Phạm Huy
Lan
Phạm
Huy Lan, còn có tên gọi khác là cụ Kép Lan, vì cụ hai lần đỗ tú tài (tú kép).
Không rõ cụ sinh, cụ mất năm nào, chỉ biết cụ là người trong Vụ Bản, Nam Định
ra vùng Kiệt Đặc, Chí Linh dạy học và sinh cơ lập nghiệp ở đây. Năm 1930, nhân dịp mộ lễ khánh hạ trong đền
Phượng Hoàng, cụ có làm bài Kiệt Sơn.
Bài thơ được người đời truyền tụng khá rộng rãi trong vùng Chí Linh, Nam
Sách như một bài thơ dân gian vậy. Nguyên văn bài thơ được truyền tụng đó như
sau :
Kiệt
Sơn
Kiệt sơn thất thập nhị phong,1
Phượng Hoàng bậc nhất trong vùng Chí Linh.
Non Tường,2 non Mật 3 bao quanh,
Qua Hàm Ếch 4 trải Phượng ghềnh 5
tiến lên.
Bên Tháp Thánh 6, bên động Huyền,7
Xa xa Bãi Nhạn 8 gần miền Hang Giơi 9
Cảnh thanh riêng một bầu trời,
Cảnh thanh dành để đợi người cao thanh.
Chú
thích
1-Thất thập nhị phong: dịch ra là 72 ngọn núi. Theo sách Chí
Linh phong vật chí thì làng Kiệt Đặc có 12 ngọn núi. Nhưng theo Trần Quý
Nha trong Công dư tiệp ký tục biên thì có 72 ngọn núi.
2-Non Tường: núi làng Trại Tường, nay là một thôn thuộc
phường Văn An, thị xã Chí Linh.
3-Non Mật: núi làng Mật Sơn, nay là một thôn thuộc phường
Chí Minh, thị xã Chí Linh.
4-Hàm Ếch : tên một
thôn nay thuộc phường Cộng Hòa, thị xã
Chí Linh.
5-Phượng Ghềnh: chỉ là cách gọi khác của núi Phượng Hoàng
cho hợp vần.
6-Tháp Thánh: tức Tinh Phi cổ tháp, mộ của bà Nguyễn Thị
Duệ, còn có tên là Nguyễn Thị Ngọc Toàn, người phụ nữ duy nhất đỗ tiến sỹ trong
các triều đại phong kiến ở Việt Nam, người sáng lập ra lối dạy học từ xa đầu
tiên ở Việt Nam.
7-Động Huyền: tức động Huyền Thiên, cũng thuộc vùng núi
Kiệt sơn.
8-Bãi Nhạn: túc bãi cát Bạch Nhạn, thuộc địa phận làng
Phao Sơn phường Phả Lại ngày nay. Đó là một bãi cát trắng có hình giống như con
chim nhạn nên gọi là bãi Bạch Nhạn.Nay đã khai thác hết không còn nữa.
9-Hang Giơi: trên núi Phao Sơn có mấy hòn đá to xếp chồng
lên nhau thành một cái hang, Giơi thường vào ở, nên thường gọi Hang Giơi hay
Hang Hòn .
Phụ chép
Kỷ niệm về một bài thơ
Năm 1956, chúng tôi học ở phố
Thiên. Học sinh lúc đó đa phần là người Nam sách. Tôi tuy ở Chí Linh, nhưng từ
Cổ Thành xuống cũng xa nên tôi nhập bọn với các bạn Nam Sách cùng tìm chỗ trọ.
Lúc đó ở ngay giữa phố, gần cầu Thiên có một ngôi nhà chủ nhân đi vắng cả, đang
nhờ một người hàng xóm trông hộ. Đến hai chục người chúng tôi cùng trọ ở đó.
Ngôi nhà vắng chủ bỗng trở thành một ký túc xá miến phí. Sinh hoạt trong «ký
túc xá » ấy rất là vui vẻ và thoải mái. Sáng thì lên lớp, buổi chiều thì
học bài rồi dọn dẹp, gánh nước nấu cơm...Buổi tối thì hôm nào cũng tắt đèn rất
sớm. Nằm chuyện gẫu. Thôi thì đủ các thứ chuyện : cổ tích, ma thoại, tiếu
lâm...Nhưng cũng có một buổi đọc thơ. Ai thích bài nào, thuộc bài nào thì đọc.
Đọc tự phát thôi, chứ không có «thơ lệnh» hay người «dẫn chương trình ».
Trong một buổi đọc thơ như thế, một bạn học của tôi tên là Nguyễn Văn An, người
thôn Thụy Trà bên nam Sách đã đọc một bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của vùng núi
Phượng Hoàng Chí Linh như sau :
Mật sơn thất thập nhị phong
Phượng Hoàng bậc nhất trong vùng Chí Linh
Non Tường, non Mật bao quanh
Qua Hàm Ếch trải Phượng ghềnh tiến lên
Bên Tháp Thánh, bên Động Huyền
Xa xa Bãi Nhạn gần miền Hang Giơi
Cảnh thanh riêng một bầu trời
Cảnh thanh giành để đợi người cao thanh.
Lúc ấy tôi mới có 14 tuổi và tôi
thấy bài thơ ấy hay quá. Tôi nhập tâm ngay. Sau này đi học xa, nhưng cứ mỗi lần
ngoái nhìn về hướng Chí Linh, thấy dãy núi Ông Sư trùng điệp dưới nắng chiều là
trong lòng tôi lại khẽ ngân lên bài thơ đó.
Năm 1976, khi tham gia viết
«Người Vạn Kiếp, Côn Sơn», tôi mới có dịp dùng bài thơ này để minh họa thêm cho
cảnh đẹp Chí Linh. Khi « Người Vạn Kiếp, Côn Sơn » in ra, các cụ già
Văn An đọc mới ý kiến phản hồi cho tôi hay có hai chi tiết trong bài thơ không
đúng là :
-Hai chữ đầu của câu thứ nhất
không phải là «Mật Sơn» mà là «Kiệt Sơn».
-Bài thơ có tác giả là cụ Kép Lan
chứ không phải là khuyết danh.
Năm 1996, khi dạy học ở Phả Lại,
tôi được cụ lang Di cho biết cụ thể về cụ Kép Lan : tên thật của cụ là
Phạm Huy Lan, người Vụ Bản (Nam Định), hai lần đỗ tú tài nên mới gọi là cụ Tú
Kép. Cụ ra Văn An dạy học, người Văn An mới gọi cụ là cụ Kép Lan. Cụ làm bài
thơ này nhân dịp có lễ khánh hạ trong đền Phượng Hoàng vào năm 1930. Lần in này
tôi xin sửa lại bài thơ mà tôi đã thuộc sai từ năm 1956, theo nhũng ý kiến đóng
góp của bạn đọc và nhân dân. Cũng xem như một lời đính chính. Tôi xin trân
trọng cám ơn.
21/5/2012
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét