Vệ sinh
Điều thứ 46
Rác lớn, súc vật chết hay là các uế vật khác thì cấm không
được vứt ra đường đi, không được vứt xuồng sông ngòi và nhất là không được vứt
xuống ao hay giếng nước ăn, ai không tuân thì phải phạt 0,20 đồng.
Điều thứ 47
Nếu trong làng phát ra chứng bệnh truyền nhiễm hay là toi
súc vật thì thân nhân người bệnh hay là người có súc vật toi phải tường Hương
lý để trình quan trên định liệu cách đề phòng, ai không tuân mà giấu giếm thì
không những bị tội mà lại còn bị phạt từ 0,50 đén 1,00 đồng nữa.
Điều thứ 48
Khi có người nào chết vì bệnh truyền nhiễm thì Hương lý
phải hiểu bảo cho tang gia chôn cất ngay không được để lâu.
Điều thứ 49
Nếu quan trên có lệnh sức chỉ bảo cách đề phòng những bệnh
truyền nhiễm thì Hương lý và tuần tráng phải săn sóc ai nấy đều tuân hành y
thuật
Điều thứ 50
Nếu trong làng có người nào mắc bệnh điên thành nguy hiểm
cho dân làng thì lý dịch phải giải trình quan trên xét cho đi nhà thương điều
trị.
Điều thứ 51
Nếu trong làng có người nào mắc bệnh phong thì lý dịch cũng
phải giải trình quan trên xét. Nếu người mắc bệnh phong được phép ở nhà điều
dưỡng thì Hương lý phải trông coi đừng để cho người bệnh giao dịch với dân làng
để khỏi truyền nhiễm.
Kiện cáo
Điều thứ 52
Trong làng ai có kiện cáo về dân sự hay thượng sự thì trước
hết phải trình Hương lý hòa giải.
Điều thứ 53
Khi Chánh Hội tiếp ai trình thì lập Hội đồng để hòa giải
hai bên, nếu hòa giải xong thì giao lý trưởng lập biên bản trình quan sở tại.
Điều thứ 54
Nếu hòa giải bất thuận mà Hương hội vì nguyên bị phải đi
làm chứng trước tòa thì người thua kiện phải đền tiền lộ phí.
Điều thứ 55
Trong làng cấm không ai được cãi cọ đánh đấm nhau, ai gây
sự cãi cọ đánh đấm nhau thì phải phạt 0,20 đồng.
Điều thứ 56
Nếu cãi cọ đánh đấm nhau to tát thì Hương Hội lập biên bản
giải trình quan trên xét xử.
Ngụ cư và ký táng
Điều thứ 57
Chỉ những người có căn cước minh bạch và nghề nghiệp đích
đáng thì mới được ngụ cư trong làng.
Điều thứ 58
Người ngụ cư thì phải nộp vào công quỹ một số tiền để đăng
tịch. Nếu không cho vào việc làng hàng năm thì không phải nộp.
Điều thứ 59
Người thiên hạ mà muốn ký táng ở đồng điền của làng, dù mua
đất tư của ai cũng mặc thì cũng phải xin phép Hương lý trước đã và phải nộp
tiền kiểm cố vào công quỹ là 3,00 đồng.
Điều thứ 60
Ai trước ký tàng mà nay cải táng cũng phải trình hương lý
biết, nếu không thì phải phạt 0,50 đồng.
Phường, họ, hội thóc, hội tiền để tự giúp nhau
Điều thứ 61
Những phượng họ hội thóc, hội tiền để cho vay hay tự giúp
nhau…nếu các chân hội không quá 19 người thì có thể tự họ thành lập và hành
động như thường. Những cái hội, trưởng hội, trưởng phường cùng các chân hội
phải kê tên các người trong phương trong hội đưa tường Hương lý biết đại khái
mục đích cách hành động của phường hội thế nào. Nếu dự kiến lập hội đông quá 19
người thì phải thảo điều lệ xin phép đưa quan trên duyệt y thì mới được thành
lập và hành động.
Phần thứ hai
CÁC TỤC LỆ RIÊNG
Hôn lễ
Điều thứ 62
Cưới xin ngày trước có 6 lễ,
nay chỉ theo có 3 lễ:
1.
Lễ vấn danh hay
còn gọi là lễ Dạm vợ. Lễ này là lần đầu hai bên cha mẹ hội kiến để nói chuyện
và để so sánh tên tuổi, ngày sinh tháng đẻ của con mà định việc hôn nhân của
đôi trẻ. Lễ vật thì hoặc chè cau bánh trái đáng giá độ vài ba đồng.
2.
Lễ ăn hỏi hôm này
thì nhà trai cho chú rể cùng bà con sính lễ sang nhà gái. Hôm ấy chú rể đi lễ
nhà thờ cùng là ra mắt họ hàng nhà vợ,
hai bên thông gia định ngày cưới và thách cưới. Lễ vật thì tùy theo nhà giầu
nghèo nhưng đáng giá từ 3,00 đến 20,00 đồng
3.
Lễ cưới; Hôm đó
chú rể đi cùng ông thân sinh và bà con mang sính lễ cùng tiền nong sang nhà gái
đón dâu. Bên nhà gái cũng cho bà con đem dâu về nhà chồng. Lễ vật và tiền nong
thì tùy tho nhà giầu nghèo nhưng tất cả đáng độ từ 10,00 đến 20,00 hay 30,00
đồng.
Điều thứ 63
Chăng dây đám cưới thì cấm chỉ, ai không tuân hoặc thủ
xướng hoặc can phạm thì phải phạt 5,00 đồng vì đã phạm đến mỹ tục của làng.
Điều thứ 64
Trước hôm cưới 5 ngày thì hai bên thông gia phải nộp cheo
vào quỹ. Cheo nội, cheo ngoại từ 0,50 đến 5,00 đồng. Hai bên thông gia còn phải
theo lệ luật mà khai giá thú cho con với thư ký hộ tịch.
Điều thứ 65
Trong làng ai thông dâm đàn ông hoặc đàn bà thì phải phạt
2,00 đồng mà còn phải bị truy tố không kể.
Điều thứ 66
Người nào có con gái chửa hoang thì phải phạt 3,00 đồng, bố
mẹ người thông gian cũng phải phạt như người có con gái. Thông gian lại có thể bị
truất ngôi thứ trong hai năm.
Tang lễ
Điều thứ 67
Các tục bắt buộc tang gia phải cỗ bàn mời dân ăn khi cha mẹ
về già thì nay cấm chỉ.
Điều thứ 68
Nhưng tang gia thì được tùy ý làm cỗ bàn đãi thân bằng cố
hưu đến đưa đám hay thăm viếng chứ không ai cấm đoán hoặc bắt buộc gì cả.
Điều thứ 69
Kỳ lý hoặc dân lành ai mà hạch schs tang gia sửa cỗ bàn xem
xét quả thực thì phải phạt 3,00 đồng và phải truất ngôi thứ trong 2 năm.
Điều thứ 70
Ai có cha mẹ về già thì tùy ý xếp đặt các lễ nghi trong nhà
như lễ thành phục, tế ngu vân vân…cũng tùy ý tang gia hoặc mới giáp gốc mình
hoặc mới cả làng đưa đám cũng được. Khi ấy thì tùy theo hoặc trong giáp hoặc
hương hội phải cắt phu được trợ cônghay đồ tùy để đi hộ tống cho. Nhưng người
nghèo không thể mời giáp, mời làng thì cùng tùy ý mà bà con bạn hữu đưa với
nhau.
Điều thứ 71
Lệ đám ma thì định như sau: hạng nhất: 10, 00 đòng, hạng
nhì 5.00 đồng, hạng ba 2,00 đồng. Ai mời làng thì đưa hạng nhất, ai mời lại ba
giáp thì nộp hạng nhì, ai mời giáp gốc mình thì nộp hạng ba. Nhưng người nghèo
thì được miễn tiền nộp lệ. Tùy theo từng lệ nhất, nhì, ba ai nộp hạng nào thì hoặc hàng giáp, hoặc hai,
ba giáp hoặc Hương Hội, kỳ Dịch phải đi đưa đám cho được trọng thể.
Điều thứ 72
Khi có người nào chết thì trong ba ngày phải chôn. Nếu chết
về bệnh truyền nhiễm thì nội nhật phải chôn ngay.
05/10/2015
Đỗ Đình Tuân
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét