Ảnh chụp sau buổi lễ khai trương 22/11/1993
Từ
những năm 1990, số người nghỉ hưu về sống ở thị trấn Sao Đỏ ngày một đông. Nhu
cầu cần có một sân chơi của giới hưu trí ngày một khẩn thiết. Nhưng vấn đề này
lại không phải là nhiệm vụ chính trị bắt buộc của của các cấp ủy Đảng và chính
quyền. Nhất là trong tình hình lúc bấy giờ ở cả tỉnh Hải Dương mới chỉ có một
CLB hưu trí. Đó là CLB hưu trí Nguyễn Trãi của thị xã Hải Dương. Còn ở các
huyện thì đều chưa có. Nhiều cụ có tâm nguyện muốn thành lập một CLB kiểu này
nhưng đặt vấn đề ra đều rơi vào thinh không. Và các cụ cũng chợt nhận ra rằng
vấn đề chỉ có thể được giải quyết khi có một lãnh đạo cũ có uy tín ở địa phương
đảm nhiệm.
Rất
may là ở Sao Đỏ lúc đó đã có cụ Nguyễn Văn Phối, Nguyên Bí thư huyện ủy, Thường
vụ tỉnh ủy Hải Dương về nghỉ hưu từ năm 1987. Càng may mắn hơn, tuy là một cán
bộ chính trị nhưng cụ Nguyễn Văn Phối vốn có “máu” quan tâm tới các vấn đề văn
hóa. Thời còn đương nhiệm cụ đã từng chủ trương viết “Người Vạn Kiếp Côn Sơn”.
Sau đó lại chủ trương ra Văn nghệ Chí Linh…Vì thế mà khi thấy tâm nguyện của
giới hưu trí và được các cụ ngầm vận động, cụ đã vui vẻ nhân trách nhiệm. Từ
tâm nguyện của giới hưu trí, cái ý tưởng xây dựng một CLB hưu trí ở Chí Linh
bắt đầu xuất hiện trong đầu cụ Nguyễn Văn Phối.
Trong
một lần họp mặt các Thường vụ tỉnh ủy cũ, cụ Nguyễn Văn Phối đã gặp gỡ cụ Phạm
Xuân Triển, vốn là bạn đồng liêu lại đang ở trong Ban Chủ nhiệm CLB hưu trí
Nguyễn Trãi. Cụ đã trao đổi nhiều ý kiến với cụ Phạm Xuân Triển và tham quan
nhiều hoạt động cụ thể của CLB hưu trí Nguyễn Trãi. Sau chuyến đi ấy thì ý
tưởng xây dựng CLB trong đầu cụ đã hình thành một mô hình khá rõ nét. Về nhà cụ
mời thêm các cụ Trần Đình Thung và Nguyễn Ngọc Lan cùng bàn bạc thêm rồi chính
thức đề xuất ý kiến với Huyện ủy và Ủy ban Chí Linh. Cố nhiên là dưới hình thúc
gặp riêng các đồng chí đương nhiệm chủ chốt. Do nể “sếp cũ” nên chẳng ai dám từ
chối và ai cũng thật tâm và vui vẻ trả lời “Vâng, các bác cứ nghiên cứu thêm
cho kỹ càng đi, rồi chúng em sẽ bàn…”. Sau đó theo gợi ý của cụ Nguyễn Ngọc
Lan, huyện có bố trí một chuyến xe con cho ba cụ Nguyễn Văn Phối, Trần Đình
Thung và Nguyễn Ngọc Lan đi tham quan thêm một số CLB ở ngoài Quảng Ninh.
Ra
Quáng Ninh đoàn đã làm việc với hai cụ là cụ Trần Quang Bàn và cụ Ngô Lâm. Theo
cụ Trần Quang Bàn thì nên tổ chức CLB theo mô hình đa hệ, nghĩa là gần giống
như mô hình CLB Nguyễn Trãi ở Hải Dương. Nhưng theo cụ Ngô Lâm thì chỉ nên tổ
chức CLB thơ ca . Lý do cụ Ngô Lâm đưa ra là tổ chức CLB thơ ca đơn giản hơn,
không đòi hỏi nhiều về cơ sở vật chất, tổ chức sinh hoạt cũng thưa thoáng nhẹ
nhàng, nên dễ thành công hơn. Thế là vấn đề lựa chọn mô hình lại đặt ra. Đúng
là xây dựng CLB thơ ca đơn giản hơn nhưng
ở Sao Đỏ lúc bấy giờ những người làm thơ còn hiếm lắm khó tập hợp được lấy một
tổ chứ chưa nói gì là một CLB. Cho nên các cụ mới chọn mô hình đa hệ. Nhưng tổ
chức một CLB đa hệ thì buộc phải có địa điểm, có nhà, có sân chơi, bãi tập…Chính
vì những khó khăn này mà Huyện ủy-Ủy ban tuy đã nhất trí về mặt chủ trương
nhưng mãi vẫn chưa nhất trí được phương án cụ thể và ra được quyết định chính
thức.
Rất
may là trong tình hình ấy thì Đảng ủy và Ủy ban thị trấn Sao Đỏ lại nhiệt tình
ủng hộ, sẵn sàng tạo cho các cụ chỗ đứng chân ban đầu. Số là thị trấn Sao Đỏ
lúc đó có một khu trạm xá gồm 6 phòng. Nhưng do địa điểm đặt ngay cạnh bệnh
viện Chí Linh nên người nằm điều trị ở trạm xá hầu như không có. Số phòng nhàn
rỗi của trạm xá hơi nhiều. Thế là Ủy ban thị trấn nhất trí nhường cho các cụ 3
phòng làm địa điểm sinh hoạt. Có địa điểm rồi lại phải bàn đến chuyện đặt tên. Có người
đề nghị tên Sao Đỏ để ghi nhận công lao đóng góp của thị trấn. Nhưng các cụ lại
e ngại cho triển vọng phát triển sau này của CLB sẽ bị bó hẹp. Các cụ đề xuất
tên CLB Côn Sơn, xem như một thứ trung bình cộng.
Ngày
18 tháng 11 năm 1993 thì UBND huyện Chí Linh ra quyết định về việc chuẩn y cho
thị trấn Sao Đỏ thành lập CLB hưu trí Côn Sơn. Quyết định do Chủ tịch UBND
huyện Chí Linh Vũ Ngọc Dung ký. Ngày 22 tháng 11 năm 1993 Lễ khai trương CLB
hưu trí Côn Sơn chính thức được tổ chức. Sáng hôm đó trời se lạnh. Sau một
tràng pháo nổ giòn giã, buổi lễ bắt đầu. Quyết định thành lập CLB Côn Sơn được
chính thức công bố; Ban Chủ nhiệm lâm thời ra mắt; các vị khách phát biểu chúc
mừng và đặc biệt là một chương trình thơ ca văn nghệ bột phát và đầy hào hứng
được trình diễn.
Các cụ hội viên hào hứng nghe đọc thơ vui trong buổi lễ khai trương 22/11/1993
Từ
đó CLB hưu trí Côn Sơn chính thức bước vào sinh hoạt. Ban Chủ nhiệm lâm thời
đầu tiên gồm 5 cụ: cụ Nguyễn Văn Phối làm Chủ nhiệm, cụ Nguyễn Ngọc Lan làm Phó
Chủ nhiệm, cụ Trần Đình Thung ủy viên tổ chức, cụ Nguyễn Văn Hải ủy viên thường
trực, cụ Nguyễn Văn Phóng ủy viên thể thao. Sáu tháng sau thì bổ sung thêm cụ
Phạm Hữu Lực phụ trách bóng bàn, cụ Đỗ Đình Tuân phụ trách thơ ca.
Tháng
3 năm 1997 Cụ Nguyễn Ngọc Lan mất. Rồi cụ Nguyễn Văn Phóng, cụ Trần Đình Thung
xin nghỉ. Vì thế ngày 24 tháng 11 năm 1997, CLB đã họp phiên toàn thể bầu ra
Ban Chủ nhiệm khóa II gôm 7 cụ:
1-Cụ
Nguyễn Văn Phối: Chủ nhiệm
2-Cụ
Phạm Hữu Lực: Phó Chủ nhiệm thể thao
3-Cụ
Ngô Xuân Hồng: Phó Chủ nhiệm cơ sở vật chất
4-Cụ
Nguyễn Văn Hải: ủy viên thường trực
5-Cụ
Lâm Kim Giáp: ủy viên thông tin tuyên truyền
6-Cụ
Nguyễn Thượng Hiền: ủy viên lễ tân, dưỡng sinh
7-Cụ
Đỗ Đình Tuân; Ủy viên thơ ca.
