217. Hồng cúc 1
Quỹ đông 2 cho thức xạ cho hương
Tạo hóa sinh thành khác đấng thường
Chuốt lòng son 3 chăng vướng tục
Bền tiết ngọc kể chi sương
Danh thơm thượng uyển 4 còn phen kịp
5
Bạn cũ đông ly 6 ắt khá nhường
Miễn được chúa tiên yêu chuộng đến
Ngày nào khá ấy trùng dương.7
1. Hồng cúc : hoa cúc đỏ
2. Quỹ đông : bóng mặt trời phía đông
3. Lòng
son : dịch chữ « đan tâm »
4. Thượng
uyển: vườn của nhà vua
5. Phen kịp:
sánh kịp
6. Đông
ly: dậu đông, hàng rào phía đông. Do câu thơ của Đào Tiềm “Thái cúc đông ly hạ”
(hái cúc dưới bờ rào mé đông)
7. Trùng
dương: ngày 9/9 âm lịch
218. Tùng 1 1
Thu
đến cây nào chẳng lạ lùng 2
Một
mình lạt 3 thuở ba đông
Lâm
tuyền 4 ai rặng 5 già làm khách
Tài
đống lương 6 cao ắt cả dùng.
1. Tùng:
cây thông
2. Lạ lùng:
đổi khác đi (lá vàng rụng đi cả)
3. Lạt: nhạt
nhẽo, (coi thường cái rét của mùa đông)
4. Lâm tuyền:
rừng suối
5. Ai rặng:
ai bảo rằng
6. Đống
lương: nghĩa đen: cái cột cái xà trong ngôi nhà, nghĩa bóng: rường cột (chủ chốt)
trong xã hội.
219. Tùng 2
Đống
lương tài có mấy bằng mày 1
Nhà
cả 2 đòi phen chống khỏe thay
Cội
rễ bền day 3 chẳng động
Tuyết
sương thấy đã đặng nhiều ngày.
1. Có mấy
bằng mày: có mấy ai bằng mày (cây tùng)
2. Nhà cả:
nhà lớn
3. Day: bản
Đào Duy Anh phiên theo nghĩa chữ Hán (di) tức dời. Nhưng phải phiên là day, hoặc
dây mới đúng âm nôm.
220. Tùng 3
Tuyết
sương thấy đã đặng nhiều ngày
Có
thuốc trường sinh càng khỏe thay
Hổ
phách 1 phục linh 2 nhìn mới biết
Dành
còn để trợ dân 3 này.
1.Hổ
phách: nhựa thông chôn vùi lâu ngày dưới đất biến thành hóa thạch dùng làm thuốc.
2. Phục
linh: loại nấm khuẩn sống ký sinh dưới gốc thông, hình như củ nâu cũng dùng làm
thuốc
3. Trợ
dân: Cứu giúp nhân dân
221. Trúc thi 1 1
Hoa
liễu 2 chiều xuân cũng hữu tình
Ưa
mày là bởi tiết 3 mày thanh 4
Đã
từng có tiếng 5 trong đời nữa
Quân
tử ai chẳng mảng danh. 6
1. Hoa liễu:
hoa của cây liễu
2. Tiết: đốt
của cây trúc
3. Thanh:
trong sạch
4. Có tiếng:
trúc được người xưa mệnh danh là “quân tử trúc”
5. Mảng
danh: nghe danh.
222. Trúc thi 2
Danh
quân tử tiếng nhiều ngày
Bảo
khách tri âm mới biết hay
Huống
lại nhưng nhưng chăng bén tục 1
Trượng
phu tiết cứng khác người thay.
- Chăng bén tục: không bén tục, do câu thơ của Tô Đông Pha: “Ninh khả thực vô nhục; Bất khả cư vô trúc. Vô nhục linh nhân sấu; Vô trúc linh nhân tục” (Thà ăn cơm không thịt; không thể ở nơi không có trúc. Không ăn thịt thì người gầy; không có trúc thì người tục).
223. Trúc thi 3
Trượng
phu tiết cứng khác người thay
Dưỡng
dỗ 1 trời có ý vay 2
Từ
thuở hóa rồng 3 còn lạ nữa
Chúa
xuân gẫm còn huyễn 4 thay.
1. Dưỡng dỗ:
nuôi nấng dạy dỗ
2. Ý vay:
ý như vậy
3. Từ thuở
hóa rồng: cây trúc mọc cong có dáng như con rồng.
4. Huyễn:
huyền ảo.
224. Mai thi 1 1
Xuân
đến nào hoa chẳng tốt tươi
Ưa
mày vì tiết sạch 2 hơn người
Gác
đông 3 ắt đà từng làm khách
Há
nhưng Bô tiên 4 kết bạn chơi.
1. Mai thi: thơ mai
2. Tiết sạch :
tiết trong sạch
3. Gác
đông: do chữ Hán “Đông các”, nơi quan tể tướng tiếp đãi các kẻ sĩ tài năng. Đỗ
Phủ khi làm quan ở Đông các có câu thơ: “Đông các quan mai động thi hứng” (ở
gác đông xem hoa mai làm động hứng thơ)
4. Bô
tiên: tức ông tiên Lâm Bô(967-1028), nhà thơ đời Tống, sống một mình trên Cô
Sơn, làm bạn với mai và hạc “mai thê, hạc tử” ( mai là vợ, hạc là con), suốt đời
không ra làm quan, sở trường và nổi tiếng về thơ vịnh mai.
225. Mai thi 2
Tiên
Bô kết đã mấy thu chầy
Ngẫm
ngọt 1 dường bằng 2 mếch trọng 3 thay
Lại
có một cành ngoài ấy rẽ 4
Bóng
thưa 5 ánh nước động người vay.6
1. Ngẫm ngột:
ngẫm nghĩ
2. Dường bằng:
dường như
3. Mếch trọng:
Mếch là lệch về, thiên về; trọng là coi trọng.
Có thể hiểu
“mếch trọng” là sự biệt đãi riêng với hoa mai.
4. Rẽ:
riêng rẽ
5. Bóng
thưa: cây mai lá không rậm rạp mà chỉ lưa thưa thấp thoáng “ Thấp thoáng rừng
mơ cô hái mơ” (Nguyễn Bính).
6. Động
người thay: rung động lòng người lắm thay.
226. Mai thi 3
Bóng
thưa ánh nước động người vay
Thầm
1 đưa hương một nguyệt hay
Huống
lại bảng xuân 2 sơ chiếm 3 được
So
tam hữu 4 chẳng bằng mày
1. Thầm: ĐDA phiên là “lịm”, Tân biên phiên là « thầm »
nhưng hiểu như nhau (Thầm, ngầm)
2. Bảng
xuân: bảng các hoa mùa xuân
3. Sơ chiếm:
chiếm đầu tiên
4. So tam
hữu: theo truyền thống xưa “Tùng, Trúc, Mai” được gọi là “Tuế hàn tam hữu” (Ba
người bạn của tiết lạnh). Câu thơ ý nói so trong ba người ấy thì chẳng ai bằng
mai.
29/09/2015
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét