Kim lũ y
Khuyến quân mạc tích kim lũ y,
Khuyến quân tích thủ thiếu niên thì.
Hoa khai kham chiết trực tu chiết,
Mạc đãi vô hoa không chiết chi.
Đỗ Thu Nương *
Khuyến quân tích thủ thiếu niên thì.
Hoa khai kham chiết trực tu chiết,
Mạc đãi vô hoa không chiết chi.
Đỗ Thu Nương *
Dịch nghĩa
Khuyên anh đừng tiếc áo thêu vàng,
Khuyên anh hãy tiếc thời niên thiếu:
Hoa nở đáng bẻ thì bẻ ngay,
Đừng chờ hoa rụng bẻ cành không.
Khuyên anh hãy tiếc thời niên thiếu:
Hoa nở đáng bẻ thì bẻ ngay,
Đừng chờ hoa rụng bẻ cành không.
Dịch thơ
Khuyên anh đừng tiếc áo thêu vàng
Hãy tiếc thời xuân tiếc tuổi hồng
Đang độ hoa khai nên bẻ gấp
Đừng chờ hoa rụng bẻ cành không.
Đỗ Đình Tuân
(Dịch thơ)
Hãy tiếc thời xuân tiếc tuổi hồng
Đang độ hoa khai nên bẻ gấp
Đừng chờ hoa rụng bẻ cành không.
Đỗ Đình Tuân
(Dịch thơ)
13/07/2017
Đỗ Đình Tuân
Đỗ Đình Tuân
*Đỗ Thu Nương: Không rõ năm sinh năm mất. Sinh ở Kim Lăng nay thuộc
Trấn Giang tỉnh Giang Tô. Thuở nhỏ nhà nghèo. Nhờ có nhan sắc và tài ca
múa nên đươc tuyển vào đội ca múa và làm thiếp cho Lý Kĩ (李錡 :740 – 807)
lúc mới 15 tuổi. Lý Kĩ là dòng dõi tôn thất nhà Đường, làm tiết đọ sứ Trấn
Hải.Sau Lí Kĩ làm phản và bị giết, bà lại bị đưa vào cung làm nô dịch, nhưng
cũng nhờ tài ca múa nên lại được chọn vào đội ca múa cung đình, có
dịp biểu diễn cho vua Đường Hiến Tông(778-820) xem. Nhận thấy Đỗ Thu Nương có
nhiều tài hoa (ca múa giỏi, làm thơ hay), nhà vua rất sủng ái . Không bao lâu,
bà được vua cho cải danh là Thu Phi (秋妃). Sống ở
trong cung , bà được các đại thần rất kính nể..Thời Đường Mục Tông (Lý Hằng :
821 – 826), bà được làm cung trung giáo tập và vừa làm bảo mẫu để dạy học
cho hoàng tử Lý Thấu (con của Đường Mục Tông). Sau Lý Thấu bị hại, bà
thôi ở cung trở về quê quán cho đến khi mất.
Về thơ bà nổi tiếng nhất là bài Kim lũ y
Về thơ bà nổi tiếng nhất là bài Kim lũ y
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét