28. Mai
Ngữ
(1928-2005)
Tưởng chuyện như đùa hoá ra thật
Biết ông sòng phẳng tự bao giờ
Cái con thò lò quay sáu mặt
Vồ hụt mấy lần ông vẫn trơ.
Xuân Sách
-Chuyện như đùa 1988
-…
Bài tham khảo
Mai Ngữ-Không chỉ "Chuyện
như đùa"
QĐND - Anh tuổi Mậu Thìn (1928), vậy mà sinh thời, khi
anh còn sống, anh em viết văn trẻ ở “phố nhà binh” vẫn cứ coi anh như anh cả,
thậm chí có lúc… như bạn, thật đúng là “gần chùa gọi bụt bằng anh”.
Sống gần
anh, chưa bao giờ thấy anh nói to, nói dài. Cũng chưa bao giờ thấy anh vội
vàng, tất bật. Trên đại hội, ở một diễn đàn lớn hoặc ở chỗ anh em trà dư tửu
hậu có dăm ba người, anh vẫn đều đều một giọng ấy, khề khà, nhát gừng, nhiều
khi chẳng có lý do gì để run, giọng vẫn cứ run run. Chừng mực, vừa phải, buồn
buồn, quanh năm lúc nào cũng là như cả nghĩ, đó là anh - nhà văn Mai Ngữ. Những
bạn bè quen thân gọi đùa anh là Mai Đủng Đỉnh; những đồng chí quản lý, những
người bạn viết có trách nhiệm đôi lần nhắc nhở anh đến họp, đến làm việc muộn,
anh chỉ cười xí xóa. Triết lý quen thuộc của anh là: “Vội vàng, nhanh nhảu cũng
chẳng ngồi vào được chỗ của ai, chậm chạp, muộn mằn cũng chẳng ai nỡ ngồi vào
chỗ của mình. Cái “chỗ” trong cuộc đời, trong văn đàn của anh, anh xác định
thật khiêm nhường, thật bình thường, khiêm nhường và bình thường nhưng là kiêu
hãnh, là chẳng phải tầm thường! Anh tên thật là Mai Trung Rạng (nên năm 1999
nhà văn Xuân Thiều có câu đối tặng anh và nhà văn Hải Hồ - tên thật là Lê Ngọc
Lưu - nhân mừng hai ông 70 tuổi: Mai một gì đâu, lòng Trung thực xem ra vẫn
Rạng/ Lê la được mấy, củ Ngọc ngà nay hẳn còn Lưu), sinh trưởng trong một gia
đình, một dòng họ đời nối đời hiển đạt. Cụ nội, ông nội, cụ ngoại, ông ngoại
của anh đều đỗ đạt, đều làm tới chức tổng đốc (Tổng đốc các tỉnh lớn như: Hà
Nội, Bắc Ninh, Hải Dương…), đều được vua ban hàm Thái tử thiếu bảo Đông các đại
học sĩ, đều được quê hương thôn Ro Nha, Tân Tiến, An Dương và cả đất Hải Phòng
đưa vào sách danh nhân. Vì thế, từ tấm bé anh đã được các cụ nuôi ăn học tử tế
ở Hà Nội như một cậu ấm… Anh là niềm hy vọng, trông đợi của gia tộc. Vậy mà khi
vừa học sang năm thứ 4 bậc thành chung thì bỏ học về quê tham gia tổ chức thanh
thiếu niên cách mạng. Năm 1947 tòng quân vào Trung đoàn 42, Đại đoàn 320 làm
công tác tuyên huấn, làm Đại đội trưởng Văn công, làm phóng viên Báo Vệ quốc
quân, Báo Chiến sĩ Liên khu 3. Len lỏi, ngụp lặn khắp vùng đồng bằng Bắc bộ
gian khổ và ác liệt, được kết nạp Đảng (1950), được đề bạt là cán bộ đại đội.
Hòa bình lập lại (1954), anh về làm phóng viên Báo Quân đội nhân dân rồi được
tăng cường sang Bộ Văn hóa, sau cùng trở thành cán bộ của Tạp chí Văn nghệ quân
đội. Những tác phẩm có giá trị của Mai Ngữ nhắc tới phải kể đến: Dòng sông phía
trước (1972), Bầu trời và dòng sông (1966), Người lính mặc thường phục (1986),
Gió nóng (1984), Thời gian (1992), Người đàn bà trên hạm tàu (1996), Trong tay
bọn Angca (1980), Cành đào tàn trên xe rác (1997)… và đặc biệt là Chuyện như
đùa (1988) và Lại chuyện như đùa (1990). "Chuyện như đùa" là một tập
truyện ngắn đặc sắc, trong đó hay nhất là truyện ngắn có tên "Chuyện như
đùa". Ấy là tập sách viết về đời sống đất nước ta những năm 90 của thế kỷ
trước - những năm đầu của công cuộc canh tân do Đảng ta khởi xướng với rất
nhiều khó khăn như cha ông ta vẫn bảo “vạn sự khởi đầu nan”. Bằng tất cả tình
yêu và trách nhiệm, Mai Ngữ đã viết nên những trang văn khiến người đọc cười
trong nước mắt trước thực trạng xã hội đang diễn ra. Ấy là những trang viết
mang sức mạnh cảnh báo, dự báo với nhiều hiện thực xót xa, nhưng được viết với
một thái độ chân thật, thẳng thắn và xây dựng. Đọc lại những trang văn ấy trong
những tháng ngày mà công cuộc đổi mới đang đạt được thành tựu bước đầu rất đáng
phấn khởi, tin tưởng chúng ta càng thêm yêu anh và trân trọng những sáng tạo
giàu chất dự báo, cảnh báo mà anh đã mang đến. Và cái tên truyện ngắn anh viết
năm nào - “Chuyện như đùa” hôm nay trở thành một trong những câu cửa miệng của
nhân dân mỗi khi nói về một cái gì đó viển vông, xa sự thật, không sát với thực
tế cuộc sống. Với Chuyện như đùa, Mai Ngữ được ví như một “Adit Nê-xin Việt
Nam”. Vẽ chân dung nhà văn Mai Ngữ, nhà văn Đỗ Chu kể, lần đầu anh đến “phố nhà
binh” thấy một người nhỏ thó ăn mặc xuềnh xoàng mới hỏi nhà văn Nguyễn Minh
Châu rằng đó là ai, với vẻ xem thường. Anh Châu vừa ho sặc sụa vừa bảo là Mai
Ngữ đấy. “Một cậu ấm thứ thiệt. Trông bộ dạng còm ròm thế mà gớm, ăn mặc thì
xuềnh xoàng như thằng ăn mày, lúc nào cũng bước thấp bước cao như đứa không nhà
không cửa, nhưng hỏi ra rõ là tòa ngang dãy dọc xưa ở phố Tràng Thi, phố Nguyễn
Thái Học đều có cả. Lão ấy thuở bé đi học có xe nhà đưa đón, tao với mày gặp
ngoài đường chớ có gọi, vô phúc thằng xe nhà nó cho mấy cái đá đít là hết đời
viết văn…!”. Đời nhà văn Mai Ngữ là vậy, như chỉ quẩn quanh nơi đồng bằng khu
ba và 36 phố phường Hà Nội, (duy chỉ có một lần xuất ngoại sang Liên Xô (trước
đây) và một chuyến ghé Biển Hồ - Cam-pu-chia cùng bộ đội) nhưng đó là một cuộc
đời đầy gian nan và dông gió. Một cuộc đời, chưa đầy hai mươi tuổi đã dám làm
một cuộc ra đi, dám chối bỏ cuộc sống nhung lụa để tìm đến một cuộc lên đường
hùng vĩ của dân tộc - một cuộc lên đường không mấy chóng vánh, dễ dàng với một
tương lai chừng rất mong manh. Một cuộc đời, buồn vui lẫn lộn, không bàn hơn
thiệt được thua… Là gian nan mà cũng là kiêu hãnh!
KIẾN VĂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét