VŨ TRUNG SƠN THỦY
(Một bài thơ độc đáo của vua Thiệu Trị)
VUA
THIỆU TRỊ (NHÀ THƠ MIÊN TÔNG)
Vài nét về tiểu sử vua
Thiệu Trị
Thiệu
Trị (chữ Hán: 紹治;) tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông (阮福綿宗), ngoài ra còn có tên là Nguyễn Phúc
Tuyền (阮福暶) và Dung. Ông là con trưởng của
vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa, sinh
ngày 11 tháng 5 năm Đinh Mão, tức 16 tháng 6 năm 1807, tại Huế. 13 ngày sau khi sinh hạ Miên Tông,
thân mẫu của ông qua đời, ông được bà nội là Thuận Thiên
Cao Hoàng hậu chăm sóc và nuôi dưỡng.
Khi vua Minh Mạng qua đời, Nguyễn Phúc Miên Tông được di mệnh nối ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị. Vua Thiệu Trị lên ngôi ngày 20 tháng giêng năm Tân Sửu tức 11 tháng 2 năm 1841 ở điện Thái Hòa, vừa đúng 34 tuổi.
Khi vua Minh Mạng qua đời, Nguyễn Phúc Miên Tông được di mệnh nối ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị. Vua Thiệu Trị lên ngôi ngày 20 tháng giêng năm Tân Sửu tức 11 tháng 2 năm 1841 ở điện Thái Hòa, vừa đúng 34 tuổi.
Sử sách nói vua
Thiệu Trị là một người hiền hoà, siêng năng cần mẫn nhưng không có tính hoạt
động như vua cha. Vả chăng, mọi định chế pháp luật, hành
chính, học hiệu,
điền địa
và binh bị
đều được sắp đặt khá quy củ từ thời Minh Mạng, Thiệu Trị chỉ áp dụng theo các
định lệ của tiên đế, không
có sự cải cách, thay đổi gì
mới. Bầy tôi lúc bấy giờ có Trương Đăng Quế,
Lê Văn Đức, Doãn Uẩn, Võ
Văn Giải, Nguyễn Tri Phương
và Lâm
Duy Tiếp ra sức giúp lập.lăng mộ Thiệu Trị đơn giản và hòa hợp với
thiên nhiên
Thiệu Trị cũng
nổi tiếng là một vị vua thi sĩ, có để lại rất nhiều bài thơ, nổi tiếng nhất là
2 bài thơ chữ Hán có tên là Vũ
Trung Sơn Thủy (Cảnh trong mưa) và Phước Viên Văn hội lương dạ mạn ngâm
(Đêm thơ ở Phước Viên). Cả 2 bài không trình bày theo lối thường mà viết
thành 5 vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng tròn có 1 số chữ, đếm mỗi bài có 56 chữ,
ứng với một bài thơ thất ngôn bát cú,
nhìn vào như một "trận đồ bát quái", vua có chỉ cách đọc và đố là
kiếm ra 64 bài thơ trong đó nhưng tới nay chưa ai tìm ra được.
Thiệu Trị qua đời ngày 27 tháng 9 năm Đinh Mùi, tức 4 tháng 10 năm 1847,
hưởng thọ 41 tuổi, miếu hiệu là Hiến Tổ(憲祖). Thụy hiệu của ông là Thiệu thiên
Long vận Chí thiện Thuần hiếu Khoan minh Duệ đoán Văn trị Vũ công Thánh triết
Chương Hoàng đế (紹天隆運至善淳孝寬明睿斷文治武功聖哲章皇帝). Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa
vào thờ trong Thế Miếu. Lăng của
ông là Xương Lăng,
tọa lạc tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.
Bức khảm bài thơ Vũ Trung sơn
thủy
Bài thơ “Vũ trung sơn thủy” của vua Thiệu Trị
(hình tròn bát quái, chính giữa) tại điện Long An, chỉ có 56 chữ nhưng có tới
128 cách đọc.
雨中山水
灣澴 雨下江潮汛
悵溢 風前岸忭清
山鎖 暗雲崔陣陣
浪生 蹺玉滴声声
潺潺 水澗苔姿潤
漾漾 波洲草茂荣
閒釣 一舟漁逸迅
向林 雙剪燕飛輕
Đây là bài thơ dùng thể hồi văn liên hoàn, trắc bằng 4 vần,
theo tác giả, bài thơ trên có thể đọc thành 64 bài thất ngôn, ngũ ngôn.
Năm
1972, trên Tạp chí của Hội Nghiên cứu Đông Dương, Pierre Daudin, một học giả
phương Tây, đã giải ra 12 bài thất ngôn bát cú. Năm 1994, nhà nghiên cứu Hán
Nôm Nguyễn Tân Phong tìm ra đúng 64 cách. Năm 1998, giáo sư Nguyễn Tài Cẩn tìm
ra thêm 64 cách nữa, tức 128 cách trên một bài thơ. Về cách giải, các học giả
đã dày công nghiên cứu, vạch ra những đường nét chính để mọi người theo đó suy
ra, đọc tiếp.
Tôi
thường rất ức chế với loại thơ nhức đầu và đáng sợ này nhưng trước vẻ kỳ bí của
nó, cũng tò mò thử dón dén theo các vị đi trước chỉ dám mong hiểu được những
điều các vị đã tìm ra chẳng hiểu có nổi không ?
02/12/2015
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét