Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Ai đúng hơn ai ?



   Đền Đa Hòa (Khoái Châu, Hưng Yên), thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung, một công trình kiến trúc của Chu Mạnh Trinh



                                     Ai Đúng hơn ai ?

Trước hết phải nói Chu Mạnh Trinh là người viết trước. Tôi tìm đọc bài thơ ở các nguồn tài liệu khác nhau thì thấy cũng có một số điểm khác nhau. Trước hết là  về câu chữ có hai chỗ khác biệt là: chữ “mầu xuân” có bản ghi là “mùa xuân” , chữ “dưới hoa” có bản ghi là “dãy hoa”. Về tên bài thơ cũng có những khác biệt. Trong giai thoại này thì viết là Viếng Đạm Tiên, gặp Kim Trọng. Nhưng trong tập thơ Vịnh Kiều tham dự cuộc thi thơ do Tổng đốc Hưng Yên Lê Hoan tổ chức năm 1905, và chánh chủ khảo là Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến thì đầu đề lại khác. Thực ra thì cuộc thi ấy có đề ra quy định rất cụ thể: Mỗi người tham dự  phải làm một bài tựa tác phảm của Thanh Tâm tài nhân (tức Kim Vân Kiều truyện) bằng chữ Hán, theo thể văn tứ lục; một bài tổng vịnh (tức đề từ) và 20 bài thơ đường luật (có thể bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm) dựa theo 20 hồi trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân ( dân gian thường gọi là Kiều tự  để phân biệt với bản Truyện Kiều của Nguyễn Du là bản Kiều Nôm). Cụ thể tác phẩm dự thi của Chu Mạnh Trinh như sau:
1.     Hồi 1: Kiều chơi tết Thanh Minh
2.     Hồi 2: Hội ngộ vườn Thúy
3.     Hồi 3: Kiều thề nguyền với Kim Trọng
4.     Hồi 4: Kiều cậy em thay lời
5.     Hồi 5: Kiều bán mình chuộc cha
6.     Hồi 6: Vương ông được tha
7.     Hồi 7: Kiều về trú phường
8.     Hồi 8: Tú Bà Khuyên Kiều
9.     Hồi 9: Kiều mắc lận Sở Khanh
10.   Hồi 10: Tú Bà dậy nghề chơi
11.   Hồi 11: Kiều gặp Thúc Sinh
12.   Hồi 12: Kiều lấy Thúc Sinh
13.   Hồi 13: Thúc Sinh về thăm Hoạn Thư
14.   Hồi 14: Kiều mắc tay Hoạn Thư
15.   Hồi 15: Kiều ở Quan Âm các
16.   Hồi 16: Thúc sinh lén thăm Kiều
17.   Hồi 17: Kiều gặp Từ Hải
18.   Hồi 18: Kiều đến ân báo oán
19.   Hồi 19: Từ Hải ra hàng
20.   Hồi 19b: Kiều trầm mình
21.   Hồi 20: Tái hợp
22.   Tổng vịnh truyện Kiều
23.   Thanh Tâm tài nhân tập tự
24.   Thúy Kiều lưu lạc (hát nói)
25.   Thúy Kiều oan trái (hát nói)
Như vậy có thể xem tác phẩm dự thi của Chu Mạnh Trinh là một bản chuyển thể  truyện kiều từ văn xuôi chữ Hán sang thể thơ đường luật chữ Nôm, một bản dịch Truyện Kiều thứ hai trong văn học Việt Nam. Đặc biệt là tác phẩm của ông lại được đánh giá rất cao và trao giải nhất về thơ Nôm trong cuộc thi ấy. (về chữ Hán, người được giải nhất là Chu Thấp Hy). Điều quan trọng là sau cuộc thi, thơ Chu Mạnh Trinh vẫn ở lại cùng bạn đọc và được lưu truyền rộng rãi. Điều đó đủ minh chứng cho Chu Mạnh Trinh không lạc đề.
Tôi có nhờ goole tra cứu giúp về Nguyễn Đình Văn nhưng không tìm được. Có thể ông cũng là một nhà thơ nhưng tầm cỡ chưa đủ lớn để chúng ta có thể tìm thấy dễ dàng. Cũng có thể ông chỉ là một “nhân vật giai thoại” sinh ra để phát biểu cho môt quan điểm đánh giá về thơ Chu Mạnh Trinh mà thôi. Cho nên đành chỉ có thể căn cứ vào ý kiến và bài thơ cụ thể ghi trong giai thoại mà thẩm định vậy. Rõ ràng là ý kiến “sổ toẹt” của ông là thiên vị và đầy thành kiến. Rất có thể là vì ghét người mà chê văn chăng ? Bởi vì dù sao thì Chu Mạnh Trinh cũng là một vị quan to của triều đình nhà Nguyễn dưới thời Pháp thuộc. Mà đã làm quan cho giặc thì trước con mắt của mọi người thời đó và kể cả ngày nay nữa vẫn còn ghét bỏ. Nhiều khi đến mức oan uổng. Có lẽ lịch sử sẽ còn phải làm nhiều cuộc “chiêu tuyết” cho khá nhiều danh nhân mà trong những hoàn cảnh nhất định đã có những cách “ứng xử hai mặt” không dễ gì hiểu rõ và cảm thông. Chu mạnh Trinh và kể cả Lê Hoan nữa đều là những người như thế.
Còn về bài thơ thì Nguyễn Đình Văn đã hoàn toàn lạc đề. Đúng ra bài này phải đề là Tâm trạng Thúy Kiều trong hội đạp thanh. Mở bài ra đã là “Tình nọ duyên kia vướng vít hoài”. Trong suốt bài thì hết “thương” lại “nhớ”; hết “khóc” lại “cười”. Cho đến tận cuối bài kết lại ta vẫn thấy “Thấu lòng ai chửa hỡi ai ơi”. Tất cả đều “vướng vít” cái tâm trạng rối bời của Thúy Kiều. Còn phần thuật lại câu chuyện ư ? Nếu có thì cũng chìm ỏ phấn dưới, ta phải suy ra mới thấy. Thế là người làm “lạc đề” lại chê người làm “sát đề” vậy! Nhưng thôi, ý kiến riêng của ông Nguyễn Đình Văn thế nào thì tùy ông. Bởi đó là quyền ông. Nhưng “sổ toẹt” thì quả là không nên. Viết đến đây tôi bỗng nhớ tới một lời khuyên chí lý của Lê Quý Đôn trong phê bình văn chương: “Văn chương là của chung thiên hạ, ý kiến mỗi người mỗi khác, phân tích thì được chứ không nên chê mắng”. Tôi xin mượn câu nói ấy để thay cho cái kết bài này.

1/11/2012
ĐĐình Tuân 

Tìm lại thơ cũ






Cuối năm Nhâm Ngọ

Con chữ không ra cứ thập thò
Gần ngày xuân đến lại thêm lo
Rì rầm khấn vái lơ mơ mơ Phật
Hí húi sách đèn lõm bõm Nho
Cờ tướng cầu lông đông khách đánh
Cô ca nước khoáng ít người mua
Nếu như cột sống không sinh sự
Thì đến sang năm vưỡn quét chùa.*
                         8/12/2002

*Thời các con đang học đại học (2001-2006), vì không lương, tác giả phải làm bảo vệ ở CLB Côn Sơn  và bán thêm nước giải khát để "tăng thu nhập".

1/11/2012
Đỗ Đình Tuân


Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Lượm lặt từ sổ ghi chép cũ 19

Đêm

Mặt trời mọc dậy mà đi
Mặt trời lặn lại trở về với đêm

Người khó đêm chỉ là đen
Tối như cái thuở tắt đèn ngày xưa
Người buồn đêm chỉ là mưa
Ròng như nến chảy thấm vừa năm canh
Người vui đêm chỉ là xanh
Bao nhiêu trăng sáng tan thành suối thơ
Người mộng đêm chỉ là mơ
Kề bên ngà ngọc còn ngờ liêu trai


Đêm về tháo bỏ cân đai
Lều tranh cũng hóa lâu đài lạ chưa
Tắt đèn dân cũng như vua
Đài các cũng thể quê mùa khác chi
Đêm mờ, đêm ảo, đêm “luy”
Đêm mà quần áo còn gì là đêm
Đêm mê, đêm mệt, đêm rên
Đêm làm mất ngủ bắt đền …còn lâu


Hỡi người ngày trắng đêm thâu
Thắp đèn xin lại bắt đầu cùng đêm.
                                Phạm Công Trứ




*… “Tôi học tập các nhà thơ phương đông khi họ nói: “ Phải kết hợp xảo (kỹ thuật tinh vi) với phác (mộc mạc). Tôi học tập Bô đơ le khi ông khuyên: “Mỗi nhà thơ phải là một nhà phê bình” (của chính mình); và khi ông chủ trương một sự “ chậm rãi minh triết”. Tôi không thấy có sự cần thiết phải làm nhiều, làm nhanh để làm ẩu. Tôi tự xác định chỉ nên là, và chỉ có thể là một người làm thơ nghiệp dư, tài tử để có thể tự do. Tự do viết những điều nội tâm mình thôi thúc phải viết, tự do hủy bỏ những cái viết ra nhưng không vừa ý”.
                                                       Chính Hữu

31/10/2012
ĐĐình Tuân

Thu cảnh




(Họa ngược vận bài “Nỗi thu” của Cẩm Tú:
Xem Tri ân cuộc đời 25/10/2012)


Heo may xua quét dọn quang trời
Sông suối xem chừng đến độ vơi
Hạt dẻ rừng xa theo gió rụng
Lúa vàng ruộng thấp trĩu bông phơi
Trai thanh khắc khoải mong tìm bạn
Gái lịch âm thầm muốn có nơi
Tiết lạnh lòng người thu ấm lại
Đêm lành thánh thót hạt sương rơi.

30/10/2012
Đỗ Đình Tuân

Danh nhân nho sĩ viết về Chí Linh 14



                                   Nguyễn Thiện Thuật
                                           (1841-1926)
                            
            Nguyễn Thiện Thuật, ng­­ười làng Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, tỉnh H­­ng Yên, đậu cử nhân khoa Bính Tý(1876).Nguyễn Thiện Thuật là một trong những quan lại kiên quyết chủ tr­­ương kháng chiến chống thực dân Pháp khi chúng tiến hành xâm l­­ược nư­­ớc ta cuối thế kỷ XIX. Khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc kỳ lần thứ hai, ông đang giữ chức Tán t­­ương quân vụ tỉnh Hải D­ư­ơng, cùng một số sĩ phu yêu n­­ước trong tỉnh đã đứng lên mộ quân đánh giặc.Ông đã liên hệ mật thiết với quan Tuần phủ Lạng-Bình  Lã Xuân Oai phối hợp tác chiến với quân Thanh đóng ở n­­ước ta lúc đó để cùng đánh Pháp.Triều đình Huế đầu hàng ra lệnh bãi binh, nh­­ưng ông đã cự tuyệt, ở lại cùng với nhân dân đánh giặc. Sau đó triều đình nhà Thanh thỏa hiệp với thực dân Pháp rút quân về n­­ước, ông phải bỏ sang Long Châu (Trung Quốc) để lánh nạn. Nh­­ưng đến năm 1885, hư­­ởng ứng chiếu Cần v­­ương ông lại trở về n­­ước kháng chiến. Ông đ­­ược vua Hàm Nghi cử giữ chức Bố chánh Hải D­ư­ơng, sau đó lại đ­­ược thăng Bắc kỳ hiệp thống quân vụ đại thần. Do có uy tín và đạo đức, ông đã trở thành vị thủ lĩnh của nghĩa quân Bãi Sậy. Căn cứ chính của nghĩa quân là vùng Bãi Sậy thuộc địa bàn các huyện Khoái Châu, Văn Giang, Văn Lâm thuộc tỉnh H­­ng Yên.Tại đây, nghĩa quân có thể khống chế những con đ­­ường giao thông thủy bộ chính ở đồng bằng và tỏa ra uy hiếp các tỉnh thành lớn. Mặc dù chỉ có vũ khí thô sơ, nh­ư­ng bằng lối đánh du kích, nghĩa quân d­­ưới sự chỉ huy của Nguyễn Thiện Thuật đã duy trì đ­ược cuộc kháng chiến trong ngót m­ười năm trời, ở một vùng đồng bằng không có rừng núi hiểm trở. Ban ngày cày ruộng, ban đêm đánh giặc, nghĩa quân Bãi Sậy đã biết dựa vào nhân dân, ẩn hiện bất th­­ường, đánh địch bằng mọi cách và bằng mọi ph­­ương tiện.
            Năm1889, ông bị đội quân tuần tiễu của Hoàng Cao Khải bao vây ở căn cứ Hai sông nh­­ưng đ­­ược Đốc Tít bố trí đ­­ưa sang Trung Quốc an toàn.Tại Trung Quốc ông vẫn hằng mong có ngày trở về đất n­­ước xây dựng lại phong trào, nh­ư­ng tình thế ngày một khó khăn nên không thực hiện đ­­ược. Năm 1926 ông mất tại Trung Quốc.
            Nguyễn Thiện Thuật đã nêu cao ý chí kháng chiến, uy vũ của địch không khuất phục nổi ông. Địch đã bắt gia đình ông gồm hai m­­ươi ng­­ười để buộc ông đầu thú, như­­ng ông đã khẳng khái trả lời:Thà hy sinh cả gia đình chứ không thể ngừng chiến đấu. Các em và các con ông đều tham gia  phong trào cứu n­­ước và đều bị quân thù giết hại hoặc bắt tù đày.
            Với Chí Linh, Nguyễn Thiện Thuật còn để lại một bài thơ viết về Trần H­­ưng Đạo và đền Kiếp Bạc.
 
題陳興道祠
剎却衚元百萬兵
陳朝名相卓王靈
當年父子君臣義
亘估英雄豪桀名
滕海戎場春水闊
龠山祠廟暮雲平
願憑一剑清群醜
鬼毒如今甚伯灵 
                                                      
Phiên âm:
Đề Trần H­­ưng Đạo vư­­ơng từ
Sát kh­­ước hồ Nguyên bách vạn binh,
Trần triều danh t­­ướng trác vư­­ơng linh.
Đ­­ương niên phụ tử quân thần nghĩa,
Cắng cổ anh hùng hào kiệt danh.
Đằng hải nhung tr­­ường xuân thủy khoát,
Dư­­ợc Sơn từ miếu mộ vân bình.
Nguyện bằng nhất kiếm thanh quần xú,
Quỷ độc như­­ kim thậm Bá Linh.                              
Dịch nghĩa:
Đề đền Trần Hư­­ng Đạo
Giết phăng trăm vạn quân rợ Nguyên,
Vị t­­ướng tài đời Trần oai linh lừng lẫy.
Bên cha bên vua trong tình thế lúc ấy
đã giữ trọn đ­­ược nghĩa lớn,Tiếng tăm anh hùng hào kiệt còn truyền
                                                          mãi đến ngày nay.
Bãi trận trên sông Đằng n­­ước xuân man mác,
Ngôi đền chân núi D­­ược mây chiều phẳng lặng.
Muốn nhờ oai g­­ươm thiêng trừ hết loài quỷ xấu,
Chúng còn độc ác hơn cả Bá Linh thuở ấy.
Dịch thơ:
Quét sạch rợ Hồ trăm vạn binh
Triều Trần danh tướng khét oai linh
Trước sau luôn giữ lòng trung nghĩa
Kim cổ anh hùng bậc nhất danh
Chiến trận Đằng Giang sông nước rộng
Dược sơn đền miếu khói mây lành
Muốn nhờ thanh kiếm trừ gian xấu *
Chúng ác còn hơn cả Bá Linh.**
                        Đỗ Đình Tuân dịch
Ghi chú:
*-Gian xấu: ở đây chỉ bọn thực dân Pháp đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm l­ược c­ướp n­ước ta ngày ấy(cuối thế kỷ XIX).
**-Bá Linh: tức Nguyễn Nhan, tên t­ướng Nguyên hung ác, bị Trần H­ưng Đạo bắt và xử tử, ta th­ường gọi là Phạm Nhan (thằng tội phạm tên là Nhan).

30/12/2012
ĐĐình Tuân 



Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Lượm lặt từ sổ ghi chép cũ 18

                                Di ảnh nhà thơ, kiến trúc sư Chu Mạnh Trinh


                       Chê thơ Chu mạnh Trinh

Trong một buổi họp các nhag nho, ông Nguyễn Đình văn, người thôn Phượng Đình, xã Hoàng Long, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa bác bỏ cả hai loại ý kiến bàn về một bài thơ của Chu Mạnh Trinh:
Viếng Đạm Tiên, gặp Kim Trọng
Mầu xuân ai khéo vẽ nên tranh
Nô nức đua nhau hội đạp thanh
Phận bạc ngậm ngùi người chín suối
Duyên may run rủi khách ba sinh
Dưới hoa nép mặt gương lồng bóng
Ngàn liễu rung cương sóng gơn tình
Man mác vì đâu thêm ngán nỗi
Đường về chiêng đã gác chênh chênh
Ông Nguyễn Đình Văn phê bình như sau:  “Bài thơ ấy đầu đề là Viếng Đạm Tiên, gặp Kim Trọng mà cả tám câu chỉ có hai câu ba và bốn nói được ý gặp hai người thì phép tắc làm văn để ở đâu ? Đây là một bài thơ lạc đề thì dù hoa mỹ đến đâu cũng phải sổ toẹt”.
Các nhà thơ nghe nói đều giật mình. Họ đọc lại bài thơ và quả thấy đúng như lời phê bình nghiêm khắc của ông. Trầm trồ một lúc, họ bảo ông Nguyễn Đình Văn:
Thế bác có thể làm một bài khác cũng theo đầu đề ấy được không ? Nguyễn Đình Văn chần chừ một lúc rồi nhận lời. Ông đọc:
Ngày xuân dạo bước lúc thảnh thơi
Tình nọ duyên kia vướng vít hoài
Thương kẻ dấu giày in mặt đất
Nhớ ai mầu áo nhuộm da trời
Khóc cùng cây cỏ chừng e phận
Cười với non sông muốn ngỏ lời
Hội khách ba sinh người chín suối
Thấu lòng ai chửa hỡi ai ơi.
Cho đến nay không biết đã có bạn nào thẩm định lại xem Chu Mạnh Trinh và Nguyễn Đình Văn ai làm đúng đề hơn ?
                         (Theo giai thoại văn học Thanh hóa)
Nhân đọc lại giai thoại văn học này, Đỗ Đình Tuân muốn mời các “nhà thơ xóm Tri ân” cùng tham gia thẩm định giúp. Âu cũng là một dịp để cùng nhau mạn đàm trao đổi  về thơ Đường Luật. Xin trân trọng cám ơn trước.

30/10/2012
Đỗ Đình Tuân

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Sau bão Sơn Tinh (Bão số 8/12)






Cơn bão trước mày trổ
Cơn bão này mày đổ.
                           Đỗ Đình Tuân










Chém cha cơn bão Sơn Tinh
Làm hai buồng chuối nhà mình đổ non
                                                Vũ Thị Song Thu

29/10/2012
Đỗ Đình Tuân

Lượm lặt từ sổ ghi chép cũ 17







Lên núi

Mọi người lên núi đọc kinh
Còn tôi lên núi nộp mình cho sương

Mọi người lên núi thỉnh chuông
Tôi lên YÊN TỬ lấy buồn làm vui

Tùng xanh đến thế thì thôi
Núi cao cốt để dắt người vào mây

Về đây uống núi mà say
Đọc kinh vô tự để bay một lần.

                               Phi Tuyết Ba

Chế Lan Viên nói về thơ

1… Một cô gái gương mặt đẹp; mắt, múi, miệng đều đẹp; mà người lùn dí, to bè, không co quắp gì thì đâu có hấp dẫn. Thơ cũng vậy. Trước hết phải đẹp toàn bài. Phải có ý của toàn bài, phải nhắm cái gì đã rồi mới nói đến câu.

2. Tổng thể bài thơ như cái quạt thì câu thơ như cái nan quạt và tứ thơ như cái đỉnh găm cái nan quạt lại: Không có cái đỉnh này, tức là không có tứ thơ, thì nan quạt dù vót đẹp, dù khắc chạm, bằng xương hay bằng ngà, thì cũng rời rã không thành quạt được đâu.

29/10/2012
Đỗ Đình Tuân

Nhành mai trước mộ



(Họa nguyên vận bài "Gọi tên" của Vancali:
Xem Blog Tạ Anh Ngôi 22/10/2012)
 
Nghe tin đâu dám ngỏ cùng ai
Thao thức năm canh những thở dài
Câu chuyện năm xưa dường sống dậy
Tấm hình ngày ấy vẫn không phai
Người về Phật quốc an nhiên vậy
Kẻ ở dương gian tiếc nuối hoài
Chuyện cũ từ đây đành khép lại
Trước mồ xin hóa một nhành mai.

29/10/2012
Đỗ Đình Tuân


Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Bài thơ về mẹ đá



          Đền thờ "Thạch mẫu" ở Lê Lợi, Chí Linh



詠石母
千山終秀地多情
石母胞胎啓聖明
附佐陳朝攏國祚
扶持南越保民生
名藍劫泊多占仰
威鎭元朝最顯靈
或曰齊天重出世
斯言的是究窮經
                    缺名
Phiên âm:
Vịnh thạch mẫu
Thiên sơn chung tú địa đa tình
Thạch mẫu bào thai khải thánh minh
Phụ tá Trần triều long quốc tộ
Phù trì Nam Việt bảo dân sinh
Danh lam Kiếp Bạc đa chiêm ngưỡng
Uy trấn Nguyên triều tối hiển linh
Hoặc viết Tề Thiên trùng xuất thế
Tư ngôn đích thị cứu cùng kinh.
                             Khuyết danh
Dịch nghĩa:
Bài thơ về mẹ đá
Nghìn núi chung đúc vẻ đẹp, đất cũng đa tình
Mẹ đá mang thai sinh ra vị thánh sáng suốt
Giúp nhà trần đưa đất nước đến chỗ hưng thịnh
Phù trì nước Nam Việt bảo vệ cuộc sống dân lành
Cảnh đẹp ở Kiếp Bạc nhiều người xem ngắm
Uy chặn giữ giặc Nguyên ở đây rất linh ứng
Có kẻ nói đây là Tề Thiên xuất thế trở lại
Lời nói ấy không thấy có trong sách nào.

Sinh thực khí của Thạch mẫu, tương truyền là nơi sinh ra Đức thánh Phi Bồng


Dịch thơ
Nghìn non đẹp đẽ đất đa tình
Mẹ đá mang thai để thánh sinh
Giúp đỡ nhà Trần đưa nước thịnh
Phù trì Nam Vit giúp dân sinh
Cảnh quan Kiếp Bạc nhiều xem ngắm
Uy chặn triều Nguyên rất hiển linh
Người nói Tề Thiên lại xuất thế
Điều này không thấy có trong kinh.
                       Đỗ Đình Tuân dịch

27/12/2012
Đỗ Đình Tuân
(Sưu tầm và dịch)

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Lượm lặt từ sổ ghi chép cũ 16






Thăm bạn ở bệnh viện về

Chưa lui hết bệnh đã về
Nằm thêm thì sợ bỏ bê ruộng đồng
Cảnh nhà miệng đói con đông
Giấy tờ bảo hiểm lương không có gì

Nước da rừng xám như chì
Giờ đen nhùi nhụi cả thì nắng nôi
Không buồm cánh én cánh dơi
Thuyền in ra mé chân trời được đâu

Thôi thì ngải cứu buộc đầu
Đau xương cạo gió xoa dầu xũng xong
Thà đêm co quắp ngủ nong
Còn hơn những kẻ nằm cong ván giường

Ngày đi mù mịt khói sương
Dấn thân vào bãi chiến trường nhẹ không
Ngắt ngang ngọn gió thành giông
Nghiêng trời đổ nước xuống sông bừng bừng

Bây giờ chớp lặn sấm ngưng
Thì đem gân cốt bện thừng đóng đai
Mồ hôi bê bết tóc tai
Tung chăn bạn đứng ra ngoài nồi xông

Tôi nhìn ngực bạn phập phồng
Nghĩ mình nhiều lúc sống không ra gì
Đã không giống những người đi
Còn hay toan tính so bì đâu đâu

Chữ ưa đánh bóng quang dầu
Trăm câu thơ viết nghìn câu huê tình.

                                   Hải Thanh

1. Đầu óc thô thiển đẻ ra thứ thơ không tư tưởng. Tâm hồn khô cứng đẻ ra thứ thơ không hồn. Tâm hồn thấp bé đẻ ra thứ thơ vặt vãnh. Nghệ thuật kém cỏi đẻ ra thứ thơ “con cóc”. Lòng yêu thích thơ tuyệt nhiên không thể bù đắp những khuyết tật ấy.
                                                         Lãng Văn

2. Phút linh cầu mãi không về
Bâng khuâng giấy trắng chưa hề mực đen.
                                                       Hồ ZDếnh

3. Thơ thật sự phải truyền miệng trong quần chúng rồi sau mới in thành sách.
                                                       A Đam Míckêvich

4. Thơ không có mới cũ, chỉ có thơ dở và thơ hay.
                                                       Bích Khê

5. Phàm trong thơ, câu mở đầu nên như pháo nổ, tiếng vang nhanh và mau dứt. Câu kết nên như chuông kêu, tiếng trong mà dư âm.
                                                       Tạ Trần (Trung Quốc)

27/10/2012
Đỗ Đình Tuân


ĐẾM TIỀN

Ông ngồi giương kính đếm tiền Đồng tiền mỏng thế mà liền với xương Tiền này là khoản tiền lương Là tiền năm tháng chiến trường cho ta ...