LÝ KỲ
李頎
Lý
Kỳ (690-751), người Dĩnh Dương (vùng tây nam Đăng Phong, Hà Nam ngày nay). Tiến sĩ thời Khai
Nguyên, làm huyện úy Tân Hương, sau bỏ chức về ở ẩn ở Đông Xuyên.
Thơ
ông nội dung rộng rãi, đề cập đến biên tái, âm nhạc, du hiệp, núi rừng, huyền học…, đặc biệt nổi về thơ biên tái. Thơ
biên tái của ông phong cách hào phóng, đặc sắc nhất là thơ thất ngôn ca hành.
Có Lý Kỳ thi. Trong Toàn Đường thi ông có 3 quyển.
琴歌
李頎
主人有酒歡今夕
請奏鳴琴廣陵客
月詔城頭烏半飛
霜凄萬木風入衣
銅爐花爥爥增暉
初彈淥水後楚妃
一聲已動物皆靜
四座無言星欲希
清淮奉使千余里
敢告雲山從此始.
Cầm
ca
Lý Kỳ
Chủ nhân hữu tửu hoan kim tịch
Thỉnh tấu minh cầm Quảng Lăng khách
Nguyệt chiếu thành đầu ô bán phi
Sương thê vạn mộc phong nhập y
Đồng lô hoa chúc chúc tăng huy
Sơ đàn lục thủy hậu sở phi
Nhất thanh dĩ động vật giai tĩnh
Tứ tọa vô ngôn tinh dục hy
Thanh Hoài phụng sứ thiên dư lý
Cảm cáo vân sơn tòng thử thủy.
Dịch
nghĩa: đàn ca
Chủ
nhân có rượu vui đêm nay
Lại
mời khách Quảng Lăng 1 tấu đàn cầm
Trăng
chiếu đầu thành quạ bay xao xác
Sương
rơi lạnh cây cối gió luồn vào trong áo
Hỏa
lò bằng đồng đèn đuốc sáng rực
Trước
đàn lục thủy sau đàn sở phi 2
Một
tiếng đàn ngân lên mọi vật đều lặng ngắt
Bốn
bên cử toạn im phăng phắc, sao trời cùng muốn thưa đi
Ta
phụng mệnh công cán Thanh Hoài ngoài nghìn dặm
Giám
xin báo với núi mây bắt đầu xuất phát từ đây.4
Dịch
thơ:
Chủ nhân có tiệc rượu vui
Những tay đàn giỏi được mời đêm nay
Đầu thành trăng chiếu quạ bay
Rừng sương lạnh gió luồn tay áo người
Hỏa lò đèn nến sáng ngời
Trước đàn lục thủy sau thời sở phi
Đàn ngân mọi vật nín nghe
Khách im phăng phắc thưa đi sao trời
Ta đi công cán Thanh Hoài
Thưa cùng đồi núi mây trời từ đây.
Đỗ Đình Tuân
- Khách Quảng Lăng: chỉ những người khách sành về đàn nhạc. Thời Tam Quốc, Kê Khang (223-262) giỏi đàn cầm, Quảng Lăng tán là khúc nhạc ông thành thạo nhất. Đời sau gọi những người có ngón đàn cao siêu là khách Quảng Lăng.
- Lục thủy, sở phi: là tên các bản đàn
- Thanh Hoài: tức Hoài Hà, lúc này Lý Kỳ làm Tân Hương úy, gần Hoài Hà, cách kinh thành trên nghìn dặm
- câu này có hai cách hiểu: có người hiểu là buổi bắt đầu đi nhậm chức, có người lại hiểu là bỏ chức về ở ẩn cùng núi mây.
11/11/2015
Đỗ
Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét