Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Trồng sưa




Ông Ngôi tặng mấy cây sưa
Băn khoăn không biết bây giờ trồng đâu
Vườn trước thì vướng ao sâu
Bờ sau cây cối đã mau lắm rồi
Loanh quanh ngơ ngác một hồi
Cuối cùng cũng kiếm đủ nơi đem trồng
Có điều đất hẹp cây đông
Cho nên chúng phải kéo ngồng mà ngoi
Biết đâu nhờ cái hẹp hòi
Mà sưa chẳng hóa ra loài “sưa leo” ?

1/10/2012
Đỗ Đình Tuân

Một bài thơ và một lời bình đáng tham khảo





Sáng nay lướt mạng, đến trang Phạm Viết Đào thì bắt gặp mấy lời bình về một bài thơ của một cậu bé da đen, được UN chọn là bài thơ hay nhất. Chợt lược cóp lại phần chính để  trước là tự ngẫm nghĩ học hỏi, và sau là để bà con trong xóm cùng tham khảo. Ai muốn đọc nguyên văn xin tìm trang Blog của nhà văn Phạm Viết Đào
Dưới đây Đỗ Đình Tuân chỉ xin trích phần thơ dịch và lời bình

Dịch:

Khi tôi sinh ra, tôi màu đen
Khi tôi lớn lên, tôi màu đen
Khi tôi đi dưới mặt trời, tôi màu đen
Khi tôi sợ, tôi màu đen
Khi tôi đau, tôi màu đen
Và khi tôi chết, tôi cũng màu đen
.
Anh nói rằng anh trắng
Khi anh sinh ra, anh màu hồng
Khi anh lớn lên, anh màu trắng
Khi anh đi dưới mặt trời, anh màu đỏ
Khi anh lạnh, anh màu xanh
Khi anh sợ, anh màu vàng
Khi anh đau, anh màu tái (lục)
Và khi anh chết, anh màu xám
Và tại sao anh lại nói tôi là da màu !

Vì bài này quá đơn giản để dịch, v́ì quá nghẹn ngào mà dịch, quá cảm phục dưới cái nh́ìn tinh tế và cách lập luận logic của một đứa bé mà dịch, và thật sự bất ngờ trước những câu chữ thật đơn giản nhưng sức chứa đựng truyền tải thật phi thường mà dịch.

Cho nên nói khi chưa biết làm thơ th́ì thấy vần điệu là hay, khi mới biết làm thơ th́ì thấy chữ nghĩa được tu từ đẽo gọt là hay, khi làm thơ được rồi thì́ thấy quan sát, đột phá, đổi mới là hay... Rồi cho đến một khi nào đó thì́ thấy tất cả đều là vô nghĩa. Chỉ còn lại tấm lòng với cảm xúc đích thực của chính mình tuôn chảy ra một cách tự nhiên, thoát khỏi sự ràng buộc của ngôn từ - thi tứ, thoát khỏi sự gọt nắn, o bế của chức danh, tuổi tác, đẳng cấp, giới tính..khi đó mới thực sự đúng nghĩa là Thi Ca.


1/10/2012
Đỗ Đình Tuân

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Nét mới trong vườn

 1.Cây cà tím đã ra quả

 2. Luống cải mới trồng

 3. Dốc cổng cũ nay đã thành luống cải củ


 4+5: Cây giâu gia đứng trên cổng cũ lớn rất nhanh

 6. Cây hoa giấy đã nở 2 chùm đầu tiên: một chùm đỏ và một chùm trắng


Hoa hiên đỏ nhung và hoa hiên hồng đào lại nở tiếp

30/9/2012
(Rằm tháng 8 âm lịch)
Đỗ Đình Tuân

Tơ hồng ?


Không bám được vào đất
Sống lửng lơ trên cành
Vốn thạo nghề ăn bám
Nên chúng bò lan nhanh

Tên nghe mịn như "tơ"
Mà bòng bong cuốn búi
Cái mầu “hồng” gian dối
Chỉ làm gầy cây xanh.

30/9/2012
Đỗ Đình Tuân

Danh nhân nho sĩ viết về Chí Linh 6

                              Đặng Minh Khiêm                         
                                 (1456-1522?)

            Đặng Minh Khiêm tự là Trình Dự, hiệu là Thoát Hiên, ng­ười làng Mao Phố, huyện Sơn Vi (sau đổi là Lâm Thao), nay thuộc Phong Châu,  tỉnh Phú Thọ. Quê gốc của ông ở huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An, nay thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
            Đặng Minh Khiêm “dòng dõi Đặng Tất, Đặng Dung; Cha là Đặng Di đậu Hoàng giáp đời Lê Nhân Tông. Đặng Minh Khiêm đậu Tiến sĩ khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487), đư­ợc bổ chức Hàn lâm thị thư­,sau thăng đến Th­ượng thư­ bộ Lễ, kiêm Phó đô tổng tài Quốc sử quán, coi việc ở Chiêu văn quán và Tú lâm cục. Theo Phan Huy Chú, ông là ng­ười có tiết tháo, là bậc danh nho đầu đời Lê. Hai lần sang sứ triều Minh (1501 và 1509). Năm 1522, ông chạy theo vua Quang Thiệu (Lê Chiêu Tông) vào Thanh Hóa lánh nạn rồi mất ở Hóa Châu (khoảng từ năm 1522-1526).
            Tác phẩm: Việt giám vịnh sử thi tập (cũng gọi là Thoát Hiên vịnh sử thi tập), tập thơ chữ Hán, 3 quyển, vịnh các nhân vật huyền sử và lịch sử Việt Nam, đ­ược hoàn thành vaò năm 1520; Quyển I: Vịnh các đế vư­ơng từ Kinh Dư­ơng Vư­ơng đến Trần Quý Khoáng (1414); Quyển II: vịnh các tôn thất và danh thần từ Ngô Xư­ơng Ngập đến Đặng Tất; Quyển III:vịnh các danh nho,
hậu phi, công chúa, tiết phụ, gian thần...Tổng số các nhân vật đ­ược vịnh là 125,mỗi bài vịnh một nhân vật.Toàn bộ các bài đều theo thể thất ngôn tuyệt cú(4 câu 7 chữ); Trư­ớc mỗi bài còn có một tiểu dẫn lai lịch, hành trạng của nhân vật.Tác phẩm có tính chất sùng cổ(vịnh ng­ười xư­a chuyện cũ), giáo huấn, hàm ý khen chê theo quan điểm Nho giáo.
            Tác phẩm đư­ợc nhiều học giả đời sau đánh giá cao: “việc khen chê, lấy bỏ đều có ý sâu sắc”(Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú). Đ­ương thời “đến đâu cũng nghe nói đến(thơ) Thoát Hiên”(Hà Nhậm Đại).Việt giám vịnh sử thi tập đư­ợc coi là tập thơ vịnh sử vào loại xư­a nhất của tác gia ng­ười Việt, đạt đến mức độ có thể coi là mẫu mực của thể tài này.
            Đặng Minh Khiêm còn có Giang tông khúc thuyền thi tập, có lẽ là tập thơ đi sứ,đã thất truyền.Theo Đại Việt sử ký toàn thư­(quyển 15,Lê kỷ),vào năm Quang Thiệu, Canh Thìn(1520), Đặng Minh Khiêm đ­ược vua sai soạn sách Đại Việt lịch đại sử ký, sách này nay không tìm thấy, nh­ưng ngư­ời ta đoán chính là cuốn Việt giám vịnh sử thi tập”( Từ điển VHVN-từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX).
            Dư­ới đây chúng tôi xin trích giới thiệu một số bài thơ vịnh các nhân vật lịch sử có dấu tích trên đất Chí Linh.
1. 陳國俊
生逢家釁誓收忠
茂建重興弟一功
没後虽猶摧北虜
倚天長劍夜鳴風
                鄧明謙
Phiên âm:
Trần Quốc Tuấn
Sinh phùng gia hấn thệ thâu trung,
Mậu kiến Trùng Hư­ng đệ nhất công.
Một hậu tuy do tồi Bắc lỗ,
Ỷ thiên tr­ường kiếm dạ minh phong.
                            Đặng Minh Khiêm
Dịch nghĩa:
Trần Quốc Tuấn
Sinh thời gặp lúc gia đình có xích mích nh­ưng ông thề giữ đạo trung,
Giúp nên cơ nghiệp Trùng Hư­ng công lao ông vào bậc nhất.
Ông tuy đã thác rồi mà cái oai thừa còn bao lần phá tan giặc Bắc,
Thanh kiếm dài tựa trời cao khi xư­a đêm thư­ờng kêu rít ở trong hộp.
Dịch thơ
Hiềm nhà 1 quyết bỏ giữ lòng trung,
Sự nghiệp Trùng Hư­ng 2 đệ nhất công.
Thân thác, uy còn tan bóng giặc,
Kiếm dài trong hộp tiếng còn rung.
                 Đỗ Đình Tuân dịch
Ghi chú
1-Hiềm nhà: chỉ chuyện khiềm khích giữa Trần Liễu và Trần Cảnh( cha và chú của Trần Quốc Tuấn).
2-Trùng Hưng: niên hiệu của vua Trần Nhân Tông


2. 莫侹之
弟一魁元早智身
居官不改舊清貧
扇銘仲御烟臺譽
使節方之國有人
        鄧明謙
Phiên âm:
Mạc Đĩnh Chi
Đệ nhất khôi nguyên tảo trí thân,
Cư­ quan bất cải cựu thanh bần.
Phiến minh trọng ngự yên đài dự
Sứ tiết ph­ương tri quốc hữu nhân.
                       Đặng Minh Khiêm
Dịch nghĩa:
Mạc Đĩnh Chi
Đỗ đầu nhất giáp thân sớm hiển đạt,
Làm quan mà vẫn giữ nếp thanh bạch cũ.
Thơ đề quạt đ­ược vinh dự ghi ở đài yên kinh,
Đi sứ mới tỏ rõ n­ước ta có ngư­ời giỏi.
Dịch thơ
Nhất giáp đỗ đầu sớm hiển vinh,
Làm quan vẫn giữ nếp nhà thanh.
Thơ đề quạt còn lư­u đài ngự
Sang sứ Tầu làm nư­ớc sáng danh.
       Đỗ Đình Tuân dịch

3. 朱安
七斬章成便挂官
至靈終老有餘閒
清修苦節高千古
士望岩岩仰太山
        鄧明謙
Phiên âm:
Chu An
Thất trảm ch­ương thành tiện quải quan,
Chí linh chung lão hữu d­ư nhàn.
Thanh tu khổ tiết cao thiên cổ,
Sĩ vọng nham nham ngư­ỡng Thái san.
                 Đặng Minh Khiêm
Dịch nghiã:
Chu An
Làm xong sớ “thất trảm” bèn cởi mũ quan mà trở về,
Sống hết tuổi già ở Chí Linh cảnh an nhàn có d­ư.
Khí tiết thanh cao khắc khổ của ông nêu g­ương nghìn thu cùng  người đời,
Sĩ phu ngư­ỡng vọng ông coi ông nh­ư ngọn núi Thái Sơn chót vót.
Dịch thơ
Dâng tờ “Thất trảm” vội từ quan
Về Chí Linh yên sống tuổi nhàn
Khí tiết thanh cao ngời sáng mãi
Sĩ phu ngư­ỡng vọng đỉnh cao san.
       Đỗ Đình Tuân dịch

30/9/2012
Đỗ Đình Tuân

           


Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Lượm lặt trong sổ ghi chép cũ 5



Danh ngôn

1.Có ba đặc điểm của người quân tử: Đức giúp tránh mọi phiền não; Trí giúp tránh được mơ hồ; Dũng giúp tránh khỏi nỗi sợ hãi.
                                                                        Khổng Tử.
2.Trí tuệ phải tích lũy từ lúc còn nhỏ, tuấn mã phải được tập cưỡi từ lúc còn là ngựa con.
                                                                        Ngạn ngữ Nga.
3. Bản thân tài năng không có hào quang, chỉ khi vận dụng mới bừng lóe ra tia chớp.
                                                                        Ngạn ngữ Nga


Thơ, hình thức tối cao của tự do


·   Chủ nghĩa tiền phong và hậu hiện đại hiện nay là biểu hiện của sự thiếu tự do.
·   Ruồng bỏ hay thờ ơ với thơ-đó là một biểu hiện của sự căm ghét tự do. Ai loại bỏ thơ khỏi đời sống của mình, người đó sẽ làm hại chính mình.
·   Không có gì hơn được nhà thơ, bởi vì, trong truyền thống cổ xưa chúa trời được gọi là nhà thơ đấy.

                                                              Vladimir Mikusevich
                                                                  (Sinh năm 1936)

Bài ca vực nghé



Đi cho thẳng sá cày
Đi cho ngay sá bừa 
Chân sau bước quá chân trước
Chân trước bước quá tai
Thừng đập vào lưng là vặt vắt vào
Kéo mũi giật này là bước chân ra
Tai nghe dạ nhớ lấy
Chớ đi bậy phải đòn
Đến bờ họ đứng lại
Đâm bắp quay lại cho tròn. 

29/9/2012
Đỗ Đình Tuân

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Danh nhân nho sĩ viết về Chí Linh 5


                                                
                                     Thái Thuận
                                         (1441-?)
              
            Theo TỪ ĐIỂN VĂN HỌC VIỆT NAM – Từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX  thì Thái Thuận, còn có sách chép là Sái Thuận, tự Nghĩa Hòa, hiệu Lục Khê,  biệt hiệu Lã Đường; người làng Liễu Lâm huyện Siêu Loại (nay thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh). Ông vốn là một người lính dạy voi của nhà vua. Năm Hồng Đức thứ 6 (1475) đời Lê Thánh Tông, ông đỗ Tiến sĩ, năm ấy ông 35 tuổi, được bổ chức Hàn lâm hiệu úy kiêm chức tham chính tỉnh Hải Dương.
            Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn thì chép: “ Thái Thuận giữ công việc của viện Hàn Lâm 24 năm, thơ văn rất nhiều, Thánh Tông cho hiệu là Tao đàn phó nguyên soái, từ đấy thơ văn càng phát triển. Khi ra giữ chức Tham chính Hải Dương, đề vịnh cũng nhiều, học trò là Lữ Chính Mô biên tập thành từng loại nhan đề là Lữ Đường di cảo. Chính Mô có bài tựa xưng tụng rằng: “Các bài trứ tác đều từ trong bụng đào bới ra, rất là tân kỳ, mà cách điệu âm luật và phép đặt câu thì đủ thể của các nhà văn”. Lời xưng tụng ấy rất đúng, bởi vì sau tập thơ Giới Hiên của Nguyễn Trung Ngạn thì ít có thể văn ấy.
            Công dư tiệp ký tục biên  của Trần Quý Nha cho biết cụ Lã Đư­­ờng có tập thơ vịnh phong cảnh nhiều vùng ở Chí Linh. Khi viết về vùng núi Phượng Hoàng thơ cụ Lã Đường  có nói đến việc đào đá tìm son của dân địa phương “Thạch nham đa quật vị tầm châu”. Nghĩa là: “Đào nhiều đất đá để lấy son”. Lại có câu:
                             Tương phùng vị hữu hưu quan ước,
                             Linh Triệt hoàn ưng tiếu ngã phầu?
            Nghĩa là:
            Lúc gặp nhau chưa có hẹn ước thôi quan về nghỉ hưu,
            Linh Triệt (tức Chu Văn An) có nên cười ta không?
           Nhưng cũng không thấy dẫn ra cụ thể bài thơ nào của ông. Chí linh phong vật chí Di sản Hán Nôm có ghi chép được năm bài thơ của ông viết về vùng này.
無題
日早平灘漁笛短 
夜寒譜赖火燈孤
不知今古登臨客
亦有江山渺望無 
          呂唐
Phiên âm:
Vô đề
Nhật tảo Bình Than ng­­ư địch đoản,
Dạ hàn Phả Lại hỏa đăng cô.
Bất tri kim cổ đăng lâm khách,
Diệc hữu giang sơn diểu vọng vô?
                                   Lã Đường
Dịch nghĩa:
Không đề
Buổi sáng tiếng sáo dân chài Bình Than thổi nhanh gấp,
Đêm lạnh ngọn đèn chùa Phả Lại lẻ loi.
Chẳng hay du khách xư­­a nay đến đây,
Có ngắm nhìn non nư­­ớc này không?
Dịch thơ
Sáng nghe sáo gấp nhà chài
Đêm trông Phả lại lẻ loi ngọn đèn
Xưa nay du khách đến xem
Hỏi ai lại chẳng ngắm nhìn nước non?
                          Đỗ Đình Tuân dịch

至大灘渡
永徬榕蔭绿似苔
野程行盡少徘徊
十年客眼红雲倦
赴與江山一訪開
          呂唐
Phiên âm:
Chí Đại Than độ
Vĩnh bạng dung âm lục tự đài,
Dã trình hành tận thiểu bồi hồi.
Thập niên khách nhỡn hồng vân quyện,
Phó dữ giang sơn nhất phỏng khai.
                                     Lã Đường
Dịch nghĩa:
Đến bến Đại Than
Tựa mãi dưới gốc cây đa xanh biếc nh­­ư rêu,
Đư­­ờng đồng quê đi hết dạ bồi hồi.
M­­ười năm mắt khách đã mỏi mệt với mây hồng,
Nay mới có dịp ngắm nhìn non n­­ước.
Dịch thơ
Mãi ngồi dưới gốc đa xanh
Đường đồng quê lại dạo quanh bồi hồi
Mười năm mỏi mắt ngắm trời
Nơi này nay mới đến nơi ngắm nhìn.
                                Đỗ Đình Tuân dịch

崇嚴寺即景
林外鳥啼樓上鐘
天邊山色更重重
禪家淡泊無絲竹
谁借琴聲與老松
                    呂唐
Phiên âm
Sùng Nghiêm tự tức cảnh
Lâm ngoại điểu đề lâu thượng chung
Thiên biên sơn sắc cánh trùng trùng
Thiền gia đạm bạc vô ty trúc
Thùy tá cầm thanh dữ lão tùng.
                                     Lã Đường
Dịch nghĩa
Tức cảnh chùa Sùng Nghiêm
Tiếng chim kêu ngoài rừng tiếng chuông ở trên lầu
Bên trời sắc núi trập trùng xanh
Nhà chùa đạm bạc không có tiếng đàn sáo
Ai mang tiếng đàn đến cho cây thông già?
Dịch thơ
Tiếng chim rừng tiếng chuông lầu
Trùng trùng sắc núi một mầu xanh xanh
Chùa không tiếng sáo đàn tranh
Ai mang âm nhạc lên cành thông cao ?
                               Đỗ Đình Tuân dịch


題鳳凰山
瑞世鳳凰何處去
桐花落盡鵲巢孤
清風滿院竹君子
涼思超人松丈夫
僧户常關人畏虎
石岩多掘為尋
相逢未有休官約
靈撤還應笑我
                    呂唐

Phiên âm
Đề Phượng Hoàng sơn
Thụy thế phượng hoàng hà xứ khứ
Đồng hoa lạc tận thước sào cô
Thanh phong mãn viện trúc quân tử
Lương tứ siêu nhân tùng trượng phu
Tăng hộ thường quan nhân úy hổ
Thạch nham đa quật vị tầm chu
Tương phùng vị hữu hưu quan ước
Linh triệt hoàn ưng tiếu ngã phầu ?
                                      Lã Đường
Dịch nghĩa
Đề thơ trên núi Phượng Hoàng
Thời thế đẹp mà phượng hoàng lại bay đi đâu
Hoa ngô đồng rụng hết để trơ lại một tổ chim thước
Gió mát đầy nhà trúc như người quân tử
Suy nghĩ tỉnh táo đúng là bậc trượng phu như cây tùng cây bách
Cửa chùa thường đóng người sợ hổ
Đất đá đào bới lung tung để tìm son
Gặp nhau chưa hẹn ngày từ quan
Linh Triệt liệu có cười ta không ?
Dịch thơ
Thời đẹp phượng hoàng bay xứ mô
Ngô đồng hoa rụng tổ chim trơ
Đầy nhà gió mát trúc quân tử
Suy nghĩ hơn người quả trượng phu
Sợ hổ cửa chùa thường đóng kín
Tìm son đất đá bới lô nhô
Gặp nhau không hẹn ngày hưu nghỉ
Linh triệt có cười chê trách ta ?
                          Đỗ Đình Tuân dịch

至靈冬日
殘日梅花客里通
樽前酒淡興爭濃
江山到處無霜雪
橋木陰陰亦似松
                    呂唐
Phiên âm
Chí Linh đông nhật
Tàn nhật mai hoa khách lý thông
Tôn tiền tửu đạm hứng tranh nồng
Giang sơn đáo xứ vô sương tuyết
Kiều mộc âm âm diệc tự tùng.
                                   Lã Đường
Dịch nghĩa
Ngày đông ở Chí Linh
Ngày tàn khách đi qua con đường hoa mai
Nâng chén rượu nhạt lên trước hứng thú càng thêm nồng
Non sông chỗ nào cũng không thấy có sương tuyết
Cây cao sum suê tựa như cây tùng cây bách.
Dịch thơ
Chiều tà dạo gót đường mai
Tay nâng chén nhạt chưa phai thú nồng
Nơi nơi sương tuyết đều không
Cây cao bóng tựa tùng thông rườm rà.
                                 Đỗ Đình Tuân dịch

30/9/2012
Đỗ Đình Tuân

Tăng trọng







Sáu tháng về hưu sống tảo tần
Nuôi chồng tăng được bốn năm cân*
Đúng là tăng trọng nhanh như lợn
Cảm phục Song Thu đến vạn lần.

Ghi chú
* Mọi năm tôi chỉ nặng 42-43 kg. Nay cân thử lại thấy nặng những 47 kg. Thấy lạ tôi mới nghĩ ra là tôi được nuôi bằng "thuốc tăng trọng" ?

27/9/2012
Đỗ Đình Tuân

Vịnh bà Chúa Liễu





Hạ thế ba phen chỉ một lòng
Tu làm người tốt những cầu mong
Làm con trọn kiếp thờ cha mẹ
Làm vợ hai đời lấy một ông *
Chăm chỉ tề gia cùng nội trợ
Đâu cần dẹp Bắc với bình Đông
Mà nên bất tử ** cùng non nước
Nay được tôn thờ khắp núi sông ?

Ghi chú
*Theo truyền thuyết vùng Nam Định thì Liễu Hạnh có ba lần giáng thế: lần thứ nhất tuy rất xinh đẹp nhưng không lấy chồng, trọn đời ở nhà thờ cha mẹ. Ở tuổi 35, khi cha mẹ mất thì bà đi khuyến thiện trong vùng, 40 tuổi thì bà mất. Lần thứ hai lấy chồng sinh được hai con thì mất ở tuổi 20. Nhưng thương chồng nhớ con bà lại tái xuất lần thứ ba, lấy lại chồng cũ (cố nhiên là đã sang vùng khác và mang tên khác) và sinh thêm được một người con nữa. Nhưng lần này cũng chỉ 18 tuổi thì mất.
**Liễu Hạnh được tôn là một trong “Tứ bất tử” của Việt Nam: 1.Tản Viên sơn thánh; 2. Thánh Gióng; 3. Chử Đồng Tử; 4. Liễu hạnh ( Mẫu Thượng Thiên)


28/9/2012
Đỗ Đình Tuân

Lượm lặt trong sổ ghi chép cũ 4



BÀI CA GỌI NGHÉ



1. Bài ca gọi nghé đực


Nghé nghé ơi…!
Là con nghé đực
Về theo mẹ vực
Ba bốn năm mùa
Ai mua không bán
Ai hoạn không cho
Cắt cỏ ăn no
Kéo cầy đỡ mẹ…
Nghé…nghé ơi…!


2. Bài ca gọi nghé cái


Nghé nghé ơi…!
Là con nghé cái
Mẹ thái lông đuôi
Mẹ nuôi chóng lớn
Đến năm mười bốn
Mẹ gả chồng cho
Lấy chú học trò
Làm con chiến tranh
Làm anh chiến sĩ
Bố mày đánh đĩ
Mẹ mày theo giai
Còn một mình mày
Theo ai cho nốt ?
Nghé …nghé ơi…!

27/9/2012
Đỗ Đình Tuân

ĐẾM TIỀN

Ông ngồi giương kính đếm tiền Đồng tiền mỏng thế mà liền với xương Tiền này là khoản tiền lương Là tiền năm tháng chiến trường cho ta ...