Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Đối với Nguyễn Khắc Nguyệt






1.
-Đóng cái đinh, treo bức tranh gà. đón xuân Đinh Dâu;
(Nguyễn khắc Nguyệt)
-Kê tràng kỷ, bày cỗ thịt dê, ăn tết Kỷ Mùi.
(Đỗ Đình Tuân)



2.
-Pháo thủ thiết xa, đánh địch gần tay thủ thêm
thủ pháo; (Nguyễn Khắc Nguyệt)
-Nhà văn xóm mạng, đọc truyện lâu nghe văn đúng văn nhà.
(Đỗ Đình Tuân)




20/01/2017
Đỗ Đình Tuân

5 nhận xét:

  1. 1.
    - Đóng cái đinh, treo bức tranh gà. đón xuân Đinh Dâu; (Nguyễn khắc Nguyệt)
    - Mang giấy giáp, rà khung vẽ hổ, mừng Tết Giáp Dần. (Nguyễn Đức Hưng)
    2.
    -Pháo thủ thiết xa, đánh địch gần tay thủ thêm thủ pháo; (Nguyễn Khắc Nguyệt)
    -Tay kiếm kỵ mã, giết thù xa mình kiếm quá kiếm tay.
    (Nguyễn Đức Hưng)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo mình thì đối là:
      MẶC ÁO GIÁP, MANG CÂY HỎA HỔ, GÁC TẾT GIÁP DẦN. thì hay hơn

      Xóa
  2. Ở vế 1, cậu lấy đâu ra chữ "giáp" để thành "giáp dần" ? Trong khi đó người ta có "đinh" có "gà" rồi mới có "đinh dậu". Cò của cậu mớ có "vẽ" có "hổ" nhưng làm gì có năm "vẽ dần" ?
    Ở vế 2: Cậu mới trả được cái "thủ vĩ điệp đảo. Người ta là "pháo thủ", "thủ pháo" thì cậu là "tay kiếm", "kiếm tay". Nhưng tiểu vế 2 của người ta "đánh địch gần tay thủ thêm thủ pháo" người ta chơi chữ thủ "thủ là tay", "thủ là "cầm". còn cậu chơi chữ gì thì không rõ và cả vế "giết thù xa mình kiếm quá kiếm tay" rất tối nghĩa mà cũng không "chơi chữ" được như người ta. "mình kiếm" thì đọ sao được với "tay thủ" ?

    Trả lờiXóa
  3. Thưa Thầy:
    Ở câu 1 : Mang giấy giáp, rà khung vẽ hổ, mừng tết Giáp Dần
    Em đã có cả giáp lẫn hổ rồi đấy chứ ạ.
    Ở câu 2: Tay kiếm kỵ mã, giết thù xa MÌNH KIẾM quá kiếm tay
    Kỷ 己 tức là mình (tự kỷ là tự mình), kỷ 剞 (nó có bộ đao bên cạnh) trong từ điển dịch là kiếm nhỏ dùng để phi (ném) hay còn gọi là kiếm tay. Vũ khí rất lợi hại để đuổi theo kẻ thù ở xa ở xa tầm đao, nó còn nguy hiểm hơn cả cung tên. Vậy thì mình kiếm cũng là hai từ từ chữ kỷ mà ra, kiếm (“kiếm” ở đây là động từ làm vị ngữ cho danh từ làm chủ ngữ “mình”. Cũng giống như tay thủ cũng từ chữ thủ mà ra, “thủ” ở đây là động từ làm vị ngữ cho danh từ làm chủ ngữ “tay”
    Nếu quân kỵ đuổi đến nơi thì xe tăng, thủ pháo cũng không làm gì được.
    Vế ra quá hóc búa em phải chọn mãi mới được từ chơi chữ vừa ý, Thầy ạ! Em cám ơn Thầy!

    Trả lờiXóa
  4. ĐÁP ÁN CỦA CÁC CÂU MỜI ĐỐI CỦA NGUYỄN ĐỨC HƯNG:
    Câu 1:
    - Thầy đồ Tuân Đỗ thi Đình. Thầy được Vua sắc phong Trạng Nguyên, Bảng Nhãn hay Thám Hoa?; (Nguyễn Đức Hưng).
    - Xạ thủ Xuân Vinh họ Hoàng. Anh chờ Bộ trao tặng Huân chương, Bằng khen và Huy hiệu. (Nguyễn Đức Hưng).
    * Chú thích: Huân chương Nhà nước ủy quyền cho Bộ trao: Bằng khen của Bộ Quốc phòng trao, Huy hiệu của Bộ Văn hóa TT và DL trao.
    **Về vế đối: - Cô giáo Thu đội họ Vũ. Cô bị chồng vui tặng hiền thê, chủ quán lại con sen (Đỗ Đình Tuân)! Từ cuối cùng của câu mời đối là thanh bằng (hoa); thì câu cuối của câu đối phải là thanh trắc, Thầy ạ! (sen là thanh bằng).
    Câu 2:
    - Anh Khắc Nguyệt vào Hội Nhà văn, anh viết phóng sự về mặt Trăng, anh được chị Hằng cho lên chơi Nguyệt, chị tặng anh bức tranh Ngọc Thỏ; (Nguyễn Đức Hưng)
    - Bà Thuận Thiên đến Cung Ngọc Hoàng , bà làm bài văn tả chân Trời, bà chờ ông Ác đón vào du Thiên, ông tặng bà hình vẽ Kim Ô. (Nguyễn Đức Hưng) .
    *** Chú thích:
    - Khắc đối với Thuận mới chuẩn.
    - Ác: Chỉ ông Ác ở mặt Trời giống như chị Hằng ở mặt Trăng (Trải bao thỏ lặn ác tà - Nguyễn Du)
    - Kim Ô: Chỉ mặt Trời cũng như Ngọc Thỏ chỉ mặt Trăng
    (Vế đối của Mạc Đĩnh Chi với sứ giả Tầu: Nguyệt cung, tinh đạn hoàng hôn xạ lạc Kim Ô).
    - Ở vế ra có hai chữ Nguyệt, nên vế đối ở đây có hai chữ Thiên (vế đối của anh Nguyệt mới có một chữ Dần. Khắc Nguyệt đối với Thuận Thiên mới chuẩn).
    **** Vì Tết Đinh Dậu đã cận kề, xin kính mời các Thầy, các Cô và những ai ra vế mời đối phải cho đáp án (nhất là anh Khắc Nguyệt ra toàn những câu mời đối hóc búa!).

    Trả lờiXóa

AI MUA...TÔI KHÔNG...?

                                         Ai mua , tôi bán tôi cho                               Giá mua chỉ một cánh cò chiều đông,   ...