Trong thời đại ngày nay, nếu xem thưởng
thức văn chương như bữa ăn tinh thần thì thơ là một món bình dân nhất! Dễ hiểu
thôi, cái gì cung vượt quá cầu thì thường rẻ, mà đồ rẻ hay bị coi là tầm
thường! Người người làm thơ, ngành ngành làm thơ, ngày ngày làm thơ. Nhiều tác
giả in thơ ra chỉ mong sao có chỗ mà "kính biếu" cho hết. Mà biếu thì
nhiều, người được biếu đọc bao nhiêu? Và đọc rồi thì nhớ được mấy câu trong
hàng trăm, hàng nghìn câu được chiết xuất từ tim gan phèo phổi của tác giả?
"Bình minh
khát những cánh buồm
Dòng sông
khao khát
ngọn nguồn núi non...
Còn ta
Khát đến cháy lòng
Một câu thơ
đọng mãi trong
bạn bè!"
(Võ Ngọc Sơn)
Và tôi, kẻ được bạn bè tặng khá nhiều tập thơ, nhưng thú thật, nhiều cuốn tôi chỉ đọc lớt phớt, có cuốn để cả năm chưa đọc xong. Nguyên nhân là vì tôi kén... ăn cái món này, thế thôi. Có những tập thơ đọc xong không đọng lại gì vì nó bình thường quá, có những tập đọc xong chẳng hiểu gì vì nó cao sang quá. Nhưng kẻ dở hơi là tôi lần đầu tiên đọc xong cả một tập thơ đến 140 bài trong một thời gian ngắn! Những bài thơ vừa trong sáng vừa bình dị, vừa dễ hiểu vừa sâu sắc, vừa tinh tường trong cách nhìn đời vừa hài hước trong giọng điệu, vừa mộc mạc dân dã trong hình ảnh thơ vừa thấm thía nhẹ nhàng triết lý nhân sinh .Vâng, tôi đang nói đến MÙA QUẢ MUỘN của tác giả Đỗ Đình Tuân.
Tập thơ có 56 bài lục bát, 50 bài Đường luật và 34 bài thơ tự do.Để giới thiệu cả tập thì người chẳng rành thơ như tôi không đủ sức.Hơn nữa, cuối sách đã có bài NÉT RIÊNG TRONG THƠ HÀI ĐỖ ĐÌNH TUÂN của tác giả Nguyễn Vũ Song Thu dài đến 21 trang. Bài viết với cách giới thiệu, phân tích, lý giải của một giáo viên văn giàu kiến thức cũng như tinh tường trong thẩm định thơ. Tôi chỉ chọn giới thiệu mấy bài thơ tác giả tặng người vợ yêu quí của mình. Lý do vì sao chọn thì tôi sẽ nói sau nhé.
Này đây là bức chân dung của người bạn đời được tác giả "chụp" lại, chụp xong rồi ngắm nghía và cười tủm tỉm:
"Tóc mềm hơi giống lông cò lửa
Da trắng gần như đít chảo gang
Tiếng nói véo von y vịt đực
Thân hình thon thả tựa cây nhang"
(Đùa vợ)
Hì...Nguyễn Du xưa chụp hình Thúy Vân rồi photoshop hết cỡ để cho nàng sánh với trăng, mây, tuyết, hoa, ngọc làm người ta ngắm ảnh nàng cứ thấy giả giả thế nào ấy. Đẹp thì đẹp thật nhưng chỉ để ngắm thế thôi, "cấm sờ vào hiện vật". Còn ở đây, chàng Đỗ nhà ta dùng: chảo gang, cây nhang, con cò, con vịt so sánh để nàng Song Thu hiện lên chân thật gần gũi và ta có thể sờ tận tay, nhìn tận mặt và chàng Đỗ có thể dùng thoải mái mà không sao cả. Hai câu kết như vòng tay âu yếm ôm chặt vợ yêu vào lòng mà thủ thỉ, mà thầm thì:
"Người ta hiện đại tây đầm cả
Mình vẫn chân quê một gái làng"
Tôi dám chắc một điều rằng, lời thủ thỉ thầm thì ấy có sức níu giữ nét quê của "gái làng" hơn cả cách nài nỉ của Nguyễn Bính: "Van em em hãy giữ nguyên quê nhà"!
Có một lần nào đó tôi nói với chị Song Thu rằng em rất ngưỡng mộ cuộc sống của anh chị. Chị bảo: "Trông thế thôi chứ thường thì vẫn cãi nhau như mổ bò ấy em ạ" Tôi nghĩ, nếu vợ chồng mà không cãi nhau thì không phải là hai người mà chỉ là một người và một cái bóng!Thế thì chán chết! Chàng Đỗ đã nhận thấy hai vợ chồng:
"Khác nhau như muối với cà
Như trăng với cuội như ta với mình
Đã không hợp tính hợp tình
Thịt mỡ thì béo dưa hành lại chua"
(Khác nhau)
Vẫn cách quan sát và đưa vào thơ những hình ảnh rất gần gũi để tạo thành cặp: muối - cà, trăng -cuội, thịt mỡ - dưa hành. Khác rõ ràng thế, đối chọi nhau thế mà không thể dứt nhau ra , không thể thiếu nhau trong đời!
"Khác nhau mà lại ở gần
Trước sau rồi cũng có lần... huỵch nhau"
Đâu chỉ "có lần...huỵch nhau"? Nhiều chứ! Còn nhiều là bao nhiêu thì chỉ hai người mới biết. He he...!
Những bài thơ hài hước hóm hỉnh như thế khá nhiều trong tập thơ. Nhưng cuộc sống đâu phải bao giờ cũng có thể cười được? Dẫu biết rằng tiếng cười làm cho ta bớt đi bao âu lo, bao nhọc nhằn. Dẫu biết rằng tiếng cười làm vơi đi gánh nặng cuộc đời nhiều thiếu thốn nếu không muốn nói là đói nghèo của vợ chồng nhà giáo.Và đây là hình ảnh người vợ trong "Phố đêm":
"Bầu trời cao tít mông lung
Sao chi chít sáng đầy sông Ngân Hà
Em ngồi bán ổi bán na
Bóng em nhỏ tối như là chấm đêm"
Đọc bài thơ tôi bỗng lặng đi trước một cô giáo ngày đứng trên bục giảng thánh thót bao lời vàng ý ngọc, đêm ngồi bên phố vắng bán ổi bán na...Dù đó là cây trái vườn nhà hay hàng mua đi bán lại thì cũng chỉ là sự bòn mót đôi đồng tiền lẻ. Một bầu trời đã "cao tít" lại còn "mông lung", "sao chi chít sáng". Đêm khuya lắm rồi, phố vắng lắm rồi. Nói là phố, nhưng là phố...quê: "Người thưa đèn sáng thoảng bay hương đồng" Trong không gian và thời gian ấy, em trở nên nhỏ nhoi, cô độc, tội nghiệp. Em chưa về vì hôm nay ế hàng. Những quả na quả ổi ấy để đến mai thì trở thành rác vì nó nẫu quá rồi!Cố nán thêm một chút với hi vọng mong manh có người hỏi mua. Ừ thì bòn được đồng nào hay đồng ấy. Ngày mai còn tiền muối, tiền dầu. Ngày mai còn tiền thuốc lào cho chồng, tiền nước mắm cho con. Chấm đêm nhỏ nhoi mà gánh nặng gia đình quá lớn!
"Chờ khuya anh phải đi tìm
Đường khuya xa thấy "chấm đêm" chợt mừng.
Hình ảnh chấm đêm cứ ám ảnh tôi đến nỗi khi nhớ bài thơ, tôi cứ gọi tên nó là "Chấm đêm" chứ không phải "Phố đêm" như tác giả đặt. Bài thơ gợi nhớ đến một thời khốn khó của những người làm cái nghề cao quí trồng người .Trong truyện ngắn "Duyên" tôi viết cách đây 23 năm(lúc đó in trong tập san của ngành) có đoạn:
" Mấy thanh niên cười hô hố rồi một tên hỏi:
- Này, chúng mày định nghĩa thế nào là cô giáo?
- Cô giáo là người có nghề phụ là dạy học và nghề chính là...nấu rượu nuôi lợn! Hô hô...
Tiếng cười đuổi theo xoáy vào lòng Duyên làm cô choáng váng. Chiếc xe đạp cà tàng chở can rượu hai mươi lít trùng triềng trùng triềng rồi đổ nhào xuống đường mương. Nắp can bật ra sau tiếng đứt "phựt" của sợi dây dun mỏng lét. Rượu đổ lênh láng rồi chảy xuống hòa vào nước mương đục ngầu"
Thời đó, công chức nhà nước nói chung là khổ, riêng nghề giáo lại khổ hơn nữa. Nếu như nhà thơ Tú Xương thương vợ để rồi chửi đổng" Cha mẹ thói đời ăn ở bạc/Có chồng hờ hững cũng như không" thì thi sĩ họ Đỗ xót xa: "Áo cơm em một gánh hàng/Thơ anh chỉ đổi được tràng pháo tay." Âm điệu lục bát nhẹ nhàng gieo vào lòng ta nỗi buồn lãng đãng.
Chỉ mới là "chờ khuya" thôi mà anh lo lắng bất yên như thế, chắc hẳn anh đã ra ngõ nhiều lần, để rồi đến lúc không thể đừng được phải cất bước đi tìm .Còn có những thời gian không chỉ "chờ khuya" mà sự chờ đợi dằng dặc đêm này qua đêm khác, trăng khuyết rồi tròn, tròn rồi khuyết bao lần mà em vẫn biền biệt nơi đâu. Anh cũng không thể đi tìm vì "chấm đen" không còn nơi phố nhỏ.Đó có lẽ là thời gian cơ cực nhất. "Chấm đêm" mất hút xa xăm, phiêu bạt nơi đâu giữa đất trời rộng lớn? Anh chẳng thể đi tìm nên chỉ biết gọi hời gọi hỡi.
"Em ơi về ở cùng anh
Hàng doi hàng ổi đang xanh trước vườn
Cành na cành nhãn đang vươn
Con rô con trắm đang vờn sóng xanh"
(Gọi em)
Anh gợi nên khung cảnh quen thuộc của vườn nhà, nơi hàng ngày em vẫn chăm vẫn xới. Màu xanh của cây vườn, màu xanh của sóng nước tạo nên vẻ mướt mát, sự bình yên như thế, sao em không về? Con rô con trắm vờn sóng đùa vui, mà lòng anh trĩu nặng nhớ thương.
Khung cảnh ấy chưa đủ sức kéo em về bên anh ư? Vậy thì anh gọi nữa, tiếng gọi thiết tha hơn:
"Em ơi về ở cùng anh
Con trai con gái chúng mình líu lô
Về đây anh vẫn đợi chờ
Về đây có đủ bốn mùa gió trăng"
Anh gợi lên khung cảnh gia đình: có tiếng líu lô con trẻ, có người chồng mòn mỏi đợi chờ, mòn mỏi ngóng trông! Bức ảnh gia đình ta khuyết mất chỗ của em sao mà trống vắng đến thế, sao mà chông chênh đến thế!
Gọi em suốt canh thâu mà không lời hồi đáp, anh đâm ra lo nghĩ mông lung. Đang nằm bỗng bật dậy thảng thốt:
"Đừng liều lĩnh nhé em ơi
Thiệt anh lắm đó suốt đời bơ vơ
Lấy gì nuôi được con thơ
Lấy ai anh cậy anh nhờ hôm mai?"
Tôi cứ băn khoăn: "lấy gì"* hay "lấy ai?" Có lẽ "lấy ai" hợp lí hơn chăng?
Lo âu thấp thỏm rồi lại gọi, lại khuyên:
"Đừng đi đâu nhé - quê người
Về đây ta sống suốt đời bên nhau
Nghèo thì ăn cháo ăn rau
Nợ nần trang trải dần lâu cũng mòn"
Tôi nghĩ, có lẽ cũng vạn bất đắc dĩ mà người vợ phải tha hương cầu thực, xa gia đình chồng con chứ người phụ nữ hơn ai hết luôn mong muốn một cuộc sống sum vầy. Cái thiếu làm nên cái nghèo, cái nợ làm nên cái vạ. Biết làm sao? Có lẽ vì hiểu được điều đó nên anh không hề một lời trách cứ, không hề một lời than vãn. Kết bài thơ là những mường tượng về cảnh vui vầy bên nhau khi đã đi qua vùng thời tiết xấu:
"Cùng nhau nâng cốc rượu đầy
Má em ửng đỏ anh say la đà
Tự giờ mình chẳng chia xa
Trăm năm ta sống một nhà bên nhau"
Hôm trước chị Song Thu nói chuyện với tôi qua điện thoại có bảo: "Hãy kiếm một người đàn ông tốt để sớm tối có nhau em ạ." Tôi cũng nghĩ một người đàn ông tốt là tem mác đảm bảo hạnh phúc, còn sự thành đạt hay đẹp mã thì xác suất đưa đến bất hạnh cho người phụ nữ nhiều hơn.Nhưng chị Song Thu ơi, người đàn ông tốt nhất quả đất thì của chị rồi, chị xem có ai tốt nhì quả đất thì làm mối cho em với nhé? He he...
Đó là lí do vì sao em chọn giới thiệu 4 bài thơ này trong MÙA QUẢ MUỘN đấy, chị nghĩ sao?
Thôi được, chị có thể nhận lời làm mối hoặc không, nhưng nhân ngày nhà giáo Việt Nam, em xin kính chúc anh chị luôn dồi dào sức khỏe, luôn hạnh phúc bên nhau và chắc chắn không bao giờ để chàng Đỗ nhà ta phải gọi vợ hời hời cả đêm nữa nhé!Hì hì...
18/11/2015
Nhật Thành
"Bình minh
khát những cánh buồm
Dòng sông
khao khát
ngọn nguồn núi non...
Còn ta
Khát đến cháy lòng
Một câu thơ
đọng mãi trong
bạn bè!"
(Võ Ngọc Sơn)
Và tôi, kẻ được bạn bè tặng khá nhiều tập thơ, nhưng thú thật, nhiều cuốn tôi chỉ đọc lớt phớt, có cuốn để cả năm chưa đọc xong. Nguyên nhân là vì tôi kén... ăn cái món này, thế thôi. Có những tập thơ đọc xong không đọng lại gì vì nó bình thường quá, có những tập đọc xong chẳng hiểu gì vì nó cao sang quá. Nhưng kẻ dở hơi là tôi lần đầu tiên đọc xong cả một tập thơ đến 140 bài trong một thời gian ngắn! Những bài thơ vừa trong sáng vừa bình dị, vừa dễ hiểu vừa sâu sắc, vừa tinh tường trong cách nhìn đời vừa hài hước trong giọng điệu, vừa mộc mạc dân dã trong hình ảnh thơ vừa thấm thía nhẹ nhàng triết lý nhân sinh .Vâng, tôi đang nói đến MÙA QUẢ MUỘN của tác giả Đỗ Đình Tuân.
Tập thơ có 56 bài lục bát, 50 bài Đường luật và 34 bài thơ tự do.Để giới thiệu cả tập thì người chẳng rành thơ như tôi không đủ sức.Hơn nữa, cuối sách đã có bài NÉT RIÊNG TRONG THƠ HÀI ĐỖ ĐÌNH TUÂN của tác giả Nguyễn Vũ Song Thu dài đến 21 trang. Bài viết với cách giới thiệu, phân tích, lý giải của một giáo viên văn giàu kiến thức cũng như tinh tường trong thẩm định thơ. Tôi chỉ chọn giới thiệu mấy bài thơ tác giả tặng người vợ yêu quí của mình. Lý do vì sao chọn thì tôi sẽ nói sau nhé.
Này đây là bức chân dung của người bạn đời được tác giả "chụp" lại, chụp xong rồi ngắm nghía và cười tủm tỉm:
"Tóc mềm hơi giống lông cò lửa
Da trắng gần như đít chảo gang
Tiếng nói véo von y vịt đực
Thân hình thon thả tựa cây nhang"
(Đùa vợ)
Hì...Nguyễn Du xưa chụp hình Thúy Vân rồi photoshop hết cỡ để cho nàng sánh với trăng, mây, tuyết, hoa, ngọc làm người ta ngắm ảnh nàng cứ thấy giả giả thế nào ấy. Đẹp thì đẹp thật nhưng chỉ để ngắm thế thôi, "cấm sờ vào hiện vật". Còn ở đây, chàng Đỗ nhà ta dùng: chảo gang, cây nhang, con cò, con vịt so sánh để nàng Song Thu hiện lên chân thật gần gũi và ta có thể sờ tận tay, nhìn tận mặt và chàng Đỗ có thể dùng thoải mái mà không sao cả. Hai câu kết như vòng tay âu yếm ôm chặt vợ yêu vào lòng mà thủ thỉ, mà thầm thì:
"Người ta hiện đại tây đầm cả
Mình vẫn chân quê một gái làng"
Tôi dám chắc một điều rằng, lời thủ thỉ thầm thì ấy có sức níu giữ nét quê của "gái làng" hơn cả cách nài nỉ của Nguyễn Bính: "Van em em hãy giữ nguyên quê nhà"!
Có một lần nào đó tôi nói với chị Song Thu rằng em rất ngưỡng mộ cuộc sống của anh chị. Chị bảo: "Trông thế thôi chứ thường thì vẫn cãi nhau như mổ bò ấy em ạ" Tôi nghĩ, nếu vợ chồng mà không cãi nhau thì không phải là hai người mà chỉ là một người và một cái bóng!Thế thì chán chết! Chàng Đỗ đã nhận thấy hai vợ chồng:
"Khác nhau như muối với cà
Như trăng với cuội như ta với mình
Đã không hợp tính hợp tình
Thịt mỡ thì béo dưa hành lại chua"
(Khác nhau)
Vẫn cách quan sát và đưa vào thơ những hình ảnh rất gần gũi để tạo thành cặp: muối - cà, trăng -cuội, thịt mỡ - dưa hành. Khác rõ ràng thế, đối chọi nhau thế mà không thể dứt nhau ra , không thể thiếu nhau trong đời!
"Khác nhau mà lại ở gần
Trước sau rồi cũng có lần... huỵch nhau"
Đâu chỉ "có lần...huỵch nhau"? Nhiều chứ! Còn nhiều là bao nhiêu thì chỉ hai người mới biết. He he...!
Những bài thơ hài hước hóm hỉnh như thế khá nhiều trong tập thơ. Nhưng cuộc sống đâu phải bao giờ cũng có thể cười được? Dẫu biết rằng tiếng cười làm cho ta bớt đi bao âu lo, bao nhọc nhằn. Dẫu biết rằng tiếng cười làm vơi đi gánh nặng cuộc đời nhiều thiếu thốn nếu không muốn nói là đói nghèo của vợ chồng nhà giáo.Và đây là hình ảnh người vợ trong "Phố đêm":
"Bầu trời cao tít mông lung
Sao chi chít sáng đầy sông Ngân Hà
Em ngồi bán ổi bán na
Bóng em nhỏ tối như là chấm đêm"
Đọc bài thơ tôi bỗng lặng đi trước một cô giáo ngày đứng trên bục giảng thánh thót bao lời vàng ý ngọc, đêm ngồi bên phố vắng bán ổi bán na...Dù đó là cây trái vườn nhà hay hàng mua đi bán lại thì cũng chỉ là sự bòn mót đôi đồng tiền lẻ. Một bầu trời đã "cao tít" lại còn "mông lung", "sao chi chít sáng". Đêm khuya lắm rồi, phố vắng lắm rồi. Nói là phố, nhưng là phố...quê: "Người thưa đèn sáng thoảng bay hương đồng" Trong không gian và thời gian ấy, em trở nên nhỏ nhoi, cô độc, tội nghiệp. Em chưa về vì hôm nay ế hàng. Những quả na quả ổi ấy để đến mai thì trở thành rác vì nó nẫu quá rồi!Cố nán thêm một chút với hi vọng mong manh có người hỏi mua. Ừ thì bòn được đồng nào hay đồng ấy. Ngày mai còn tiền muối, tiền dầu. Ngày mai còn tiền thuốc lào cho chồng, tiền nước mắm cho con. Chấm đêm nhỏ nhoi mà gánh nặng gia đình quá lớn!
"Chờ khuya anh phải đi tìm
Đường khuya xa thấy "chấm đêm" chợt mừng.
Hình ảnh chấm đêm cứ ám ảnh tôi đến nỗi khi nhớ bài thơ, tôi cứ gọi tên nó là "Chấm đêm" chứ không phải "Phố đêm" như tác giả đặt. Bài thơ gợi nhớ đến một thời khốn khó của những người làm cái nghề cao quí trồng người .Trong truyện ngắn "Duyên" tôi viết cách đây 23 năm(lúc đó in trong tập san của ngành) có đoạn:
" Mấy thanh niên cười hô hố rồi một tên hỏi:
- Này, chúng mày định nghĩa thế nào là cô giáo?
- Cô giáo là người có nghề phụ là dạy học và nghề chính là...nấu rượu nuôi lợn! Hô hô...
Tiếng cười đuổi theo xoáy vào lòng Duyên làm cô choáng váng. Chiếc xe đạp cà tàng chở can rượu hai mươi lít trùng triềng trùng triềng rồi đổ nhào xuống đường mương. Nắp can bật ra sau tiếng đứt "phựt" của sợi dây dun mỏng lét. Rượu đổ lênh láng rồi chảy xuống hòa vào nước mương đục ngầu"
Thời đó, công chức nhà nước nói chung là khổ, riêng nghề giáo lại khổ hơn nữa. Nếu như nhà thơ Tú Xương thương vợ để rồi chửi đổng" Cha mẹ thói đời ăn ở bạc/Có chồng hờ hững cũng như không" thì thi sĩ họ Đỗ xót xa: "Áo cơm em một gánh hàng/Thơ anh chỉ đổi được tràng pháo tay." Âm điệu lục bát nhẹ nhàng gieo vào lòng ta nỗi buồn lãng đãng.
Chỉ mới là "chờ khuya" thôi mà anh lo lắng bất yên như thế, chắc hẳn anh đã ra ngõ nhiều lần, để rồi đến lúc không thể đừng được phải cất bước đi tìm .Còn có những thời gian không chỉ "chờ khuya" mà sự chờ đợi dằng dặc đêm này qua đêm khác, trăng khuyết rồi tròn, tròn rồi khuyết bao lần mà em vẫn biền biệt nơi đâu. Anh cũng không thể đi tìm vì "chấm đen" không còn nơi phố nhỏ.Đó có lẽ là thời gian cơ cực nhất. "Chấm đêm" mất hút xa xăm, phiêu bạt nơi đâu giữa đất trời rộng lớn? Anh chẳng thể đi tìm nên chỉ biết gọi hời gọi hỡi.
"Em ơi về ở cùng anh
Hàng doi hàng ổi đang xanh trước vườn
Cành na cành nhãn đang vươn
Con rô con trắm đang vờn sóng xanh"
(Gọi em)
Anh gợi nên khung cảnh quen thuộc của vườn nhà, nơi hàng ngày em vẫn chăm vẫn xới. Màu xanh của cây vườn, màu xanh của sóng nước tạo nên vẻ mướt mát, sự bình yên như thế, sao em không về? Con rô con trắm vờn sóng đùa vui, mà lòng anh trĩu nặng nhớ thương.
Khung cảnh ấy chưa đủ sức kéo em về bên anh ư? Vậy thì anh gọi nữa, tiếng gọi thiết tha hơn:
"Em ơi về ở cùng anh
Con trai con gái chúng mình líu lô
Về đây anh vẫn đợi chờ
Về đây có đủ bốn mùa gió trăng"
Anh gợi lên khung cảnh gia đình: có tiếng líu lô con trẻ, có người chồng mòn mỏi đợi chờ, mòn mỏi ngóng trông! Bức ảnh gia đình ta khuyết mất chỗ của em sao mà trống vắng đến thế, sao mà chông chênh đến thế!
Gọi em suốt canh thâu mà không lời hồi đáp, anh đâm ra lo nghĩ mông lung. Đang nằm bỗng bật dậy thảng thốt:
"Đừng liều lĩnh nhé em ơi
Thiệt anh lắm đó suốt đời bơ vơ
Lấy gì nuôi được con thơ
Lấy ai anh cậy anh nhờ hôm mai?"
Tôi cứ băn khoăn: "lấy gì"* hay "lấy ai?" Có lẽ "lấy ai" hợp lí hơn chăng?
Lo âu thấp thỏm rồi lại gọi, lại khuyên:
"Đừng đi đâu nhé - quê người
Về đây ta sống suốt đời bên nhau
Nghèo thì ăn cháo ăn rau
Nợ nần trang trải dần lâu cũng mòn"
Tôi nghĩ, có lẽ cũng vạn bất đắc dĩ mà người vợ phải tha hương cầu thực, xa gia đình chồng con chứ người phụ nữ hơn ai hết luôn mong muốn một cuộc sống sum vầy. Cái thiếu làm nên cái nghèo, cái nợ làm nên cái vạ. Biết làm sao? Có lẽ vì hiểu được điều đó nên anh không hề một lời trách cứ, không hề một lời than vãn. Kết bài thơ là những mường tượng về cảnh vui vầy bên nhau khi đã đi qua vùng thời tiết xấu:
"Cùng nhau nâng cốc rượu đầy
Má em ửng đỏ anh say la đà
Tự giờ mình chẳng chia xa
Trăm năm ta sống một nhà bên nhau"
Hôm trước chị Song Thu nói chuyện với tôi qua điện thoại có bảo: "Hãy kiếm một người đàn ông tốt để sớm tối có nhau em ạ." Tôi cũng nghĩ một người đàn ông tốt là tem mác đảm bảo hạnh phúc, còn sự thành đạt hay đẹp mã thì xác suất đưa đến bất hạnh cho người phụ nữ nhiều hơn.Nhưng chị Song Thu ơi, người đàn ông tốt nhất quả đất thì của chị rồi, chị xem có ai tốt nhì quả đất thì làm mối cho em với nhé? He he...
Đó là lí do vì sao em chọn giới thiệu 4 bài thơ này trong MÙA QUẢ MUỘN đấy, chị nghĩ sao?
Thôi được, chị có thể nhận lời làm mối hoặc không, nhưng nhân ngày nhà giáo Việt Nam, em xin kính chúc anh chị luôn dồi dào sức khỏe, luôn hạnh phúc bên nhau và chắc chắn không bao giờ để chàng Đỗ nhà ta phải gọi vợ hời hời cả đêm nữa nhé!Hì hì...
18/11/2015
Nhật Thành
Nguyên tác là "Lấy ai anh cậy anh nhờ hôm mai ?" (dòng thứ 3 từ dưới lên, trang 6 Mùa Quả muộn)
Nguồn: Blog Hương Ngàn 18/11/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét