân chia thế giới trong ý thức của con người mà thôi. Và đó chính là sự phân tích để nhận biết thế giới. Không có phân tích thì cũng không có nhận biết. Phủ nhận tiếng nói cũng đồng nghĩa với phủ nhận ý thức…
          Nói tóm lại cái cô gái không muốn nêu tên trong bài thơ lại chính là cụ Lão Tử kia. Còn mấy cô bạn của tôi thì các cô ấy đều vào loại “lắm mồm” cả. Còn lâu các cô ấy mới theo “Thuyết im lặng” của Lão Tử.

25/9/2014
Đỗ Đình Tuân

2 nhận xét:

  1. Em đồng ý, em không theo thuyết im lặng của Lão Tử đâu anh à vì em cũng thuộc loại lắm mồm mà.

    Trả lờiXóa
  2. Ừa, hôm qua anh chị có bàn nhau định gởi quà cho Thanh Thủy nhân dịp 20-10 đấy. Thanh Thủy gửi địa chỉ của em vào đây hoặc vào mail của chị : Songthu1953@gmail.com nè hay của anh Tuân là: tuanthu4253@yahoo.com nhé

    Trả lờiXóa

ĐẾM TIỀN

Ông ngồi giương kính đếm tiền Đồng tiền mỏng thế mà liền với xương Tiền này là khoản tiền lương Là tiền năm tháng chiến trường cho ta ...