127. Tự giới
Làm
người thì giữ đạo trung dung 1
Khăn
khắn 2 răn dỗ thửa lòng
Hết
kính hết thìn 3 bề tiến thoái
Mựa
tham mựa dại nết anh hùng 4
Hùm
oai muông mạnh còn nằm cũi
Khiếu
hót chim khôn phải ở lồng
Nén
lấy hung hăng bề huyết khí
Tai
nàn chẳng phải lại thung dung.
1. Trung
dung: ở giữ không thiên lệnh về bên nào. Đạo trung dung là đạo ứng xử của nhà
nho
2. Khăn khắn:
canh cánh
3. Thìn: từ
cổ, có nghĩa là gìn
4. Nết anh
hùng: đây chỉ tính ngông nghênh hung hăng.
128. Bảo kính cảnh
giới 1
Đạo
đức hiền lành được mọi phương
Tự
nhiên cả muốn 1 chúng suy nhường
Lợi
tham hết lấy nhiều thì cạnh 2
Nghĩa
phải đem cho ít chẳng phương 3
Sự
thế xá phòng khi được mất
Lòng
người tua đoán thuở mừng thương
Chẳng
nhàn 4 xưa chép lời truyền bảo
Khiến
chớ cho qua một đạo thường.
1.Cả muốn:
muốn nhiều
2. Canh: cạnh
tranh
3: Phương:
trở ngại, làm hại. Cả câu thơ nói: điều nghĩa đem cho đi dù ít cũng không hại
gì
4. Chẳng
nhàn: dịch chữ “vô dật”. ý hai câu cuối nói phải luôn giữ cái đạo “chẳng nhàn”
(vô dật) vì “nhàn cư vi bất thiện”.
129. Bảo kính cảnh
giới 2
Bền
đạo trung dung chẳng thuở tàng 1
Màng
chi phú quý nhọc khoe khoang
Đông
về tiết muộn mai nhiều bạc 2
Thu
nẻo tin truyền cúc có vàng 3
Kết
bạn mựa quên người cố cựu
Yên
nhà nỡ phụ vợ tao khang 4
Nước
đào giếng cơm cầy ruộng
Thay
thảy dường bằng nguyệt cửu giang.5
1. Chẳng
thuở tàng: Không khi nào bị che lấp
2. Mai nhiều
bạc: hoa mai nở nhiều mầu trằng coi như có nhiều bạc (tiền)
3. Cúc có
vàng: hoa cúc nở có màu vàng coi như có vàng thật.
4. Vợ tao
khang: dịch chữ “tao khang chi thê” (người vợ tấm cám), chỉ người vợ sống với
mình từ lúc còn hàn vi, nghèo khổ, chưa thành đạt.
5. Nguyệt
cửu giang: có nhiều thuyết, trong đó có thuyết cho là chín con sông đổ vào hồ Động
Đình, Cả câu nói trong sáng vằng vặc như vầng trăng ở cửu giang.
130. Bảo kính cảnh
giới 3
Có
của hằng cho lại có thông 1
Tích
nhiều con cháu nọ trông
Nghiệp
Lưu Quý 2 thịnh đâu truyền báu
Bia
Ngụy Trưng 3 cao há nối tông
Hiềm
4 kẻ say chưng bề tửu sắc
Hòa
5 người thìn được thói cha ông
Còn
nhiều xá họp 6 toan ăn uống
Tám
chín mươi thì vạn sự không.
1. Thông: lưu
thông, thông suốt. ý câu thơ nói có của cho đi thì rồi lại có của lưu thông trở
lại (không mất).
2. Lưu
Quý: tên Hán Cao Tổ
3. Ngụy
Trưng: tể tướng Nhà Đường, khi chết được vua Đường Thái Tông soạn văn bia và
thân viết chữ khắc bia
4. Hiềm:
ngại sợ, tránh
5. Hòa:
hòa hợp, quan hệ với
6. Xá họp:
hãy cứ họp lại. Hai câu cuối nói còn cứ hay tụ vạ ăn uống thì đến tám chín mươi
tuổi cũng chẳng làm được gì (vạn sự không).
131. Bảo kính cảnh
giới 4
Nhân
nghĩa trung cần giữ tích ninh 1
Khó thì hay khéo 2 khốn hay
hanh 3
Đời Thương thánh biết cầu Y Doãn 4
Nhà Hán ai ngờ được Tử Khanh 5
Khi bão mới hay là cỏ cứng
Thuở nghèo thì biết có tôi lành
Kìa ai cây cả nhàn ngối tựa
Nẻo 6 có công nhiều lọ phải
tranh.
1. Tích ninh: bình yên, lâu dài
2. Khó thì hay khéo: gặp khó khăn thì hay nghĩ ra điều
khôn khéo
3. Gặp nguy khốn thì hay tìm ra đường giải cứu (cùng
sinh biến, biến tắc thông)
4. Y Doãn: ẩn sĩ ở Sằn dã, vua Thành Thang nhà Chu, vời
ông ra giúp nước, đánh được vua Kiệt, làm nên vương nghiệp.
5. Tử Khanh: tức Tô Vũ, làm Trung lang tường đời Hán
Vũ Đế, đi sứ Hung Nô không chịu khuất phục, bị đầy đi chăn dê, sau 19 năm mới
được trở về.
6. Nẻo: Đ DA phiên là “nếu ».
132. Bảo kính cảnh giới 5
Phúc
của chung thì họa của chung
Nắm
thời họa phải phúc về cùng
Văn
chương chép lấy đòi 1 câu thánh
Sự
nghiệp tua thìn 2 phải đạo trung
Trừ
độc trừ tham trừ bạo ngược
Có
nhân có trí có anh hùng
Mặc
cho biết nơi dường ấy
Chẳng
thấp thì cao ắt được dùng.
1. Đòi: tiếng
cổ có nhiều nghĩa: theo, luôn luôn, thường thường, nhiều, đôi khi. Đây hiểu là
theo
2. Tua thìn:
cần giữ gìn, nên giữ gìn.
13/09/2015
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét