1. Sự
lặng lẽ của đức tính cẩn thận vẫn là nơi ẩn dấu của sự tinh nhanh.
2. Khững
điều thần bí khiến cho người ta kính cẩn chính vì sự bí hiểm, không đoán định
được của chúng.
3. Không
có dũng khí thì trí tuệ cũng không thể kết nên trái ngọt.
4. Những
người thật sự thông minh luôn mong muốn người khác cần mình chứ không mong đợi
sự cảm ơn của người khác.
5. Sự
mong đợi được ghi khắc trong trái tim còn những lời cảm ơn thì chỉ nơi đầu môi
chót lưỡi.
6. Người
hoàn mỹ thì phẩm cách cao thượng, trí lực đúng đắn, ý chí kiên định, phán đoán
sắc bén.
7. Cần
cù sẽ sinh tài năng; chính sự cần cù sẽ đem lại cho người ta danh tiếng.
8. Sự
tưởng tượng không thực tế sẽ dẫn người ta đến cảm giác bị mắc lừa, khiến người
ta khi nhìn vào sự thật lại quay ra thất vọng.
9. Nếu
không bị giám sát bởi sự thận trọng và tri thức thực tế, trí tưởng tượng có thể
tao ra những việc điên rồ nhất.
10. Một người khổng lồ khi đứng giữa đám đông cũng
chỉ là một thằng lùn.
11. Một
sự rút lui đẹp cũng quan trọng như một trận tấn công xuất sắc.
12. Không
được dòng suối trí tuệ tưới mát thì ngôn từ rất dễ bị khô cạn.
13. Không
có năng lực giám định, lựa chọn cũng là chưa đạt đến sự hoàn thiện.
14. Một
người luyện chim ưng tài ba chỉ luyện con chim ưng giỏi nhất.
15. Công
việc càng dễ chịu an nhàn vinh quang càng ít.
16. Con
người, điều thứ nhất là sợ bị lừa, thứ hai là sợ trở thành trò cười.
17. Con
người càng văn minh tội ác càng nhiều.
18. Có
hai điều làm người ta chết yểu: đó là ngu xuẩn và sa đọa.
19. Chỉ
một số ít người vẫn nhớ tốt gỗ hơn tốt nước sơn, còn đa phần đều bằng lòng với
nước sơn.
20. Nói
ít mà đủ ý là tốt nhất.
21. Sự
thành thật chính là quán quân của đạo đức.
22. Việc
tốt không ra đến cửa, việc xấu đã bay ngàn dặm.
23. Coi
thường là sự báo thù lợi hại nhất.
24. Phải
biết học tập tự nhiên, trước khi sự vật trở nên hoàn thiện thì không cho nó được
phép “Chào đời”.
25. Không
coi ai ra gì là chướng ngại lớn nhất để đi tới danh vọng.
...
...
(Ba
trăm điều nên tránh trong giao tiếp)
Balta sar gracian (1602-1658)
Tây Ban Nha
18/9/2012
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét