115. Tự thuật 4
Khó khăn là của thế gian yêm 1
Huống mỗ già dại dột thêm
Cúc đợi đến thu hương chỉn 2 muộn
Mai sinh phải tuyết mạnh chăng hiềm 3
Gia sơn 4 đường cách muôn dặm
Ưu ái lòng phiền nửa đêm
Bể
hiểm 5 nhân gian ai kẻ biết
Ghê
thay thế nước vị qua mềm.6
1.Yêm:
chuyển âm của chữ “yếm” nghĩa là “chán ghét”
2. Chỉn: vốn,
vốn dĩ, cố nhiên…
3. Gia
sơn: núi nhà tức Côn Sơn, Chí Linh, Hải Dương
4. Chăng
hiềm: chẳng ngại
5. Bể hiểm:
Chỉ cuộc đời đầy bất trắc khó lường, bề mặt thì bằng phẳng nhưng ẩn chưa bên
trong nhiều hiểm nguy.
6. Thế nước
vị qua mềm: không gì quá mềm bằng nước (nhưng nước lại có sức mạnh ghê gớm)
116. Tự thuật 5
Hơn
thiệt đành phần 1 sự chớ liều
Được
nhàn ta ắt xá 2 tiêu diêu 3
Ngọc
lành nào có tơ vện 4
Vàng
thật âu chi 5 lửa thiêu
Ỷ
Lý 6 há cầu quan tước Hán
Hứa
Do 7 quản ở nước non Nghiêu
Phồn
hoa chẳng dám ngặt 8 yên phận
Trong
thế anh hùng ấy mới biêu. 9
1. Đành phần:
đành phận đọc biến âm cho hợp niêm
2. Xá: hãy
cứ
3. Tiêu
diêu: tiêu dao
4. Vện: vằn
vện, vết xước. tơ vện: vết xước nhỏ như sợi tơ
5. Âu chi: lo chi
6. Ỷ Lý: một ông già trong “Thương Sơn tứ hạo”. Tên đầy đủ là Ỷ Lý Quý
khuyên vua Hán Cao Tổ đừng đổi thái tử, sau đó lại về ẩn ở núi Thương Sơn không
ra làm quan.
7. Hứa Do: Một cao sĩ đời xưa. Tương truyền được vua
Nghiêu truyền thiên hạ cho, nhưng Húa Do không nhận, về ở ẩn ở núi Cô Sơn.
8. Ngặt: nghèo
9. Biêu: xem chú thích ở bài 111
117. Tự thuật 6
Lan còn chín khúc 1 cúc ba đường
2
Quê cũ chẳng về nỡ để hoang 3
Thương nhẫn 4 Biện Hòa 5 ngồi
ấp ngọc
Đúc nên Nhan Tử 6 tiếc chi vàng
Quan thanh bằng nước nhà bằng khánh 7
Cảnh ở tựa chiền lòng tựa sàng 8
Dường ấy của no 9 cho bậc nữa
Hôm dao 1 đáo để cố công mang.
1.Chín khúc: ý từ câu trong Ly tao của Khuất nguyên:
“Dư ký tư lan chi cửu uyền hề” (Ta đã tưới chín uyển lan a). Mỗi uyển là 20 mẫu
(theo thuyết văn)
2. Ba đường: xem chú ở bài 93
3. Nỡ để hoang: ý từ câu trong “Quy khứ lai từ” của
Đào Tiềm: “Điền viên tương vu hồ bất quy” (Ruộng vườn sắp hoang sao chẳng về.
4. Thương nhẫn: thương tiếc
5. Biện Hòa: người nước Sở thời Xuân Thu, được một hòn
đá ngọc, đem dâng lên Lệ Vương nước Sở, vua Sở cho là nói dối đem chặt chân bên
tả. Vũ Vương lên ngôi lại đem dâng đá ngọc, vua lại cho là nói dối, sai chặt nốt
chân bên hữu. Sau Văn Vương lên ngôi, hòa ôm ngọc khóc ở bên đường. Văn Vương
cho người hỏi, Hòa trả lời rằng: “Tôi không phải khóc vì bị chặt chân, khóc vì
ngọc mà bảo là đá, người thực mà bảo là dối”. Vua cho thợ mài ngọc xem thì quả
là ngọc tốt, người ta gọi là ngọc Biện Hòa. (theo Đào Duy Anh)
6. Đúc nên Nhan Tử: từ câu của Dương Hùng trong Pháp
ngôn: “Khổng Tử chú Nhan Uyên” (Khổng Tử đúc nên Nhan Uyên). Nghĩa của câu thơ:
đào tạo nên một người hiền tài như Nhan Uyên thì dẫu đúc bằng vàng cũng không
tiếc.
