ĐỖ MỤC
杜牧
Đỗ Mục (803-852), tự Mục Chi, người
Vạn Niên, Kinh Triệu (nay là Tây An, Thiểm Tây). Cháu tể tướng Đỗ Hựu. Tiến sĩ
năm Đại Hòa 2 (828), được chức hiệu thư lang ở Hoằng văn quán. Sau lần lượt làm
giám sát ngự sử, tả bổ khuyết, thứ sử Hoàng Châu, thú sử Hồ Châu, cuối cùng là
trung thư xá nhân. Người đời gọi là “Đỗ Phàn Châu”, “Đỗ Tử Vi”.
Giỏi thơ phú và cổ văn. Cao nhất là
thành tựu về thơ, đặc biệt sở trường về thất ngôn luật thi và tuyệt cú. Thơ ông
trong sáng thanh nhã, nêu một phong cách riêng trong thi đàn vãn Đường. Nhưng
cũng có một số bài tiêm nhiễm lạc thú thanh sắc, rơi vào đồi phế khinh bạc. Có Phàn Xuyên văn tập, Toàn Đường thi có 8
quyển thơ ông.
遣懷
杜牧
落魄江湖載酒行
楚腰纎細掌中輕
十年一覺揚州夢
赢得青樓薄幸名
Khiển
hoài
Đỗ
Mục
Lạc phách giang hồ tải tửu hành
Sở yêu tiêm tế chưởng trung khinh
Thập niên nhất giác Dương Châu mộng
Doanh đắc thanh lâu bạc hãnh danh.
Dịch
nghĩa: Tâm sự
Phiêu
bạt giang hồ chở rượu theo
Con
gái lưng ong 1 nhẹ nhàng thon thả tưởng có thể múa trên bàn tay được
2
Mười
năm vui chơi bỗng sự tỉnh giấc mộng Dương Châu 3
Mới
biết ta chỉ kiếm được cái tiếng bạc tình chốn lầu xanh.
Dịch
thơ:
Phiêu bạt giang hồ chở rượu theo
Trên bàn tay múa gái lưng eo
Mười năm tỉnh giấc Dương châu mộng
Cái tiếng bạc tình vẫn phải đeo.
Đỗ Đình Tuân
1.
Nguyên văn là “Sở yêu tiêm tế” ¨Sở Linh Vương ngày xưa rất thích con gái lưng
thon.
2.
nguyên văn là “chưởng trung khinh”: hoàng hậu Hán Thành đế là Triệu Phi Yến người
nhẹ tưởng có thể múa trên bàn tay được.
3.
Dương Châu: chốn phồn hoa có nhiều kỹ viện nơi Đỗ Mục hay lui tới vui chơi.
Cũng giống như khu phố Khâm Thiên của Hà Nội trước đây bên ta vậy.
13/11/2015
Đỗ
Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét