43. Trần tình 7
Chén chăng lọ chuốc rượu La Phù 1
Khách đến ngâm chơi miễn có câu
Lòng một tấc son còn nhớ chúa
Tóc hai phần bạc bởi thương thu
Khó bền mới phải người quân tử
Mạnh gắng thì nên kẻ trượng phu
Cày ruộng cuốc vườn dầu hết khỏe 2
Tôi Đường Ngu ở đất Đường Ngu.
1. Rượu La Phù : La Phù là tên một ngọn núi ở Quảng
Đông, phong cảnh rất đẹp, tương truyền Cát Hồng đời Tấn tu tiên đắc đạo ở đây.
Tô Đông Pha đời Tống, khi ở Quảng Đông tự chế lấy một thứ rượu ngon gọi là rượu
La Phù
2. Hết khỏe : hết sức
44. Trần tình 8
Chớ cậy sang mà ép nề
Lời chẳng phải vưỡn khôn nghe
Co que 1 thế bấy ruột ốc
Khúc khỉu là chi trái hòe
Hai chữ công danh chăng cảm cốc 2
Một trường ân oán những hăm he 3
Làm người mựa 4 cậy khi quyền thế
Có thuở bàn cờ tốt đuổi xe.
1. Co que : cong queo
2. Chăng cảm cốc : dửng dưng không bận lòng
3. Hăm
he : hầm hè
4. Mựa: chớ
45. Trần tình 9
Bảy
tám mươi bằng một bát tay 1
Người
sinh ở thế mỗ hèn thay
Lan
Đình 2 tiệc họp mây ảo
Kim
Cốc 3 vườn hoang dế cày
Nhật
nguyệt soi đòi chốn hiện
Đông
hè trải đã xưa hay
Ta
còn lẳng dẵng 4 làm chi nữa
Tượng
5 có trời bày đặt vay.
1. Một bát
tay: một gang tay
2. Lan
Đình: tên một cái đình ở huyện Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang, nơi Vương Hy Chi đời
Tấn, một văn sĩ văn hay chữ đẹp, từng họp bạn uống rượu ngâm thơ, viết bài “Lan
Đình tập tự” còn được lưu truyền.
3.Kim Cốc,
tên khu vườn của Thạch Sùng đời Tấn, ở huyện Lạc Dương tỉnh Hồ Nam.
Trong vườn Thạch Sùng có làm một cái lầu gọi là Thanh Lương đài cho người thiếp
yêu là Lục Châu ở, nơi mà sau này nàng gieo mình từ trên lầu xuống tự tử. Câu
này ý nói một khu vườn nổi tiếng của một người giàu sang tột bậc như Thạch Sùng
rồi cũng thành hoang phế.
4.Lẳng dẵng:
dùng dằng không dứt khoát
5.Tượng:
tuồng như
46. Thuật hứng 1
Trúc
mai bạn cũ họp nhau quen
Cửa
mận tường đào chân ngại chen
Chơi
nước chơi non đeo tích cũ 1
Qua
ngày qua tháng dưỡng thân nhàn
Thời
nghèo 2 sự biến nhiều bằng tóc
Nhà
lạnh quan thanh lạnh nữa đèn 3
Mùi
thế đắng cay cùng mặn chat
Ít
nhiều đã vẽ 4 một hai phen.
1. Tích
cũ: tật cũ
2. Thời
nghèo: thời thế khó khăn hiểm nghèo
3. Lạnh nữa
đèn: lạnh hơn cả ngọn đèn lạnh
4. Đà vẽ:
TVG phiên là “đà vẽ” (đã chỉ vẻ cho, mách bảo cho). ĐDA, BVN phiên là “đã vậy”
47. Thuật hứng 2
Có
thân thì cốc khá làm sao
Lửng
vửng 1 công hư 2 tuổi tác nào
Người
ảo hóa 3 khoe thân ảo hóa
Thuở
chiêm bao thốt sự chiêm bao
Rừng
thiền 4 ắt thấy nên đầm ấm
Đường
thế 5 nào nề chẳng thấp cao
Ai
rặng 6 mai hoa thanh hết tấc
Lại
chăng được chép khúc Ly tao.7
1. Lửng vửng:
lờ vờ không thiết thực
2. Công
hư: uổng công
3. Người ảo
hóa: thân ảo hóa, túc huyễn thân. Nhà Phật gọi thể xác con người là “huyễn thân”,
do tứ đại (đất, nước, lửa, gió) kết hợp giả tạm mà thành, còn đấy rồi mất đấy,
biến hóa vô thường…
4. Rừng
thiền: tức “thiền lâm” chỉ nơi tu hành đạo Phật
5. Đường
thế: đường đời
6. Rặng: rằng
7. Ly tao:
tác phẩm của Khuất Nguyên, người nước Sở thời Chiến Quốc(481-221 trước Tây lịch)
48. Thuật hứng 3
Một
cày một cuốc thú nhà quê
Áng
cúc lan xen vãi đậu kê
Khách
đến chim mừng hoa xẩy rụng 1
Chè
tiên 2 nước kín 3 nguyệt đeo về
Bá
Di 4 người rặng thanh là thú
Nhan
Tử 5 ta xem ngặt ấy lề
Hễ
tiếng dữ lành tai quản đắp 6
Cầu
ai khen lẫn lệ 7 ai chê.
1. xẩy rụng:
tiếng chim kêu khiến hoa chợt động và rụng
2.Chè tiên: tiên là nấu. Chè tiên là nấu nước chè
3. Nước kín (ghín): kín nước, gánh nước
4. Bá Di: Con vua nước Cô Trúc đời Thương. Sau khi cha mất,
Bá Di cùng em là Thúc Tề nhuuwngf ngôi vua cho nhau, không ai chịu nhận, rồi cả
hai cùng bỏ trốn. Khi Chu Vũ Vương diệt nhà Thương, hai ông không phục vào ở ẩn
trong núi Thú Dương, hái rau vi mà ăn không chịu ăn thóc nhà Chu. Mạnh Tử khen
Bá Di là « Thánh chi thanh » (bậc thánh thanh khiết)
5. Nhan Tử: Nhan Uyên, học trò của Khổng tử sống rất
thanh bạch
6. Tai quản đắp: bịt tai không nghe
7. Lệ: sợ
01/09/2015
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét