Do
có một cụ bạn thơ (cụ Nguyễn Dương Quất) đưa cho một tập tài liệu viết về công
việc giải mã bài thơ Vũ trung sơn thủy
của vua Thiệu Trị ( nhà thơ Miên Tông), do tò mò nên tôi đã giành chút ít thời
gian để tìm hiểu . Tài liệu cụ Nguyễn Dương Quất đưa cho tôi có tên tác giả là Quang Huỳnh và tên tập tài liệu là
THƠ VIỆT ĐƯỜNG.
Phần
I của tài liệu là phần giải mã bài thơ Vũ Trung sơn thủy của vua Thiệu Trị.
Phần này lần lượt ghi 32 cách đọc (cả xuôi lẫn ngược) bài Vũ trung sơn thủy của vua Thiệu Trị (cả phiên âm và lời dịch). Trong
đó bao hàm cả 32 bài ngũ ngôn nữa. Như vậy là đã giải mã đủ 64 cách đọc của Vua
Thiệu Trị.
Bài
gốc của vua Thiệu Trị tôi trình bày lại như sau:
A1
|
Loan hoàn
|
Vũ hạ giang
triều tấn
|
A2
|
Trướng dật
|
Phong tiền
ngạn biện thanh
|
B1
|
Sơn tỏa
|
Ám vân thôi
trận trận
|
B2
|
Lãng sinh
|
Khiêu ngọc
trích thanh thanh
|
C1
|
Sàn sàn
|
Thủy giản đài
tư nhuận
|
C2
|
Dạng dạng
|
Ba châu thảo
mậu vinh
|
D1
|
Nhàn điếu
|
Nhất chu ngư
dật tấn
|
D2
|
Hướng lâm
|
Song tiễn yến
phi khinh
|
Đối
chiếu với bài thơ gốc của vua Thiệu Trị tôi thấy ở câu thứ 6 trong bản
của Quang Huỳnh tôi nghi chữ “liễu” (cây liễu) phiên nhầm chăng ?Có lẽ đó
là chữ “thảo” (cỏ) thì đúng hơn vì có bộ thảo đầu. Ngoài ra do cảm nhận khác
nhau nên tôi không theo bản dịch của Quang Huỳnh. Chằng hạn chữ “thanh” (清)bản
Quang Huỳnh đều dịch là “nước xanh” thì không phù hợp với hoàn cảnh non nước
trong mưa, triều dâng nước cuốn, gió táp mây đùn được, nên tôi lại dịch là “nước
trắng” “sóng trắng” vân vần…
Tuy tài liệu này đã trình bày đủ 64 cách đọc
theo thách đố của vua Thiệu Trị nhưng cũng chưa làm rõ lắm được quy trình và
cách thức để tìm ra các cách đọc ấy. Thực ra với trình độ tin toán ngày nay, bọn
trẻ có thể viết hẳn một phần mềm để điều khiển cái công việc tìm kiếm này, để
chỉ cần nháy chuột hoặc “en ter” một cái là ra ngay kết quả. Nhưng với các ông
già ngồi tẩn mẩn thủ công thì cũng khá nhức đầu và chối tỉ.
Riêng tôi thì tôi thấy 64 bài ấy nằm cả trong 16 cái vòng tròn dưới đây:
Nếu
ta ký hiệu thứ tự các các câu thơ từ câu 1 đến câu 8 trong bài thơ gốc là A1A2B1B2C1C2D1D2thì
ta cũng có thể chia bài thơ thành 4 cặp bằng trắc:
Cặp
1: A1A2; Cặp 2: B1B2; cặp 3: C1C2 và cặp 4: D1D2
·
Bốn
vòng tròn trong khung I được tạo thành do chuyển đổi vị trí các cặp câu theo
vòng tròn bát quái. 4 vòng tròn này cho kết quả 4 cách đọc xuôi và 4 cách đọc
ngược.
·
Bốn
vòng tròn trong Khung II được tạo thành do chuyển đảo vị trí của các câu giữa
cặp 1 với cạp 3; giữa cặp 2 với cặp 4 và đông thời chuyển đổi giữ các cặp một
cách có thể. 4 vòng tròn này cũng cho kết quả 4 cách đọc xuôi và 4 cách đọc
ngược nữa.
Từ
4 cặp bằng trắc trên ta cũng có thể tạo ra được 4 cặp bằng trắc mới như sau:
Căp
1: A1C2; Cặp 2: B1C2; Cặp 3: C1A2; Cặp 4: D1B2
Bằng
cách tịnh tiến và chuyển đảo các cặp câu tương tự như phần trên ta có thêm 8
vòng tròn nữa tức là 8 cách đọc xuôi và 8 cách đọc ngược. Cộng cả lại là 32
cách, gồm 32 bài thất ngôn bát cú và ngậm bên trong nó 32 bài ngũ ngôn bát cú,
cộng tất cả là 64 bài.
Có
thể nói dưới hình thức một bài thơ nhưng thực chất đây là một trò chơi xếp câu
xếp chữ, một trò trí uẩn ngôn từ chứ không phải là làm thơ theo ý nghĩa thông
thường. Trừ những người có sở thích đặc biệt, thì đa số người làm thơ và yêu
thơ khó tìm thấy hứng thú trong lối chơi thơ nhức đầu và chối tỷ này.
07/12/2015
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét