Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

THƠ LẮC LƯ

Thơ  Đường Việt Nam quả là lắm chuyện. Như tôi đã nói với bác rồi, có người đã đo đếm được đến trên ba trăm “biệt dạng” là những “biến thái” của thơ Đường luật Việt Nam. Khả năng sinh nở của các nhà thơ Đường luật Việt Nam quả là phi thường. Có điều càng đẻ ra lắm kiểu thì hồn vía thơ Đường càng mất đi. Nhưng nếu đọc những đỉnh cao của thơ Đường Việt Nam như Thanh Quan, Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương thì lại không thấy mấy các biệt dạng  của thơ Đường ?
Qua thư của bác, tôi mới  hiểu được thế nào là thơ “Lộc Lư”. Tôi cũng đã thấy có một người ở xứ này làm loại thơ như thế nhưng họ gọi bằng một cái tên khác: “ngũ bộ luân xa” (bánh xe lăn năm vòng). Nhưng cũng có hơi khác với kiểu "Lộc Lư" ở chỗ người ta chỉ chuyển "vần" thôi chứ không chuyển cả câu thơ. Có thể là hai loại thơ này là anh em họ hàng với nhau chăng? Nếu vậy thì cả cái họ ấy nên đặt cho chúng một cái tên chung là thơ “lắc lư”. Bởi vì có mỗi một câu thơ (hoặc một vần) mà phải vác mặt đi dự ở những năm bài thơ và ở mỗi bài lại phải ngồi ở một vị trí khác nhau. Thế chẳng phải đang “lắc lư” đấy là gì ? Vậy xin mạn phép mà có thơ rằng:
Bài 1: hắn “phá đề” ra
Bài 2: hắn lại chuyển qua “thừa đề”
Bài 3: câu 4 đề huề
Bài 4: hắn về câu 6 hắn chơi
Bài 5: hắn xuống kết rồi
Năm bài hắn lắc vừa trôi một vòng.
Quả là một thứ chơi ngông
Thi nhau dán chữ vào khung làm trò
Thơ gì thứ ấy mà thơ
Tránh xa kẻo nữa tim khô tình cằn !

19/10/2012
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

AI MUA...TÔI KHÔNG...?

                                         Ai mua , tôi bán tôi cho                               Giá mua chỉ một cánh cò chiều đông,   ...