1.
Hứng tại hữu ý vô ý chi gian (Vương Phu Chi, triết gia Trung Quốc thế kỷ XVII).
Đặc trưng của thể hứng nêu lên ở đây “ở khoảng giữa hữu ý và vô ý”, cũng là một
đặc trưng cơ bản của tư duy thơ. Làm thơ mà hữu ý từ đầu chí cuối thì không còn
là thơ nữa. Và “lối viết buông thả hoàn hoàn tự động” có nghĩa là “vô ý” từ đầu
chí cuối thì nhiều lắm chỉ là thể nghiệm thơ, đúng hơn là những “bài tập thể
nghiệm”, đề lên thành phương pháp sáng tác thể tất dẫn đến chỗ phủ định thơ như
là một hoạt động sáng tạo của con người.
Hoàng Ngọc Hiến
2.
Thưởng thức một bài thơ không chỉ là tìm
tòi, phát hiện ý của nó, một đòi hỏi cao hơn là vào được không khí của bài thơ
và ngấm dần, ngấm dần đến thấm thía cái vị của nó.
Hoàng Ngọc Hiến
3.Đừng
vắt kiệt mọi điều làm ví dụ
Vắt
khô xác ra đâu còn ý nghĩa gì
Không
phải cứ ai mù
Đều
trở thành Home bất tử
Không
cứ ai điếc
Đều
trở thành Betoven thiên tài
Không
phải cứ ai thọt chân
Đều
trở thành Khatgi Murat
Không
phải cứ mọc lông chim thật dài thật rậm
Là
ngày mai anh đã hóa đại bàng.
(Trả lời một nhà thơ tuyên bố: Thơ
không cần phải học-
Raxun gamzatop)
8/10/2012
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét