Ngô Thì
Nhậm
(1746-1803)
Ngô Thì Nhậm sinh ngày 25 tháng 10
năm 1746, tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam( nay thuộc Thanh
Trì Hà Nội). Lúc nhỏ tên là Phó, tự Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên. Ngô Thì Nhậm sinh
ra trong một gia đình nổi tiếng về khoa hoạn và trước thuật, từng có một văn
phái riêng của dòng họ mình, đó là “Ngô gia văn phái”.
Thuở nhỏ Ngô Thì Nhậm học tại nhà dưới
sự dạy dỗ của cụ nội là Ngô Trân(1679-1761), và sau đó là của cha Ngô Thì Sĩ.
Năm 16 tuổi Ngô Thì Nhậm đã bắt đầu viết sách. Cuốn sách đầu tay của ông chính
là cuốn Nhị thập tứ sử toát yếu, được biên soạn dưới sự hướng dẫn của
cha.
Năm 1768, Ngô thì Nhậm đỗ đầu thi hương.
Năm sau(1769) đõ khoa Sĩ vọng, được bổ Hiến sát phó sứ Hải Dương, mở đầu cuộc
đời làm quan
dưới thời
Lê-Trịnh. Cùng năm đó ông soạn cuốn Hải Dương chí lược, một cuốn sách
về địa lý của tỉnh Hải Dương cũ. Rất tiếc là cuốn sách đó nay đã bị thất
truyền.
Năm 1771, cha ông là Ngô Thì Sĩ,
đang làm Tham chính ở Nghệ An, bị quan Tư
đồ lúc đó là Hoàng Ngũ Phúc ghen ghét, ghép vào tội gian lận trong kỳ thi hương,
cách tuột chức tước.Ngô Thì Nhậm cũng bỏ quan về nghỉ với lý do “phụng dưỡng
cha già”. Năm đó ông mới 26 tuổi.
Năm 1775, Ngô Thì Nhậm đỗ tiến sĩ, được
bổ chức Hộ khoa cấp sự trung ở bộ Hộ. Năm sau(1776) thăng Giám sát ngự sử đạo
Sơn Nam, rồi Đốc Đồng trấn Kinh Bắc. Năm 1778, kiêm thêm chức Đốc Đồng Thái
Nguyên. Trong thời gian này ông có tham gia dẹp loạn Hoàng Văn Đồng, nên được
chúa Trịnh Sâm khen là một “Đốc Đồng giỏi”. Sau đó ông soạn cuốn Thánh triều
hội giám cũng được Trịnh Sâm khen. Năm 1780, trong vụ án năm Canh Tý, hình
như nhờ có công trong việc tố giác âm mưu của một số quan chức trong phe
Trịnh Tông, nên được thăng chức Hưũ thị lang bộ Công.Đến năm 1782, sau khi
Trịnh Sâm mất được một tháng, kiêu binh nổi dậy giết Quận Huy, phế Truất Trịnh
Cán và phò Trịnh Tông lên ngôi chúa. Ngô Thì
Nhậm phải lánh nạn về quê vợ ở am Lệ Trạch, xã Đội Trạch, trấn Sơn
Nam(nay thuộc Vũ Thư Thái Bình), nương nhờ một người em vợ là Đồng Lạc Thị,
vừa dạy học vừa soạn sách.
Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra
Bắc, diệt nhà Trịnh, giao lại quyền bính cho Lê Hiển Tông, rồi lại trở về Nam.
Em ông là Ngô Thì Chí đã xuống tận am Lệ Trạch để đón Ngô Thì Nhậm về kinh. Khi
ông về tới kinh thì vua Lê Hiển Tông đã mất. Lê Chiêu Thống lên nối ngôi đã
trao cho Ngô Thì Nhậm chức Hộ bộ đô cấp sự trung, sau thăng Hiệu thảo kiêm toản
tu quốc sử.
Năm 1787, Lê Chiêu Thống được
Nguyễn Hữu Chỉnh giúp đã chống lại nhà Tây Sơn. Nguyễn Huệ cho Vũ Văn Nhậm ra
đánh. Vua Lê Chiêu Thống phải bỏ kinh thành chạy về vùng Lục Nam xứ Kinh Bắc
ẩn náu và sai người sang nhà Thanh cầu viện. Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần
thứ hai, có xuống lệnh tìm kiếm các quan lại cũ của triều đình Lê-Trịnh ra giúp
nước. Được Trần Văn Kỷ (một danh sĩ đất Thuận Hóa, khi ra Thăng Long thi hội
năm 1778 có quen biết Ngô Thì Nhậm) giới thiệu, ông đã được vào bái yết Bắc
Bình vương Nguyễn Huệ. Ông được Nguyễn Huệ trao cho chứcHữu thị lang bộ Công,
tước Tình phái hầu, cùng với Võ Văn Ước coi tất cả các quan văn võ của nhà Lê.
Dưới thời đại nhà Tây Sơn, Ngô Thì
Nhậm đã có những đóng góp lớn lao cho lịch sử dân tộc.Việc đầu tiên, Ngô Thì
Nhậm đã thuyết phục được nhiều cựu thần
của nhà Lê hiểu rõ xu hướng tất yếu của lịch sử lúc bấy giờ mà tình
nguyện tham gia giúp nhà Tây Sơn như Phan Huy ích, Trần Bá Lãm, Đoàn Nguyễn
Tuấn, Võ Huy Tấn, Ninh Tốn, Nguyễn Đề…Có thể nói chính sách thu dụng nhân tài,
không phân biệt kẻ mới người cũ, thu phục nhân tâm về một mối, triệt để cô lập
kẻ thù của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đã
được Ngô Thì Nhậm thực hiện một cách xuất sắc, góp phần rất lớn vào việc củng
cố nền chính trị ở Bắc Hà.
Tháng 10 năm 1778, được Lê Chiêu
Thống yeu cầu, Tổng đốc
Lưỡng Quảng của nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị, lấy
chiêu bài “hưng diệt, kế tuyệt”(dấy nước đã bị diệt, nối lại dòng đã tuyệt),
đem 29 vạn quân cùng hàng chục vạn dân phu phục dịch, vượt biên giới nước ta
để thực hiện dã tâm xâm lược. Quân địch vừa kêu gọi tướng sĩ quân Tây Sơn nổi
dậy chống lại anh em nhà Tây Sơn, vừa cậy quân đông thế mạnh đã hùng hổ tiến
đánh. Chẳng mấy chốc chúng đã chiếm được Thị Cầu và trực tiếp uy hiếp kinh
thành Thăng Long.Trước tình thế ấy, Ngô Thì Nhậm đã phân tích sắc sảo tình
hình thực tế Bắc Hà lúc đó để bác lại các chủ trương “lấy quân nghỉ ngơi mà
đánh quân mệt nhọc” hoặc “ cố thủ để chờ viện binh ở Nam ra” và đề xuất nuớc cờ
Tam Điệp vô cùng lợi hại.Sau này chỉ có vua Quang Trung là hiểu được và đánh
giá rất cao nước cờ Tam Điệp này của Ngô Thì Nhậm “Trong thì khiến cho lòng
quân kích thích, ngoài thì khiến cho lòng giặc kiêu căng…”, tạo điều kiện thuận
lợi cho chiến dịch đại phá quân Thanh mùa xuân năm Kỷ Dậu(1789) của vua Quang
Trung.
Sau chiến thắng năm Kỷ Dậu, vua
Quang Trung lại giao toàn bộ công việc bang giao với triều đình nhà Thanh cho
Ngô Thì Nhậm và Phan Huy ích định liệu. Chỉ sau một năm đấu tranh trên mặt trận
ngoại giao, Ngô thì Nhậm đã thuyết phục được nhà Thanh không nên “hổ thẹn” mà
báo thù và đến năm Canh Tuất(1790), triều đình Mãn Thanh đã phải tiếp nhận sứ
thần An Nam sang dâng biểu và nộp cống.Vua Càn Long lại mời Quang Trung đích
thân sang thăm nhân lễ “Bát tuần đại khánh”. Nhân đó vua Quang Trung đã yêu
sách Càn Long phải phong vương cho mình và Càn Long đã chấp thuận.Điều đó
chứng tỏ triều đình nhà Thanh đã thừa nhận nhà Tây Sơn và bỏ rơi triều đìnhcủa
Lê Chiêu Thống đang sống lưu vong tại Trung Quốc lúc đó. Nhưng sau đó Quang
Trung lấy cớ có tang mẹ không đi Trung Quốc nữa.Ngô Thì Nhậm đã cùng với Tổng
Đốc Lưỡng Quảng là Phúc An Khang bày kế tìm người đóng giả vua Quang Trung
sang triều kiến.Công việc được tiến hành trót lọt và trở thành một sự kiện
hiếm có trong lịch sử ngoại giao xưa nay.
Sau lần ngoại giao thành công này,
Ngô Thì Nhậm được phong chức Binh bộ Thượng thư.Năm sau,năm Tân Hợi(1791),
ông lại được thăng Thị lang đại học sĩ, ban Dực Vận công thần. Sang năm Nhâm
Tý(1792),Ngô Thì Nhậm lại kiêm chức Quốc Sử thự tổng tài và vẫn tiếp tục những
công việc ngoại giao với nhà Thanh một cách có hiệu quả như đòi bỏ lệ cống người
vàng, đòi lại đất sáu châu ở Hưng Hóa, cầu hôn công chúa nhà Thanh cho vua
Quang Trung, xin đất đóng đô, rồi đòi sứ giả phải đến Phú Xuân tuyên phong…công
việc đang tiến hành thuận lợi thì vua Quang Trung đột ngột qua đời vào ngày 29
tháng 7 nhuận năm ấy.
Quang Toản mới 15 tuổi lên nối ngôi,
bị người cậu ruột lợi dụng chuyên quyền, lộng hành, vơ vét khiến triều đình
nhà Tây Sơn lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Nguyễn ánh đã triệt để
tận dụng tình hình này, cấu kết với các thế lực địa chủ phản động ở bên trong,
dựa vào thế lực tư bản ở nước ngoài, liên tiếp phản công làm cho triều đình
Quang Toản ngày càng suy yếu. Những cựu thần nhà Lê như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy
ích… vốn được tin dùngn trước đây nay cũng đã trở thành “đồ cổ” không được
thi thố tài năng nữa. Ngô Thì Nhậm âm thầm đau xót, ông đi tìm lối thoát trong
Thiền học.Ông mở ra Thiền viện Trúc Lâm tại phường Bích Câu và chuyên tâm
nghiên cứu triết lý của phái Trúc Lâm đời Trần. Có lẽ vì thế mà người đời đã
từng phong ông là “Đệ tứ tổ” của Thiền phái Trúc Lâm chăng.
Năm 1802, Nguyễn ánh tiến đánh Phú
Xuân.Quang Toản phải bỏ chạy ra Thăng Long nhưng chẳng bao lâu thì nhà Tây Sơn
hoàn toàn sụp đổ.
Năm 1803, Nguyễn ánh bắt đầu trả thù
những người trước đây theo phong trào Tây Sơn. Ngô Thì Nhậm và Phan Huy ích
bị Tổng trấn Bắc Thành là Đặng Trần Thường gọi ra hạch tội và đánh đòn tại Văn
Miếu. Ngô Thì Nhậm bị đánh bằng gậy đến chết (cũng có thuyết nói rằng ông về
nhà ít ngày sau thì mất).
Trước tác của Ngô Thì Nhậm vô cùng
phong phú cả về số lượng và thể loại( xin miễn liệt kê ra đây).Về những nhân
vật lịch sử có liên quan đến đất Chí Linh, ông có viết về Pháp Loa, Huyền Quang
và Chu Văn An. Dưới đây chúng tôi chỉ xin giới thiệu một bài thơ của ông viết nhân một chuyến qua đền thờ Chu Văn An tại quê nhà (Thanh Trì Hà Nội ngày nay):
過朱文貞廟有懷
其一
影照山頭潭水湄
風光不改太平时
民家作息洨魚樂
世局升沉野鳥飛
提劍斯遊殊孟浪
掛冠往事尚依稀
戶朱擬築蓮花室
隱约寒甘旁柳絲
呉時任
Phiên âm:
Quá Chu
Văn Trinh miếu 1 hữu hoài
Kỳ nhất
Ảnh chiếu sơn
đầu đàm thủy mi,
Phong quang
bất cải thái bình thì.
Dân gia tác
tức hào ngư lạc,2
Thế cục thăng
trầm dã điểu phi.
Đề kiếm3
tư du thù mạnh lãng;
Quải quan4
vãng sự thượng y hy.
Hộ Chu5
nghĩ trúc liên hoa thất,
Ẩn ước hàn
cam bàng liễu ty.
Dịch
nghĩa
Cảm xúc khi đi qua miếu Chu Văn Trinh 1
Đầu
non bóng rọi bên đầm nước
Quang
cảnh chẳng thay đổi vẫn như thời thái bình.
Người
dân lúc làm lúc nghỉ cá dưới hào nhởn nhơ;2
Cuộc
thế thăng trầm chim đồng bay liệng.
Cầm
gươm trong cuộc chơi này thật là mạo muội;3
Việc
treo mũ xưa vẫn còn phảng phất đâu đây.4
Đền
họ Chu phỏng dựng theo tòa nhà hoa sen,5
Lặng
lẽ thấp thoáng bên hàng tơ liễu.
Dịch thơ
Đầu non bóng
rọi dưới đầm đây
Cảnh cũ bình
yên vẫn thế này
Làm nghỉ dân
vui như cá lội
Xoay vần thời
thế tựa chim bay
Lời văn thất
trảm vang lừng mãi
Cởi mũ từ quan
khẳng khái thay
Đền miếu họ Chu sen dáng đẹp
Bên hàng liễu
rủ gió lung lay.
Đỗ Đình Tuân
dịch
Ghi chú
1.Chu
Văn Trinh: tên thụy của Chu Văn
An(1392-1370).Miếu thờ Chu Văn Trinh ở đây là miếu thờ đặt tại quê ông.
2.Niềm
vui cá dưới hào(Hào ngư lạc): lấy tứ từ câu nói của Trang Tử với Huệ Tử khi
hai người cùng đi chơi trên cầu: “Cá bơi tung tăng là niềm vui của cá”.ở đây
câu
thơ muốn chỉ niềm vui hưởng cuộc sống của mọi người dân và mọi sinh vật.
3.Cầm
gươm(đề kiếm): chỉ việc Chu Văn An dâng sớ
xin chém bảy kẻ nịnh thần,tức Thất trảm sớ.
4.Treo
mũ (quải quan): nói việc sĩ phu ngày xưa từ chức.ở đây câu thơ muốn nối đến
việc Chu Văn An xin từ quan về ở ẩn tại núi
Phượng Hoàng huyện Chí Linh.
5.Tòa
nhà hoa sen(liên hoa thất): tòa nhà thờ Phật thường được làm theo hình hoa
sen,ở đây chỉ ngôi đền thờ Chu Văn An tại quê nhà(thôn Huỳnh Cung,xã Quang
Liệt,huyệnThanh Trì, Hà Nội).
過朱文貞廟有懷
其二
癡而不了東阿事
遂使真儒佐上方
惆悵鷄樓空上白
陰深禄洞有弓皇
佞臣朽骨知何處
文岳峰高峙此鄉
多少高談巍坐客
也知夫子未裁狂
呉時任
Phiên
âm
Quá Chu
Văn Trinh miếu hữu hoài
Kỳ
nhị
Si
nhi1 bất liễu Đông A sự2,
Toại
sử chân nho tá Thượng Phương3.
Trù
trướng kê lâu không thướng Bạch;4
Âm
thâm Lộc Động hữu Cung Hoàng.5
Nịnh
thần hủ cốt tri hà xứ;
Văn
nhạc phong cao trĩ thử hương.
Đa
thiểu cao đàm nguy tọa khách,
Dã
tri phu tử vị tài cuồng.
Dịch
nghĩa:
Trẻ
thơ ngây1 không hiểu việc triều đình Đông A,2
Khiến
phải mượn đến kiếm Thượng Phương của bậc chân nho.3
Luống
những ngậm ngùi(vì có kẻ muốn)bước lên lầu nhà trắng;4
Nhà
học Lộc Động5 sâu kín có ở làng Cung Hoàng.6
Nắm
xương tàn bọn nịnh thần biết ở chốn nào;7
(Chỉ
có) núi Văn ở bên làng sừng sững.8
Biết
bao nhiêu khách ngồi cao tán rộng,
Bởi
biết phu tử chưa sửa cho thói cuồng ngông.
Dịch thơ
Trẻ thơ
nào biết “thay trời”,
Thượng Phương
đành mượn kiếm người chân nho.
Nghĩ điềm
“Gà trắng” mà lo.
Kín sâu
Lộc Động trường xưa Cung Hoàng.
Núi Văn
sừng sững bên làng,
Gian thần
xưa mảnh xương tàn còn đâu?
Biết bao
nhiêu kẻ “to đầu”,
Vẫn chưa
bớt được những câu ngông cuồng.
Đỗ
Đình Tuân dịch
Ghi chú
1.Si
nhi(trẻ thơ ngây): chỉ Trần Dụ Tông,lúc lên làm vua(1341) mới có 7 tuổi.
2.Đông
A: tức nhà Trần.
3.Thượng
Phương: tên thanh bảo kiếm của vua chúa.Tích rằng: Chu Vân, một quan Lệnh doãn
ở Hòe Lý,dâng thư lên Hán Thành Đế có câu: “Nguyện tá Thượng Phương kiếm,Trảm
đoạn nịnh thần đầu”(Xin mượn thanh gươm Thượng Phương,để chém đầu bọn nịnh
thần).Ngô Thì Nhậm mượn ý này để nói:vì bọn nịnh thần lộng quyền nên Chu Văn
An phải dâng Thất trảm sớ.
4.Lầu
gà trắng: Sử chép rằng: năm 1394,Thượng hoàng Trần Nghệ Tông, một đêm có nằm
mơ thấy Duệ Tông(mất năm 1377) đến đọc một bài thơ:
Trung gian duy hữu xích chủy
hầu,
Ân cần tiếm thượng bạch kê
lâu
(Trong đó chỉ có tước hầu
mỏ đỏ
Lăm le muốn vợt lên lầu gà trắng).
Tỉnh dậy vua tự đoán rằng: Quý Ly đỏ
môi,tức “xích chủy hầu”,còn lầu gà trắng là mình(Nghệ Tông) sinh năm Tân
Dậu,Tân thuộc phương tây sắc trắng,Dậu tức là gà.Vậy thì trước sau Quý Ly
cũng tiếm ngôi.Trong câu thơ này “thướng bạch kê lâu” đã được tách ra làm hai
vế “kê lâu” và “thướng bạch” để đối với câu sau.
5.Lộc
Động: tức Bạch Lộc Động,nơi dạy học của Chu Hy đời Tống.ở đây chỉ nhà dạy học
của Chu Văn An.
6.Cung
Hoàng: tên cũ của làng Huỳnh Cung ở huyện Thanh Trì Hà Nội,nơi Chu Văn An mở trường dạy học trước khi ra làm Tư
nghiệp Quốc Tử giám(Huỳnh Cung ở sát thôn Văn quê hương ông).
7.Bọn
nịnh thần: chỉ bảy tên nêu trong Thất trảm sớ.
8.Núi
Văn: chỉ thôn Văn,thuộc xã Thanh Liệt,quê của Chu Văn An.Tác giả dùng hình ảnh
“Núi văn” là có ý tôn xưng tài văn học và đạo đức của Chu Văn An.
5/10/2012
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét