109. Tự thán 39
Lấy đâu xuất xử 1 lọn hai bề
Dược thú làm quan mất thú quê
Ngòi cạn ước ở làm cân cấn 2
Cửa quyền biếng mặc áo thê thê 3
Mừng cùng viên hạc 4 quen lòng thắm
5
Đã kẻo thuần lô 6 bảo hẹn về
Thong thả dầu ta ngoài thế giới
La ngàn non nước 7 một thằng hề.
1. Xuất xử : Nhà nho xưa quan niệm ra làm qun giúp
việc triều đình là « xuất », còn ở nhà vui thú điền viên gọi là « xử »
2. Cân cấn : tên một loại cá vụn, thường gọi chung
là « đòng đong cân cấn »
3. Ao thê thê : áo dài của quan chức ngày xưa
4. Viên hạc : vượn hạc
5. Lòng thắm : lòng son
6. Thuần lô : Thuần là « rau rút » Lô là « cá
vược » (có thuyết cho là cá mè) chỉ những món ăn quen thuộc ở thôn quê
7.La ngàn non nước : « la ngàn » từ kép
đôi cổ nghĩa là nghìn. Nguyễn Trãi dùng để dịch chữ « thiên sơn vạn thủy »
110. Tự thán 40
Ngủ thì nằm đói lại ăn
Việc vàn 1 ai hỏi áo bô cằn 2
Tranh giăng 3 vách nài chi bức
Đình
thưởng sen 4 năng có căn
Vườn
quạnh 5 dầu chim kêu hót
Cõi
trần có trúc dừng ngăn
Già
vẫn lấy rượu phù khỏe
Họa
lại quên 6 lòng khó khăn.
1. Việc
vàn: nguyên do, căn nguyên
2. Áo bô cằn:
áo ngắn may bằng vải thô.
3. Tranh
giăng: tranh treo
4. Đình
thưởng sen: ý câu thơ “mau dựng lều để làm đình thưởng sen”
5. Vườn quạnh:
vườn vắng
6. Họa lại
quên: may ra có thể quên
111. Tự thán 41
Chớ
còn chẳng chẳng 1 chớ quyền quyền 2
Lòng
hãy cho bền đạo Khổng môn
Tích đức cho con hơn tích của
Đua lành cùng thế mựa đua khôn
Một niềm trung hiếu làm biêu cả 3
Hai quyển thi thư ấy báu chôn
Ở thế làm chi câu thúc nữa
Nhi tôn đã có phúc nhi tôn.
1. Chẳng chẳng: từ chối đây đẩy
2. Quyền quyền: khư khư giữ lấy
3. Biêu cả: tiêu chí lớn, ngọn cờ lơn (mục đích lý tưởng)
112. Tự thuật 1
Thế gian đường hiểm há chăng hay 1
Cưỡng còn đi 2 ấy thác vay
Nước kiến 3 phong quang hầu mấy
kiếp
Rừng nho nấn ná miễn qua ngày
Tóc nên bạc bởi lòng ưu ái
Tật được tiêu nhờ thuốc đắng cay
Kỳ ký 4 nô thai 5 đà
có đấy
Kẻ nhìn cho biết lại khôn thay.
1. Há chăng hay: há lại không biết hay sao
2. Cưỡng còn đi: cứ cố mà đi
3. Nước kiến: Xem “giấc hòe an” ở bài 63
4. Kỳ ký: ngựa tốt
5. Nô thai: ngựa xấu
113. Tự thuật 2
Tính ắt trần trần 1 nẻo sinh
Ngại đòi trần thế 2 biến nhiều
hành 3
Tuổi tàn cảnh đã về ban 4 muộn
Tóc bạc biên 5 khôn chác 6
lại xanh
Ở thế thì cho ta những thiệt
Khoe mình khá chịu 7 miệng rằng
lành
Khiêm nhường ấy mới biêu quân tử
Ai thấy Di Tề có thửa tranh.
1. Trần trần: Khư khư một mực, khăng khăng một mực
2. Ngại đòi thời thế: ngại theo thời thế, ngại theo
thói đời
3. Biến nhiều hành: biến nhiều đường (phức tạp)
4. Ban: lúc, khi
5. Bạc biên: mái đầu bạc
6. Chác: đổi
7. Khá chịu: phải chịu
114. Tự thuật 3
Vẫn sinh lẩn thẩn mỗ già
Mọi sự đều nên thuấn nhã đa 1
Bà ngựa 2 dầu lành nào Bá Nhạc 3
Cái gươm nhẫn 4 có thiếu Trương
Hoa 5
Ngon mùi đạo phiến hoàng quyển 6
Tả 7 lòng sầu chén tử hà 8
Phong nguyệt dầu ta ai kẻ đoán 9
Được ngâm nga ắt xá ngâm nga.
1. Thuấn nhã đa : Theo « Từ điển Phật học Hán
Việt (Hà Nội, 1994) thì « thuần nhã đa » là phiên âm chữ Phạn « Sunyata »,
có nghĩa là hư không, hư vô.
2. Bà ngựa : từ kép đôi chỉ con ngựa
3. Bá Nhạc : Người sành coi tường ngựa đời Xuân Thu
4. Nhẫn : cho đến, đến, tuy rằng, dẫu rằng. ở đây
nghĩa là « tuy có »
5. Trương Hoa :Theo « Dự chương ký »
Trương Hoa là người đời Tấn, xem thiên văn biết ở huyện Phong Thành có bảo kiếm,
sai Lôi Hoàn đi tìm. Lôi Hoàn đào dưới nhà ngục huyện Phong Thành được hai
thanh kiếm, một khắc chữ « long tuyền », một khắc chữ « thái a »,
Trương Hoa và Lôi Hoàn mỗi người dùng một thanh. Sau khi hai người chết, hai
thanh gươm hóa thành hai con rồng lặn xuống nước. Ý câu thơ nói : thanh
gươm tuy có như thiếu con mắt tinh đời của Trương Hoa.
6. Hoàng quyển : do người TQ ngày xưa dùng cây hoàng
bá ( như câu núc nác bên ta) có mầu vàng vị đắng nhuộm sách để chống mối mọt. Vì
thế « hoàng quyển » chỉ sách nói chung.
7. Tả : giải tỏa
8. Tử hà : một thứ nước ngọc dịch do đạo sĩ luyện
thành, uống vào có thể trường sinh.
9. Đoán : cấm đoán, ngăn giữ
11/09/2015
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét