Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

Hương ước một làng cổ ở Hải Dương (1)



       
Bia đá hình vuông lập năm Mậu Tý 1708, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 4 ghi 72 vị khoa bảng có chức vị của làng

                

              HƯƠNG ƯỚC CỦA LÀNG HOÀNG XÁ
         (Xã Quyết Thắng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương – năm 1938)


Phần thứ nhất

CÁC ĐIỀU LỆ VIỆC CHÍNH TRỊ TRONG LÀNG

Điều thứ 1

Việc chính trị trong làng thì phải tuân theo các nghị định quan thống sứ Bắc Kỳ hiện thi hành về việc cải lương hành chính. Những nghị định ấy ấn định cách cắt cử tộc biểu và kỳ mục, cách hành động của những chức vụ của Hội đồng Hương Chính và Hội đồng Kỳ mục cùng là chức vụ của phó lý trưởng nữa.

Sổ thu chi

Điều thứ 2

Thi hành cho những làng có thu chi
Những khoản thu và những khoản chi trong làng hàng năm thì phải cho vào một quyển sách chi thu.
Cách lập sổ chi thu, cách bàn định các khoản, cách duyệt y và việc thi hành sổ chi thu thì phải chiểu nghị định quan trên mà thi hành.
Thi hành cho những làng không có sổ chi thu.
Làng không có sổ chi thu chính thức nhưng chánh hội hay lý trưởng tùy khi phải giữ một quyển nhật ký để ghi chép các khoản chi trong làng hàng năm. Quyển sổ ấy phải có chữ quan bản hạt ghi số và ký tên từng tờ. Cứ đến cuối năm thì chánh hội phải họp Hội đồng trình sổ rồi đư viên chánh hội kỳ mục xem.

Tiền lộ phí

Điều thứ 3

Tiền lộ phí của Hương hội hay Tổng lý đi việc quan thì làng phải chịu và theo lệ sau này:
1.     Đi việc quan trong vòng 5 cây số thì được lệ phí
2.     Nếu đi ngoài vòng ấy thì mỗi ngày được 0,2 đồng và tiền lệ phí 0,01 đồng cây số vừa đi vừa về.
3.     Đi việc quan trong địa phận làng mình hay là đi đâu mà không có lệnh quan trên sức thì không được lĩnh tiền lệ phí.

Bổ sưu thuế

Điều thứ 4

Khi lý trưởng tiếp được mức thuế thì phải tường chánh hội biệt để Hội đồng quân bổ.

Điều thứ 5

Sưu thuế đã có ngạch của nhà nước. Hương hội phải theo đúng…mà quân bổ không được phân biệt đàn anh đàn em, ruộng nội canh hay ngoại canh mà bổ nhiều hay ít không đều.

Điều thứ 6

          Trong kỳ hội đồng ấy thì hội đồng còn bàn tính xem thu những thứ thế gì cho làng (như thuế trâu bò nhà cửa…và khoản tiền ngoại phụ thu vào quỹ làng xã là bao nhiêu để chi các việc hàng năm như là lương lý trưởng, trương tuần, tiền lộ phí, tiền giấy bút…

Điều thứ 7

          Trong bài bổ phải ghi rõ mỗi xuất phải chịu bao nhiêu thuế…bao nhiêu thuế điền thổ hay các thuế khác thành tiền, bao nhiêu không được làm…cả vụ thuế cho mọi người cùng biết.

Điều thứ 8

Khi bổ thuế xong thì lý trưởng hay phó lý trưởng hoặc tuần phu phải chức phận mà hành thu sưu thuế.
Phó lý hay các tuần phu thu được bao nhiêu phải giao cho lý trưởng đi nộp kho bạc. Khi giao tiền cho lý trưởng phải lấy biên lai làm bằng, nếu lý trưởng…thì trong phần thu người nào…đứng nhận tiền nộp kho bạc.
Thu khoản gì phải có biên lai răng cưa làm bằng. Trong biên lai thì kê đúng các khoản thuế như trong quân bổ.

Điều thứ 9

Muốn khỏi những sự nhũng nhiễu thì trong kỳ hạn thu thuế, các chức dịch hành thu phải ra tại đình hoặc một nơi công sở mà thu thuế chứ không được thu ở nhà. Hết hạn mà còn có người không ra tại đình hay nơi công sở để nộp thuế thì các phần thu có thể đến tận nhà người ấy mà dóc thu.
Kỳ hạn thu thuế từ ngày nào đến ngày nào thì phải chua rõ vào trong bản bổ và cho mõ rao để mọi người đều biết.

Điều thứ 10

          Những người nào tuy có thể nộp được mà bỏ khiếm sưu thuế thì hương lý trình quan kết nghĩ. Những người bỏ thiếu thuế sẽ không được dự tế tự trong hai năm, song những tộc biếu hay thân nhân những người ấy vẫn phải chịu trách nhiệm nộp đậy số thuế bổ thiếu.

Điều thứ 11

Lại còn những đứa cùng đinh bỏ làng đi tha phương cầu thực không nộp thuế. Sỗ thuế của hạng này thì cả làng phải chịu trách nhiệm mà phải đem san bổ cho các nhân đinh ở làng cùng chịu. Những hạng này thì mất hết nơi ăn chốn ngồi trong làng
Khi nào họ về làng thì họ phải nộp giả vào công quỹ số thuế bỏ thiếu mà trong khi tha vãng làng đã san thu cho họ, vả lại họ muốn chuộc lại nơi ăn chốn ngồi như trước thì phải nộp 2 đồng.

Điều thứ 12

          Trong khi bổ thuế thì cấm Hương Hội không được bày đặt ra ăn uống để dân đinh phải đóng góp nặng thêm ra.

Điều thứ 13

          Khi bổ thuế thì phải mới cả Hội đồng Kỳ Mục hội bàn quân bổ.

Việc tuần phòng trong làng và ngoài đồng
Mục đích tuần phòng

Điều thứ 14

Tuần phòng là cốt để giữ trật tự và sự trị an trong làng, giữ cho tính mạng và tài sản cho mọi người. Tuần phòng để ngăn cấm cờ bạc, trộm cướp gian lậu và những sự phá phách khác. Trong khi xảy ra việc gì hoặc thuộc về tội khinh…thì Tuần giờ phải hết sức tuần nã thủ phạm để giải trình quan cứu xét.
Tuần giò phải trông coi cẩn thận những người tình nghi bị quản thúc.
Trong khi thủy hỏa đạo tặc hay các tai nạ khác thì tuần giờ phải ứng cứu ngay.
Tuần giờ phải trông coi đê, đường, cầu, cống cùng các công tác khác của làng, hễ có khuyết liệt chỗ nào thì phải trình chức dịch để sửa chữa hay là xin quan trên để sửa chữa.
Tuần giờ phải săn sóc cả đến việc vệ sinh chung trong làng. Nếu có ai không tuân thể lệ Nhà nước hay không tuân Hương ước mà làm trái phép vệ sinh thì phải trình chức dịch nghĩ phạt. Khi nào có bệnh truyền nhiễm hay là toi súc sản mời quan trên chỉ bảo cách đề phòng thì tuần giờ phải trông coi thi hành được y.

Điều thứ 15

          Việc tuần phòng thì trách cứ vào phu tuần nội hương ấp, ngoại đồng điền đều phải coi cả.

Cắt cử tuần phu

Điều thứ 16

          Phu tuần thì cứ theo lần lượt mà cắt trong những hàng đinh trong làng nghĩa là những người không có vi phạm gì từ 18 tuổi đến 50 tuổi. Phu tuần thì cắt năm một, cứ một nữa thì cát người trẻ tuổi, một nửa thì cắt người nhiều tuổi. Hết hạn thì ai muốn đi nữa cũng được.

Điều thứ 17

          Cứ đến tháng giêng ta thì hương lý hội họp cắt tuần, cắt xong làm thành hai bản danh sách, một bản lưu lại Hội đồng, một bản giao cho lý trưởng đệ trình quan sở tại duyệt y.

Điều thứ 18

          Người nào đến lượt cử tuần mà vì lẽ gì không đi thì có thể nhờ an hem bạn hữu đi thay hoặc là nộp vào công quỹ một tiền canh gác là 10 đồng cũng được.

Điều thứ 19

          Ngạch phu tuần trong làng có 10 người, mỗi điểm ít nhất cũng phải có 5 phu tuần, kể cả đầu mục. Những khi nào canh giờ ngặt (trong vụ thuế hay những tháng củ mật chẳng hạn) thíốtuần phải cắt tăng gấp đôi.

Điều thứ 20

          Khí giới canh phòng thì làng sắm cho tuần.

Điếm canh

Điều thứ 21

          Làng trích tiền công làm hai điếm canh (tùy theo địa thế mà làm to nhỏ). Điếm canh thì hoặc làm bằng gỗ hay bằng tre cũng được nhưng phải cho chắc chắn, xung quanh hào dậu cẩn thận, ngoài cửa treo một cái biển đề rõ tên làng và số điếm.

Điều thứ 22

          Mộ điếm phải có: a. Một cái trống hay mõ để cầm canh hay để báo hiệu. b. các khí giới cần chiến đấu. c. Những đồ dùng cứu hỏa. d. Những đồ dùng cứu hộ thủy.

Hiệu lệnh tuần phòng

Điều thứ 23

          Phu tuần trong làng phải tuân theo hiệu lệnh nhất định. Hiệu lệnh dùng để gọi tuần ra điếm, hoặc để…hoặc để loan báo dân làng…?

04/10/2015
Đỗ Đình Tuân sưu tầm
(Còn nữa)





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

AI MUA...TÔI KHÔNG...?

                                         Ai mua , tôi bán tôi cho                               Giá mua chỉ một cánh cò chiều đông,   ...