Các
tổ địa bàn cũng mới chia thành 7 tổ theo các khu phố như sau:
1-Tổ
Nguyễn Trãi 1 do cụ Phạm Khắc Từ làm tổ trưởng
2-Tổ
Nguyễn Trãi 2 do cụ Dương Văn Vy làm tổ trưởng
3-Tổ
Thái Học 1 do cụ Nguyễn Thượng Hiền kiêm tổ trưởng
4-Tổ
Thái Học 2 do cụ Ngô Xuân Hồng kiêm tổ trưởng
5-Tổ
Thái Học 3 do cụ Hoàng Ngọc Được làm tổ trưởng
6-Tổ
Hùng Vương do cụ Vũ Đình Hợi làm tổ trưởng
7-Tổ
Trần Hưng Đạo do cụ Trần Thế Phao làm tổ trưởng.
Nhưng
cũng phải đến năm 2000 CLB hưu trí Côn Sơn mới có quyết định nâng cấp lên cấp
huyện và từ năm 2010 đến nay lên thị xã. Thấm thoát thế mà đã tròn 20 năm.Nhân
dịp này gọi là có mấy dòng ghi nhận sự đóng góp của các cụ. Đặc biệt là cụ
Nguyễn Văn Phối, vị chủ nhiệm đầu tiên, đã giành nhiều tâm huyết để xây dựng và
dìu dắt CLB từ khi còn trứng nước cho tới tuổi trưởng thành.
Chí linh 11/6/2013
Đỗ Đình Tuân
Các cụ già,ngoài thơ phú,cũng nên trồng cây cảnh,nuôi chim cò,có thời gian các cụ tổ chức thi chim nữa thì càng hấp dẫn .
Trả lờiXóaHôm nào thi anh mời "chíp ngan đỏ" ra làm chủ tịch "Hội đồng giám khảo" nhé!
Trả lờiXóaNếu " ngan đỏ , ngỗng hường" làm giám khảo nhớ đừng thiên vị mà chấm cho họ Đỗ đạt giải nhất đấy nhé!
XóaBởi vì bi giờ tuy chưa đạt giải gì mà vẫn nhiều người xếp hàng đòi xem zùi nè. Nếu được giải e tường sập nhà xiêu vì người xem mất thôi.
Tự bao giờ đến bây giờ, mới nghe cụu Đỗ ra "thơ" chỗ này. Ví như biết trước những ngày, về cùng cụ Đỗ tỏ bày đôi câu! (Lê Hoa)
Trả lờiXóaBài này mình mới viết năm ngoái. In trong tập KỶ YẾU 20 năm CLB rồi mà.
Trả lờiXóaNhìn các cụ cười đã thấy sướng!
Trả lờiXóaHôm ấy anh góp vui với các cụ một bài thơ vui CỤT HỨNG, mà ở dưới các cụ cười BỐC HỨNG như thế đấy. Nguyên văn bài thơ vui ấy như sau: "nghe đồn sắp sửa thị ta / Mở CLB tuổi già sướng chưa! / Rất nhiều các cụ làm thơ / Sớm hôm chầu chực để chờ được ngâm / Hết mười tư lại qua rằm / Tin CLB biệt tăm đâu rồi / Thế là các cụ đang tươi / Bỗng dưng tắt hết nụ cười, khổ không ? / Chắc CLB không hòng / Thôi về mua nghé ra đồng mà chăn / Vui thì đánh đáo đánh khăng / Buồn thì cậy đất nặn thằng phỗng chơi.". Hôm đó là sáng 22/11/1993 cách đay đã 21 năm rồi. Nhiều cụ cười rất tươi ở đây cũng đã sang thế giới khác rồi.
Trả lờiXóa