THƠ
TỎ Ý CHÁN NẢN VÀ MUỐN VỀ NGHỈ (23 BÀI)
(nguồn:
thivien.net có tham khảo thêm Nguyễn Trãi toàn tập tân biên)
BÀI
1
偶成
Ngẫu
thành
世上黃梁一夢餘,
Thế
thượng hoàng lương (1) nhất mộng dư,
覺來萬事總成虛。
覺來萬事總成虛。
Giác
lai vạn sự tổng thành hư.
如今只愛山中住,
如今只愛山中住,
Như
kim chỉ ái sơn trung trú,
結屋花邊讀舊書。
結屋花邊讀舊書。
Kết
ốc hoa biên độc cựu thư (2)
Nguyễn Trãi
Ghi chú
1.giấc
mộng kê vàng: chàng thư sinh họ Lư hỏng thi, ghé một quán trọ và gặp một ẩn sĩ
cho mượn cái gối kê đầu nghỉ. Trong lúc nằm nghỉ mơ thấy đỗ tiến sĩ, ra làm
quan 20 năm, công danh sự nghiệp hiển hách, con cái cũng đều lmf quan to. Sau
vì dâng sớ hạch tội Lý Lâm Phủ nên bị cách chức. Lúc tỉnh dậy mới biết chỉ là một
giấc mộng. Khi mới ngủ chủ quán nấu một nồi kê. Đến khi Lư tỉnh dậy, nồi cháo vẫn
chưa chín. Do sự tích này người ta nói “Hoàng lương mộng” (giấc mộng kê vàng) để
nói cuộc đời cũng giống như một giấc mộng vậy thôi.
2.Cựu
thư: bản Dương Bá Cung chép là “cựu thư” (sách cũ, sách xưa). Thi Lục và Thi
Tuyển chép là “phụ thư” (sách cha). Bản này theo Dương bá Cung.
Dịch
nghĩa
Ngẫu nhiên làm (II)
Đời là kết quả của một giấc mộng kê vàng
Tỉnh ra mới biết vạn sự đều hóa thành không cả
Như nay ta chỉ thích ở chốn núi non
Làm nhà bên hoa mà đọc sách xưa.
Đời là kết quả của một giấc mộng kê vàng
Tỉnh ra mới biết vạn sự đều hóa thành không cả
Như nay ta chỉ thích ở chốn núi non
Làm nhà bên hoa mà đọc sách xưa.
Dịch thơ
Cuộc sống
chẳng qua giấc mộng thừa
Tỉnh ra mới
rõ thảy là hư
Nay ta chỉ
thích về bên núi
Dựng mái
nhà tranh đọc sách xưa.
Đỗ Đình
Tuân dịch
Bài
2
晚立
Vãn lập
長天漠漠水悠悠,
Trường
thiên mạc mạc thủy du du,
黃落山河屬暮秋。
黃落山河屬暮秋。
Hoàng
lạc sơn hà thuộc mộ thu.
羨殺花邊雙白鳥,
羨殺花邊雙白鳥,
Tiện
sát hoa biên song bạch điểu,
人間累不到滄洲。
人間累不到滄洲。
Nhân
gian luỵ bất đáo thương châu (1).
阮廌
Nguyễn Trãi
Ghi chú
1.Thương
châu: cồn bãi. ở đây chỉ nơi ẩn dật
Dịch
nghĩa
Đứng trông cảnh chiều
Trời
rộng bát ngát, nước mênh mông
Lá vàng rụng, nước non đã vào cuối thu
Lòng mến bắt gặp đôi chim trắng bên hoa
Luỵ nhân gian chẳng đến nơi cồn bãi này.
Lá vàng rụng, nước non đã vào cuối thu
Lòng mến bắt gặp đôi chim trắng bên hoa
Luỵ nhân gian chẳng đến nơi cồn bãi này.
Dịch thơ
Trời cao
bát ngát nước mênh mang
Phong cảnh
cuối thu lá rụng vàng
Bỗng gặp
bên hoa đôi nhạn trắng
Lụy đời
không đến chốn sơ hoang.
Đỗ Đình
Tuân dịch
Bài
3
題山鳥呼人圖
Đề sơn điểu hô nhân đồ
深山寂寂鳥呼人,
Thâm
sơn tịch tịch điểu hô nhân,
畫裏看來亦逼真。
Hoạ
lý khan lai diệc bức chân.
閒掛午窗朝退日
Nhàn
quải ngọ song triêu thoái nhật,
夢回疑是故園春
夢回疑是故園春
Mộng
hồi nghi thị cố viên xuân.
阮廌
Nguyễn
Trãi
Dịch
nghĩa
Đề bức hoạ "Chim núi gọi người"
Trong núi sâu vắng vẻ chim gọi người
Cảnh trong tranh vẽ mà xem ra hệt như cảnh thực
Những ngày lui chầu rảnh rỗi
Ngỡ là mộng trở về cảnh xuân vươn cũ.
Dịch thơ
Tiếng chim
núi vắng gọi người
Cảnh trong
tranh vẽ hệt coi thực ngoài
Lui chầu những
lúc thảnh thơi
Xem tranh
ngỡ cảnh xuân nơi vườn nhà.
Đỗ Đình
Tuân dịch
Bài
4
題東山寺
Đề Đông Sơn tự (1)
君親一念久嬰懷,
Quân
thân nhất niệm cửu anh hoài,
澗愧林慚夙願乖。
Giản
quý lâm tàm túc nguyện quai.
三十餘年塵境夢,
Tam
thập dư niên trần cảnh mộng,
數聲啼鳥喚初回。
Sổ
thanh đề điểu hoán sơ hồi.
阮廌
Nguyễn Trãi
Ghi chú
1.Đông
Sơn tự: một ngôi chùa tại xã Vĩnh Lũ, huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương.(nay thuộc
Quảng Ninh)
Dịch
nghĩa
Đề chùa Đông Sơn
Một
niềm (trung hiếu) nhớ mãi đối với vua và cha
Thẹn với núi rừng vì đã sai lời nguyền xưa
Ba chục năm thừa mộng ở cõi trần
Vài tiếng chim kêu thức tỉnh lại như trước.
Thẹn với núi rừng vì đã sai lời nguyền xưa
Ba chục năm thừa mộng ở cõi trần
Vài tiếng chim kêu thức tỉnh lại như trước.
Dịch thơ
Một niềm
trung hiếu với vua cha
Lỗi hẹn bao
ngày với suối khe
Ba chục năm
thừa trên thế giới
Chim kêu
vài tiếng sực quay về.
Đỗ Đình Tuân dịch
Bài
5
和鄉先生韻柬諸同志
Hoạ Hương tiên sinh vận giản chư đồng chí
愁來咄咄漫書空,
Sầu
lai đốt đốt (1) mạn thư không,
天地無窮嘆轉蓬。
Thiên
địa vô cùng thán chuyển bồng.
世事灰心頭向白,
Thế
sự hôi (2) tâm đầu hướng bạch,
衰顏借酒暈生紅。
Suy
nhan tá tửu vựng sinh hồng.
覽輝擬學鳴陽鳳,
Lâm
huy nghĩ học minh dương phụng (3),
遠害終為避弋鴻。
Viễn
hại chung vi tị dặc hồng.
淪落天涯俱是客,
Luân
lạc thiên nhai câu thị khách,
年來出處略相同。
Niên
lai xuất xứ lược tương đồng.
阮廌
Nguyễn Trãi
Ghi chú
1.Đốt
đốt: do 4 chữ “đốt đốt quái sự”. Ân Hạo là một võ quan đời Tấn (Trung Quốc), có
tiếng là thanh cao. Làm đô đốc, đánh giặc bại trận, bị cách chức nhưng không hề
tỏ ra oán hận. Suốt ngày chỉ dùng ngón tay viết lên không khí mấy chữ “cha cha,
chuyện lạ”.
2.Hôi
tâm: chữ hôi bản Ức Trai di tập phiên là khôi, những đúng ra là hôi. Vì “hôi
tâm” có nghĩa là “lòng mất hết hứng thú”.
3.Minh
dương phụng: do chữ “phụng minh triêu dương” trong Kinh thi có nghĩa là “chim
phượng kêu đón ánh mặt trơif buổi sáng. Đây ngụ ý chỉ người tài đối với thời buổi
sáng sủa. Giả nghị đời nhà Hán, viết văn cúng Khuất Nguyên trong đó có câu:
“Phượng hoàng tường vụ thiên nhẫn hề / Lâm huy túc nhi hạ chi” (Phượng hoàng
bay cao nghìn trượng / Thấy có ánh sáng thì đáp xuống). Ngụ ý người hiền tài chỉ
có thể phục vụ một chế độ sáng suốt.
Dịch
nghĩa
Hoạ thơ của Hương tiên sinh lưu giản các đồng chí
Chao ôi (cha cha) mối sầu đến viết lên đầy trời!
Khó (cho ta) là di chuyển như ngọn cỏ bồng trong trời đất vô biên này
Cuộc đời khiến lòng người nguội lạnh như tro tàn, tóc bạc dần
Thần sắc kém, mượn rượu để làm ửng đỏ lên
Nhìn ánh sáng muốn bắt chước chim phượng hót trong ánh dương
Rốt cuộc làm chim hồng tránh tên để xa nguy hại
(Chúng ta) đều là khách luân lạc ở chân trời
Lâu nay xuất hay xử cũng giống nhau.
Hoạ thơ của Hương tiên sinh lưu giản các đồng chí
Chao ôi (cha cha) mối sầu đến viết lên đầy trời!
Khó (cho ta) là di chuyển như ngọn cỏ bồng trong trời đất vô biên này
Cuộc đời khiến lòng người nguội lạnh như tro tàn, tóc bạc dần
Thần sắc kém, mượn rượu để làm ửng đỏ lên
Nhìn ánh sáng muốn bắt chước chim phượng hót trong ánh dương
Rốt cuộc làm chim hồng tránh tên để xa nguy hại
(Chúng ta) đều là khách luân lạc ở chân trời
Lâu nay xuất hay xử cũng giống nhau.
Dịch thơ
Sầu đến “cha,
cha…” viết kín trời
Vô cùng
thiên địa cỏ bồng thôi
Đời làm tim
lạnh đầu thêm bạc
Rượu khiến
mặt suy cũng đỏ ngời
Nhìn nắng
muốn theo chim phượng hót
Sao bằng
lánh họa nhạn hồng noi
Chúng ta đều
khách chân trời cả
Xuất xử lâu
nay cũng một nòi.
Đỗ Đình
Tuân dịch
26/5/2012
Đỗ Đình
Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét