Chủ nhật, 17/01/2016, 7:12:5 PM
Những ưu việt của thơ lục bát (25/02/2012)
Thể
thơ, bản thân nó chỉ là một loại khuôn hình của tác phẩm văn học. Cũng
giống như khuôn hình làm bánh trung thu vậy. Nó hoàn toàn có thể dùng
chung cho nhiều hiệu, nhiều hãng. Nhưng chất lượng của bánh trung thu
không phụ thuộc vào cái khuôn đúc bánh, mà nó tùy thuộc vào phẩm chất
các nguyên liệu và tài nghệ pha chế, chế biến của người làm bánh. Cố
nhiên, nói cho công bằng, thì độ dày độ mỏng, độ vuông độ tròn, tỉ lệ
cân đối hay không cân đối hay không cân đối, dáng vẻ bắt mắt hay không
bắt mắt... có thể cũng có đóng góp một phần nào nhưng không quan trọng,
không quyết định. Thể thơ lục bát cũng vậy. Nó vốn có từ trong dân gian.
Nhiều người và qua nhiều đời đã dùng nó để đúc ra các bài ca, khúc
hát... Nhưng phải đến Nguyễn Du, với tài năng lỗi lạc của mình, ông mơi
đúc ra được một truyện Kiều tuyệt thế giai nhân. Trong quá trình đúc
truyện Kiều, ông đồng thời cũng căn chỉnh, uốn nắn lại cho cái khuôn
hình lục bát trở thành thuần khiết và điển phạm nhất. Với truyện Kiều,
Nguyễn Du đã cùng một lúc tạo ra một "cú đúp", một thành công kép.
Nhưng
vì sao khi viết truyện Kiều, Nguyễn Du lại chọn thể thơ lục bát? Thực
ra thì Nguyễn Du cũng đã từng viết rất nhiều thơ chữ Hán theo thể thơ
bát cú Đường luật. Ông cũng đã viết "Văn tế thập loại chúng sinh" nổi
tiếng bằng thể thơ song thất lục bát. Trước ông đã có người dùng bát cú
Đường luật để kể chuyện và không thành công. Nhiều người khác cũng đã
dùng thơ lục bát để diễn nôm lại các câu truyện cổ nhưng cũng rất ít
thành công về mặt nghệ thuật văn chương. Nhưng khi viết truyện Kiều,
Nguyễn Du vẫn lựa chọn thể lục bát. Có lẽ là vì ông đã nhìn thấy những
ưu việt hơn hẳn của thể thơ lục bát so với các thể thơ khác. Và quả đúng
như vậy. Chỉ nói riêng về phép gieo vần của thơ lục bát dường như cũng
nó cũng đã tổng hợp được mọi phép gieo vần của các thể thơ. Thực ra thì
trong thơ cũng chỉ có hai phép gieo vần cơ bản là phép gieo vần lưng và
phép gieo vần chân. Phép gieo vần lưng phổ biến thấy xuất hiện ở tục ngữ
và các bài đồng giao thể 3 chữ, 4 chữ.
1 - Học không hay, cày chẳng biết
2 - Con rô cũng tiếc, con riếc cũng muốn
3 - Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương, dở dở ương ương cho người ta ghét
4 - Chi vi chi vít
Bán mít chợ đông
Bán hồng chợ tây
Bán mây chợ huyện
Bán kiến chợ đào
Bắt được anh nào
Thì xào anh ấy
Ù à ù ập
Bán mít chợ đông
Bán hồng chợ tây
Bán mây chợ huyện
Bán kiến chợ đào
Bắt được anh nào
Thì xào anh ấy
Ù à ù ập
Các chữ mang vần giống như các "ốc vít" để "chốt" các vế của câu tục ngữ lại.
Câu
1, câu 2 chỉ có 2 vế nên chỉ cần 1 "ốc vít" thôi. Câu 1 là "chốt" trực
tiếp, còn câu 2 là trường hợp có thêm cái "long đen" (con) độn giữa.
Câu
3 có 3 vế nên cần những 2 "ốc vít" để "chốt". Còn ví dụ 4 là một trong
nhiều bài đồng dao chơi trò chi vi chi vít rất phổ biến trong dân gian
thời xưa. Do làm theo thể "bốn chữ" nên các vế được ngắt ra thành các
dòng thơ. Nhưng phép gieo vần thì vẫn là phép gieo vần lưng.
Phép
gieo vần chân thường xuất hiện trong các thể thơ có số chữ trong câu ổn
định như các thể thơ bốn chữ; năm chữ; sáu chữ; bảy chữ; tám-chín
chữ... Theo phép gieo vần này thì các chữ mang vần nằm ở chữ cuối câu
(chân). Nếu hai chữ mang vần nằm ở cuối hai câu liên tiếp thì gọi là
gieo vần liên tiếp:
Rứa là hết! Chiều ni êm đi mãi
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi!
Quên làm sao, em hỡi, lúc chia phôi
Bởi khác cảnh, hai đưa mình nghẹn nói
Em len lét, cúi đầu tay xách gói
Áo quần dơ, cắp chiếc nón le te
Vẫn chưa thôi, lời day dứt nặng nề
Hàng dây tiếng rủa nguyền trên miệng chủ...
(Đi đi em - Tố Hữu)
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi!
Quên làm sao, em hỡi, lúc chia phôi
Bởi khác cảnh, hai đưa mình nghẹn nói
Em len lét, cúi đầu tay xách gói
Áo quần dơ, cắp chiếc nón le te
Vẫn chưa thôi, lời day dứt nặng nề
Hàng dây tiếng rủa nguyền trên miệng chủ...
(Đi đi em - Tố Hữu)
Nếu hai chữ mang vần cách nhau một câu thì gọi là gieo vần gián cách:
Dưới gốc đa già, trong vũng bóng
Nămg mát đàn trâu ngấm nghĩ nhai
Ve ve rung cánh, ruồi say nắng
Gà gáy trong thôn những tiếng dài.
(Trưa hè - Bàng Bá Lân)
Nămg mát đàn trâu ngấm nghĩ nhai
Ve ve rung cánh, ruồi say nắng
Gà gáy trong thôn những tiếng dài.
(Trưa hè - Bàng Bá Lân)
Nếu
trong một khổ thơ 4 câu mà hai câu giữa gieo vần liên tiếp, còn câu 1
và câu 4 gieo vần gián cách đôi, thì gọi là gieo vần ôm nhau:
Trên suối nhỏ chiếc cầu tre hẻo lánh
Tốp người qua, lẩy bấy vịn thanh ngang
Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang
Đùa với bóng chảy theo dòng nước lạnh.
(Nắng thu - Nam Trân)
Tốp người qua, lẩy bấy vịn thanh ngang
Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang
Đùa với bóng chảy theo dòng nước lạnh.
(Nắng thu - Nam Trân)
Thơ
bát cú Đường luật cũng là thể thơ sử dụng phép gieo vần chân trong đó
câu 1 với câu 2 là gieo vần liên tiếp. Các câu còn lại 2, 4, 8 là gieo
vần gián cách...
Trong
thể thơ lục bát thì lại cùng một lúc sử dụng cả hai phép gieo vần.
Trong câu 8 của thơ lục bát có 2 chữ mang vần, thì chữ mang vần thứ nhất
(chữ thứ 4 hoặc chữ thứ 6-riêng ở lục bát truyện Kiều thì chỉ là chữ
thứ 6) vần với chữ thứ 6 của câu 6 trên. Đây chính là phép gieo vần
lưng. Chữ mang vần thứ hai là chữ thứ 8 lại vần với chữ thứ 6 của câu 6
dưới. Đây lại là phép gieo vần chân. Hai chữ mang vần ở câu 8 lại luôn
khác nhau về thanh điệu - riêng lục bát truyện Kiều thì còn khác nhau cả
về khuôn âm nữa.
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen...
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen...
Chính
sự đắp đổi đều đặn của hai phép gieo vần chân - lưng đã làm cho thơ lục
bát có một nhịp điệu nghe uyển chuyển nhịp nhàng. Và chính sự chuyển
đổi thanh điệu và khuôn âm của hai chữ mang vần ở câu 8 đã làm cho hệ
thống vần của thơ lục bát luôn chuyển hóa và thông thoáng, rất tự do và
dễ liên kết. Làm thơ lục bát có vẻ như dễ, ai cũng có thể làm được có lẽ
là vì thế chăng?
Nếu
trong lục bát dân gian có xu hướng tự do hóa mình bằng cách mở rộng
dung lượng câu và thay đổi cách gieo vần, thì lục bát truyện Kiều lại ổn
định số lượng câu chữ và phép gieo vần. Nhưng tự do hóa mình bằng cách
đa dạng cách ngắt nhịp trong nội bộ câu. Rất nhiều câu thơ trong truyện
Kiều, nếu đem trình bày các dòng thơ theo nhịp thơ sẽ thấy nó hệt như
những câu thơ tự do hiện đại:
- Hỏi tên
Rằng
Mã Giám sinh
Hỏi quê
Rằng
Huyện Lâm Thanh
Cũng gần
Rằng
Mã Giám sinh
Hỏi quê
Rằng
Huyện Lâm Thanh
Cũng gần
- Người lên ngựa
Kẻ chia bào
Rừng phong
Thu đã nhuốm màu quan san
Kẻ chia bào
Rừng phong
Thu đã nhuốm màu quan san
- Cửa người
Đày đọa chút thân
Sớm
Ngơ ngẩn bóng
Đêm
Năn nỉ lòng...
Đày đọa chút thân
Sớm
Ngơ ngẩn bóng
Đêm
Năn nỉ lòng...
Nhờ
những đặc điểm trên mà thể thơ lục bát, đặc biệt là lục bát truyện
Kiều, luôn uyển chuyển nhịp nhàng một cách ổn định. Đồng thời vẫn dễ co
thắt, dễ duỗi dài. Tính đàn hồi này đã làm giầu có thêm khả năng diễn tả
của thơ lục bát mà các thể thơ khác khó sánh kịp. Có thể nói thể thơ
lục bát là một sáng tạo đặc sắc của thơ ca Việt Nam. Nó hết sức gắn bó
với đời sống tâm hồn người Việt và cũng mang nhiều dấu ấn của tâm hồn và
tính cách của con người Việt Nam vậy.
5/9/2011
Đỗ Đình Tuân
Sao em vào trang chủ không tìm thấy anh à?
Trả lờiXóaThấy thì cop về luôn thôi chứ không đánh dâu trang ấy lại, nên không rõ
Trả lờiXóa