CẢM NGHĨ VỀ THẦY
(Nhân xem ký sự ảnh: Bài thể dục buổi
chiều)
Thày về vui thú chốn điền viên
Chỉ thích thơ ca chẳng thích tiền
Thi hữu xa gần thêm mến mộ
Cuộc đời như vậy sướng hơn Tiên
14/01/2017
Nguyễn Đức
Hưng
TỰ TÚC
(Họa ngược vận)
Muốn rời động quỷ đến
non tiên
Đã chọn tự do phải
túng tiền
Tự sản tự tiêu và tự
túc
Canh trì canh chợ lại
canh viên.
15/01/2017
Đỗ Đình Tuân
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhư nhau cả thôi. Có chăng mình phượng hoàng về tuổi tác thôi. Còn thơ thì có bài là "phượng hoàng" có bài là "chim non" nhưng đa số thơ mình chỉ là thơ "Con cóc". Mình đã quảng cáo ý tưởng mở trang trại "thơ con cóc", đang định chiêu mộ một số "thi nhân tầm cỡ" để cùng mở "HÃNG THƠ CON CÓC". Rất hay là "luật thuế nước mình chưa có điều khoản nào đánh thuế vào người sản xuất thơ con cóc cả.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNếu ta nuôi được những loại cóc "quý hiếm" như thế thì còn gì bằng.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaMình mơi nghe nói đến loại thơ "ngũ độ thanh" và "vĩ tam thanh"...chữ chưa nghe nói đến "Ngũ vĩ thanh". Nhưng thực tình mình chẳng mấy quan tâm đến những thể thơ "Biệt dạng" của thể thơ "Bát cú Đường luật" vì nó đi quá sâu vào chủ nghĩa hình thức. Nó biến quá trình sáng tạo thi ca vốn là một qua trình khám phá và mô phỏng lại một cách nghệ thuật thế giới nội tâm của con người trong mối quan hệ tương tác với thiên nhiên và cuộc sống thành một thứ trò chơi ghép chữ. Còn xem bài thơ của Hưng câu nào cũng có một chữ GÀ (1.năm con gà, 2. Cỗ cúng gà, 3. Tên gọi khác của gà (cầm kê), 4. Cô gà, 5. Cậu gà trống, 6. Mợ gà mái, 7. Gà bài , 8. Thằng gà (kẻ gà bài…) như vậy nếu xếp vào thể “thể tập danh” thì đúng hơn.
XóaNGƯỠNG MỘ TRI ÂN
Trả lờiXóaLang thang trên mạng gặp TRI ÂN
Háo hức Mùa Xuân đợi trước vườn
Chùm quả đượm màu câu đối Tết
Vườn hoa khoe sắc áng thơ Xuân
Người chưa gặp mặt tình đà thấu
Thơ chửa gần nhau ý đã thân
Đã gặp TRI ÂN, ân mãi mãi
Mong làm đệ tử thầy Đình Tuân
Nguyễn Đức Hưng
14/01/2017
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaXướng họa là một hình thức giao lưu thơ phổ biến. Nhưng xướng họa ngày nay người ta cũng quan niệm "cởi mở" hơn nhiều rồi. Quan niệm "cởi mở' nhất là xem xướng họa chỉ là sự "đối đáp với nhau" thôi. Anh biết làm Đường luật thì anh làm Đường luật, tôi không biết làm đường luật thì tôi làm "Cổ phong" đáp lại thịnh tình của anh. Thậm chỉ chỉ là một bài lục bát hoặc tự do. Nhưng thông thường thì nên biết làm thơ Đường luật và phép "xướng họa hợp cách" thì hay hơn. Nhưng cũng không nên làm những lối thơ "hiểm hóc" ngoài giao lưu còn có ý "thử thách", "thi tài" thì ý nghĩa của giao lưu không đẹp nữa. Bởi vì suy cho cùng thì thơ ca cũng chỉ là phương tiện là "miếng trầu tinh thần" thôi. Cái tình người trong giao lưu mới là mục đích. Loại thơ "thù tạc này" còn lâu mới đạt tới tiêu chí của thơ nghệ thuật, nên những bài thơ thọ được là rất ít. Nhưng cũng không phải vì thế mà ta không làm. Vì dù sao nó vẫn là một thứ "thực phẩm tinh thần" giống như cơm canh thịt cá vậy. Ăn xong là nó hết, lại phải kiếm tiếp, lại ăn...lại hết...lại làm...
Trả lờiXóaThực ra họa thơ nó cũng kích thích mình tìm ra những câu, những từ khác với bài xướng nên buộc phải tìm tòi đồng thời có dịp đọc kỹ bài xướng để cảm thụ được những cái hay của bài xướng thầy ạ. Em mới tập họa thơ từ hôm gửi bài cho Thầy đấy
Trả lờiXóaThì vưỡn. Mới tập họa mà làm khá nhanh. Nhất là loại "họa thơ lục bát". Mới tập thì thường hay làm nhiều. Cũng có cái tốt là cho chóng quen tay. Nhưng quan trọng hơn vẫn là "làm kỹ": Vần luật cho thông, đối đá cho chỉnh và mở kết cho chặt...
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaBài thơ này còn nhiều gượng gạo lắm. Cậu cho địa chỉ cụ thể mình gửi cho cậu một cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về thơ ca truyền thống. Cậu cứ nghiên cứu kỹ tập sách này chắc là làm thơ sẽ tốt.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa送朝鮮國使其一
Trả lờiXóa異邦合志亦同方,
學術本從先素王。
完福共欣歌五善,
逸才偏愧乏三長。
側釐白錘交投贈,
端委洪疇覓表章。
信筆書黃終歉歉,
粲花清論過揄揚。
送朝鮮國使其二
偉才端的讓東方,
義理淵源貫百王。
尚友四旬梅信重,
相思二月柳條長。
猥因文字成佳好,
還借兼從寄短章。
欲寫風情嫌莫肖,
丹臺段段想清揚。
Tên bài dich chưa ổn:
Trả lờiXóaTống Triều Tiên quốc sứ kỳ 1
Tống Triều Tiên quốc sứ kỳ 2
Phải dịch là:
Tiễn sứ giả nước Triều Tiên bài 1
Tiễn sứ giả nước Triều Tiên bài 2
Ỏ bài 1
“Dị bang” dịch là “láng giềng cũng chưa ổn
Mà nên dịch là “khác bang”
Câu 4 : « Dật tài thiên quý phạp tam trường »
« Thả tài (hoặc thi tài) còn thẹn thiếu tam trường »
(chưa rõ 3 điều sở trường là những gì ?)
Câu 7 : « Tín bút thư hoàng chung khiểm khiểm »
Nên dịch là : Sửa chữ chỉnh văn cho cặn kẽ
Câu 8 : « quá du dương » nên dịch là « thật du dương »
Ở bài 2
Câu 1 chữ « rọi » nên thay bằng chữ « nhất »
Câu 2 nên dịch là « Thấu hiểu hàng trăm vị quốc vương »
Câu 3 : nên dịch là : « Yêu bạn bốn tuần mai tín nghĩa »
Câu 4 : nên dịch là « Nhớ nhau hai tháng liễu tơ vương »
Câu 6 : nên dịch là « Mượn chuyện sứ thần gửi điển chương »
Câu 8 : nên dịch là « Đài son đoạn đoạn rõ như gương »
Em cám ơn Thầy nhiều. Hôm em xem bản gốc ở trên mạng nó là ảnh chụp của bản gốc nên khá mờ, em đã nghi, hôm nay em xem lại mới thấy Triều Tống từ 960 - 1127, còn Lên Quý Đôn sinh năm 1726. Ngay cả chữ Đôn đánh mãi nó không ra chữ Đôn như ở bản gốc em tra từ điển thấy chữ 敦 như ở trên (Họ dịch là đôn hậu). Em định gửi cả bản gốc cho thầy vì là ảnh nên phần nhận xét nó không cho tải ảnh.
Trả lờiXóaPhần chữ Hán ở trên là do em đánh lại.
Dịch thơ
Tiễn Sứ giả nước Triều Tiên bài 1
Lê Quý Đôn
Khác bang hợp chí lại cùng phương
Học thuật vốn theo Tiên Tổ Vương
Phúc trọn cùng vui ca ngũ thiện
Thi tài còn thẹn thiếu tam trường
Trắc ly, bạch trụy cùng trao tặng
Đoan ủy, hồng trù ở biểu chương
Sửa chữ chỉnh văn cho cặn kẽ
Miệng vui bàn luận thật du dương
Nguyễn Đức Hưng
Dịch thơ
Tiễn Sứ giả nước Triều Tiên bài 2
Một tài năng lớn nhất Đông phương
Thấu hiểu hàng trăm vị quốc vương
Yêu bạn bốn tuần mai tín nghĩa
Nhớ nhau hai tháng liễu tơ vương
Trở thành bạn tốt nhờ thơ phú
Mượn chuyện sứ thần gửi đoạn chương
Muốn cho ý vị tài còn thiếu
Đài son đoạn đoạn rõ như gương
Nguyễn Đức Hưng
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaEm dịch thêm hai bài nữa, em nhờ Thầy sửa giúp (Nếu Thầy bận thì để khi khác Thầy nhé!)
Trả lờiXóa東究山
黎贵敦
一山卓立眾高隨
金帶迂回水鳥移
石色泉聲無客到
竹情花意有僧知
白雲過塔明紅樹
芳草橫溪闇玉芝
曾是先朝遊豫地
風光依舊自前時
Dịch thơ
Lê Quý Đôn
Đông Cứu sơn
Ngọn núi đua nhau mọc thật cao
Mênh mang dòng nước chảy vòng vèo
Long lanh đá suối người không tới
Tình trúc ý hoa sư biết thôi
Mây trắng vượt tầng cây bỗng đỏ
Cỏ thơm ngang suối cảnh thêm tươi
Các triều vua cũ thường du ngoạn
Gió nhẹ đưa hương khách qúa rồi
Nguyễn Đức Hưng
大燈川
黎贵敦
新景留紅樹,
斜陽下翠微。
雞鳴江月上,
蟬噪海雲歸。
潮水有朝夕,
漁翁無是非。
Dịch thơ
SÔNG ĐẠI ĐĂNG
Cảnh mới in cỏ đỏ,
Nắng chiều soi núi xanh.
Gà gáy trăng sông mọc,
Ve kêu mây biển về.
Nước triều lên sớm tối,
Ngư ông vẫn mải mê.
Nguyễn Đức Hưng
tên bài đều là "Tiễn sứ thần nước Triều Tiên" thì chắc là của Lê Quý Đôn cả đấy. Ở bài 2 cậu chưa chữa chữ "đoạn chương" ở câu 6 thì vẫn tối nghĩa.Phải là "điển chương" thì người ta mới hiểu là "sách vở văn chương" vì ở đây dùng "văn" thì thất niêm, nên phải thay "văn" bằng "điển".
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaThưa Thầy em tra 3 từ 寄短章: Ký 寄: Gửi, đoản 短: ngắn (đoạn), chương 章: chương. Ký đoản chương có nghĩa là gửi đoạn chương thầy ạ. Em cám ơn Thầy nhiều!
Trả lờiXóaThế thì cứ để là "đoản chương" hoặc "khúc chương" còn hơn là "đoạn chương".Cò về các bài cậu mới gửi thì ý kiến của mình như sau:
Trả lờiXóa東究山
黎贵敦
一山卓立眾高隨
金帶迂回水鳥移
石色泉聲無客到
竹情花意有僧知
白雲過塔明紅樹
芳草橫溪闇玉芝
曾是先朝遊豫地
風光依舊自前時
Bài ĐÔNG CỨU SƠN này rất khó dịch, mình thấy bản dịch của cậu bị hỏng vần, mà nhận xét góp ý thì cũng khó. Mình tạm dịch một bản để cậu tham khảo vậy
Cao xây một ngọn mấy cao xây
Một dải đai vàng nước uốn vây
Tiếng suối mầu son không khách đến
Ý hoa tình trúc có sư hay
Ngang khe cỏ mọc ngọc chi lấp
Qua tháp mây bay hoa đỏ hây
Triều trước vua từng đến thưởng ngoạn
Phong quang phảng phất vẫn như vầy.
(Câu 1 vẫn hơi gượng, và các câu 5 và 6 phải đảo chỗ thì mới xử lý được vần)
大燈川
黎贵敦
新景留紅樹,
斜陽下翠微。
雞鳴江月上,
蟬噪海雲歸。
潮水有朝夕,
漁翁無是非。
Bài ĐẠI ĐĂNG XUYÊN này thì dễ dich hơn và bài dịch của cậu đã khá tốt rồi. Có hai chỗ mình còn thấy băn khoăn:
-Câu 5: bỏ từ “nước” để thêm chữ “khi” vào thì hay hơn:
Nước triều lên sớm tối -> Triều lên khi sớm tối
-Câu 6: Ngư ông vô thị phi : thiên về ý vô tư phớt đời của kẻ nhàn dật mà dich là “vẫn mải mê” thì không “vô tư” nữa. Có lẽ nên dịch là “ Ngư ông chẳng lo gì” thì sát với tinh thần của nguyên tác hơn.
Em cám ơn Thầy. Em dịch bài thơ TỰ TÚC của Thầy sang chữ Hán, Thầy xem nhé:
Trả lờiXóa自足
诡洞离离,仙洞到
自由满意,少金银
自产,自消,同自足
耕池,耕市,接耕园
Tự túc
Quỷ động ly ly, Tiên động đáo
Tự do mãn ý, thiểu kim ngân
Tự sản, tự tiêu đồng tự túc
Canh trì, canh thị tiếp canh viên
Nguyễn Đức Hưng
Haicâu đầu dịch sáng tạo và khá hay:
XóaQuỷ động ly ly, Tiên động đáo
Tự do mãn ý, thiểu kim ngân.
Cò hai câu sau thì rất sát với nguyên tác.
Dịch thơ
Trả lờiXóaLê Quý Đôn
Đông Cứu sơn
Cao xây một ngọn mấy cao xây
Một dải đai vàng nước uốn vây
Tiếng suối màu son không khách đến
Ý hoa tình trúc sư có hay
Ngang khe cỏ mọc ngọc chi lấp
Quá tháp mây bay hoa đỏ hây
Triều trước vua cùng đến thưởng ngoạn
Phong quang phảng phất cũng như vầy
Dịch thơ
SÔNG ĐẠI ĐĂNG
Cảnh mới in cỏ đỏ,
Nắng chiều soi núi xanh.
Gà gáy trăng sông mọc,
Ve kêu mây biển về.
Triều lên khi sớm tối,
Ngư ông chẳng lo gì.
Nguyễn Đức Hưng