Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Một bài thơ và một lời bình đáng tham khảo





Sáng nay lướt mạng, đến trang Phạm Viết Đào thì bắt gặp mấy lời bình về một bài thơ của một cậu bé da đen, được UN chọn là bài thơ hay nhất. Chợt lược cóp lại phần chính để  trước là tự ngẫm nghĩ học hỏi, và sau là để bà con trong xóm cùng tham khảo. Ai muốn đọc nguyên văn xin tìm trang Blog của nhà văn Phạm Viết Đào
Dưới đây Đỗ Đình Tuân chỉ xin trích phần thơ dịch và lời bình

Dịch:

Khi tôi sinh ra, tôi màu đen
Khi tôi lớn lên, tôi màu đen
Khi tôi đi dưới mặt trời, tôi màu đen
Khi tôi sợ, tôi màu đen
Khi tôi đau, tôi màu đen
Và khi tôi chết, tôi cũng màu đen
.
Anh nói rằng anh trắng
Khi anh sinh ra, anh màu hồng
Khi anh lớn lên, anh màu trắng
Khi anh đi dưới mặt trời, anh màu đỏ
Khi anh lạnh, anh màu xanh
Khi anh sợ, anh màu vàng
Khi anh đau, anh màu tái (lục)
Và khi anh chết, anh màu xám
Và tại sao anh lại nói tôi là da màu !

Vì bài này quá đơn giản để dịch, v́ì quá nghẹn ngào mà dịch, quá cảm phục dưới cái nh́ìn tinh tế và cách lập luận logic của một đứa bé mà dịch, và thật sự bất ngờ trước những câu chữ thật đơn giản nhưng sức chứa đựng truyền tải thật phi thường mà dịch.

Cho nên nói khi chưa biết làm thơ th́ì thấy vần điệu là hay, khi mới biết làm thơ th́ì thấy chữ nghĩa được tu từ đẽo gọt là hay, khi làm thơ được rồi thì́ thấy quan sát, đột phá, đổi mới là hay... Rồi cho đến một khi nào đó thì́ thấy tất cả đều là vô nghĩa. Chỉ còn lại tấm lòng với cảm xúc đích thực của chính mình tuôn chảy ra một cách tự nhiên, thoát khỏi sự ràng buộc của ngôn từ - thi tứ, thoát khỏi sự gọt nắn, o bế của chức danh, tuổi tác, đẳng cấp, giới tính..khi đó mới thực sự đúng nghĩa là Thi Ca.


1/10/2012
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐẾM TIỀN

Ông ngồi giương kính đếm tiền Đồng tiền mỏng thế mà liền với xương Tiền này là khoản tiền lương Là tiền năm tháng chiến trường cho ta ...