7. Nhà bằng khánh: nhà trống trơn như nơi treo chuông
treo khánh.
8. Lòng tựa sàng: Cái sàng mắt thưa dùng để tách trấu
khỏi gạo xay (khác với cài dần mắt dầy dùng để tách cám khỏi gạo giã). Ý câu
thơ bỏ qua mọi sự không để tâm đến chuyện gì nữa.
9. Của no: của đầy đủ
10. Hôm dao: hôm mai
118. Tự thuật 7
Thuốc tiên thường phục tử hà xa 1
Bồng đảo khôn tìm ngày tháng qua
Tính ắt nhiễm cùng bầy mộc thạch 2
Lòng còn chạnh có thú yên hà 3
Lồng chim ao cá 4 từ làm khách 5
Ngòi nguyệt ngàn mai phụ lệ nhà 6
Cửa động chẳng hay lìa nẻo ấy
Bích đào đã mấy phát 7 bông
hoa.8
1. Tử hà xa: xem chú thích ở bài 114
2. Nhiễm cùng bầy mộc thạch: nhiễm cái vẻ của đám cây
đá (rừng núi nơi ở ẩn lánh đời)
3. Yên hà: khói và ráng
4. Lồng chim áo cá: chỉ cảnh làm quan bị mất tự do như
chim lồng cá chậu.
5. Từ làm khách: từ khi dời nhà đi làm quan
6. Phụ cái lệ nhà quen rừng mai trăng suối ở Côn Sơn
7. Phát: lần
8. Bông hoa: nở hoa
119. Tự thuật 8
Mấy thu ao khách nhuốm hơi dầm 1
Bén phải đông hoa 2 bụi bụi xâm
Rủ viên hạc xin phương giải tục 3
Quyến trúc mai kết bạn tri âm
Nha tiêm tiếng động án Chu Dịch 5
Thạch đỉnh 6 hương tàn khói thủy
trầm 7
Lều tiện qua ngày yên thửa phận
Đài cao chẳng lọ tháp hoàng câm.
1. Hơi dầm: hơi thu ẩm ướt dầm dề
2. Đông hoa: cửa phía đông của Hoàng thành Thăng Long.
3. Giải tục: cởi bỏ hết cái phàm tục
4. Nha tiêm: cái thẻ làm bằng ngà voi dùng trong các
tàng thư để tiện tra tìm các loại sách.
5. Án Chu Dịch: cái bàn để sách Chu Dịch
6. Thạch đỉnh: đỉnh bằng đá
7. Thủy trầm: trầm hương (vì gỗ trầm thả xuống nước
thì chìm nên gọi là trầm hương)
8. Lều tiện: túp lều nghèo hèn
9.Tháp hoàng câm: câm là do chữ kim (vàng) đọc biến âm
cho hợp vần). Tháp hoàng kim là Hoàng Kim đài ở đông nam sông dịch thủy, do vua
nước Yên thời Chiến quốc dựng lên chứa nghìn vàng trong đó để mời kẻ sĩ đến.
120. Tụ thuật 9
Ở thế nhiều phen thấy khóc cười
Năm nay tuổi đã ngoại tư mươi 1
Lòng người một sự yêm chưng một 2
Đèn khách mười thu lạnh hết mười 3
Phượng những tiếc cao diều hãy liệng 4
Hoa thì hay héo cỏ thường tươi
Ai ai đều có hai con mắt
Xanh bạc dầu chưng mặt chúng ngươi.5
1. Ngoại tư mươi: ngoài bốn mươi tuổi
2. Một sự yêm (yếm) chưng một: có một chán một tức là
chán tất cả.
3. Đèn lạnh: chỉ ngọn đèn trong tâm trạng của người cô
đơn
Đây chỉ tâm trạng Nguyễn Trãi trong mười năm lưu lạc
trước khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.
4. Phượng hoàng muốn cất cánh (tiếc cao) nhưng cú diều
còn nhởn nhơ bay liệng đầy trời.
5. Mặt chúng ngươi: mặt mọi người: câu cuối ý nói tùy
mặt của từng người mà nhìn bằng con mắt xanh, hay con mắt trắng. Nguyễn Tịch đời
Tấn tiếp bạn Tri Kỷ bằng con mắt xanh, tiếp kẻ phàm tục bằng con mắt trắng gọi
là “thanh bạch nhãn”. Lúc vui vẻ cởi mở mắt nhìn thẳng tròng mắt nằm ngang nên chỗ
xanh trong mắt nhiều (mắt xanh). Lúc tức giận, hoặc coi thường, mắt nhìn lên
(trợn ngược) tròng mắt ẩn đi thành mắt trắng.
12/9/2015
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét