13. Ngôn chí 12
Thân nhàn dầu tới dầu lui
Thua được bằng cờ ai kẻ đôi
Bạn cũ thiếu: ôm đèn lẫn sách
Tính quen chăng: kiếm trúc
cùng mai
Cày chống tuyết ngâm đòi cảnh
Cuốc chơi xuân khắp mọi đồi
Con cháu mựa hiềm song viết
tiện
Nghìn đầu cam quýt ấy là tôi.
14. Ngôn chí 13
Tà dương bóng ngả thuở giang
lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc 1 treo
cây điểm phấn
Quỹ đông 2 dãi
nguyệt in câu
Khói chìm thủy quốc quyến
phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng
khứng đỗ
Trời ban tối ước về đâu.
1. Sóc: phương bắc
2. Quỹ đông: Đào Duy Anh (ĐDA) phiên là “cõi đông”
15. Ngôn chí 15
Vừa sáu mươi dư tám chín thu 1
Lưng gầy da xỉ tường lù khù
Lâm tuyền thanh vắng bạn Sào
Hứa 2
Lễ nhạc nhàn chơi đạo Khồng
Chu 3
Bát cơm xoa 4 nhờ
ơn xã tắc 5
Căn lều nhỏ đội đức Đường Ngu
6
Tơ hào chẳng co đền ơn chúa
Dạy làng giềng mấy sĩ nho.
1. ĐDA giải nghĩa là: nếu làm tròn là 60 tuổi thì dư ra tám,
chín thu, tức khoảng 51, 52 tuổi.
2. Sào Hứa (Sào Phủ và Hứa Do) hai nhân vật tượng trưng cho
sự cao khiết, từ chối công danh quyền lực, thời Đường Nghiêu thời cổ đại bên
Trung Quốc
3. Khổng Chu tức Khổng Tử và Chu Hy
4. Cơm xoa: cơm xoàng
5. Xã tắc: xã (cái nền tròn, tượng trưng cho trời), tắc (cái
nền vuông, tượng trung cho đất) dùng làm nơi để cúng trời đất. Xã tắc tượng
trưng cho quốc gia thời phong kiến.
6.Đường Ngu: Đường tức là Đường Nghiêu (Đào Đường) và Nghiêu
Thuấn (Hữu Ngu) hai đời thái bình thịnh trị trong truyền thuyết Trung Hoa cổ
đại
16. Ngôn chí 15
Am 1 cao am thấp
đợt đòi tầng
Khấp khểnh ba làn trở lại
bằng
Quét trúc bước qua lòng suối
Thưởng mai về đạp bóng trăng
Phần du 2 lẽo đẽo
thương quê cũ
Tùng cúc 3 bù trì
nhớ việc hằng
Một phút thanh nhàn trong
thuở ấy
Thiên kim ước đổi được hay
chăng.
1. Am: lều nhỏ lợp tranh, nhà ở nơi hẻo lánh, tịch mịch của
người ở ẩn thời xưa.
2. Phần Du: tên làng quê của Hán Cao Tổ.Phần và du cũng là
tên hai thứ cây. Phần du trong thơ văn tương trưng cho quê cũ.
3. Tùng cúc: Quy khư lai từ của Đào Tiềm coa câu; “Tam kính
tựu hoang, tùng cúc do tồn” (Ba luống đất đã bị bỏ hoang nhưng tùng cúc vẫn
còn). Tùng cúc chỉ việc bỏ quan về ở ẩn
17. Ngôn chí 16
Tham nhàn lánh đến giang san
Ngày vắng xem chơi sách một
an
Am rợp chim kêu hoa xẩy động
Song im hương tạn khói sơ tàn
Mưa thu rưới 1 ba
đương cúc
Gió xuân đưa một luống 2
lan
Ẩn cả 3 lọ chi
thành thị nữa
Nào đâu là chẳng đất nhà
quan.
1. Rưới: tưới
2. Luống: ĐDA
phiên là “lảnh”
3 Ẩn cả :
dịch chữ « đại ẩn ». Gốc ở câu : « Tiểu ẩn ẩn lăng tẩu, đại
ẩn ẩn thị triều »(người tiểu ẩn đi ẩn nơi rừng rú, người đại ẩn ẩn ngay
chốn thị triều).
18. Ngôn chí 17
Đột xung biếng tới áng can
qua
Địch 1 lều ta dưỡng tính ta
Song viết hằng lề phiến sách cũ
Hôm dao 2 đủ bữa bát cơm xoa
Đêm thanh nguyệt hiện ngoài hiên trúc
Ngày vắng chim kêu cuối khóm hoa
Quân tử hãy lăm 3 bền chí cũ
Chẳng âu ngặt chẳng âu già.
1. Địch :
Còn có bản phiên là « thú », là « thích »
2. Hôm dao :
hôm mai
3. Lăm : lăm
lăm (chuyên chú)
26/08/2015
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét