Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Đọc Quốc âm thi tập (2)

Bảng viết chữ nôm các bài thơ:


7. Ngôn chí 6

Trường ốc ba thu uổng mỗ danh
Chẳng tài đâu xứng chức tiên sinh
Cuốc cằn 1 ước xáo vườn chư tử 2
Thuyền mọn khôn đua bể lục kinh 3
Án sách cây đèn hai bận cũ
Song mai hiên trúc một lòng thanh
Lại mừng nguyên khí vừa thịnh
Còn cậy vì hay một chữ đinh.4

1. Cằn: cùn, mòn
2. Chư tử: chỉ các học phái thời tiên Tần. Theo “Nghệ văn chí sách Hán thư”
Thì có 10 nhà.
3. Lục kinh: tức 6 kinh là: Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu
3. Chữ đinh (丁) chữ đơn giản nhất trong hán tự

8. Ngôn chí 7

Đã mấy thu nay để lề nhà
Duyên nào đeo đẳng khó chăng tha
Một thân lẩn khuất đường khoa mục
Hai chữ mơ màng việc quốc gia
Tài lẹt lạt 1 nhiều nên kém bạn
Người mòn mỏi hết phúc còn ta
Quân thân chưa báo lòng canh cánh
Tình phụ cơm trời áo cha.

1. Lẹt lạt: kém cỏi

9. Ngông chí 8

Túi thơ bầu rượu quản tình suông
Quẩy dụng đầm hâm 1 mấy dặm đường
Đài Tử Lăng 2 cao thu mát
Bè Trương Khiên 3 nhẹ khách sang
Tằm ôm lúc nhúc thuyền đầu bãi
Hàu chất so le khóm cuối làng
Ngâm sách thắng chái trong thuở ấy
Tiếng trào dậy khắp thương lang.

1. Đầm hâm: ấm áp, nhẹ nhàng, êm vui
2. Tử Lăng: tên tự là Nghiêm Quang, bạn học thuở trẻ của Hán Quang Vũ(25-57), khi Quang Vũ khôi phục nhà Hán lên ngôi, Nghiêm Quang đổi họ tên, về ở ẩn câu cá, cầy ruộng ở miền núi Phú Xuân, Chiết Giang. Ông thường câu cá ở sông Đồng Giang. Chỗ Nghiêm Tử Lăng câu cá sau này gọi là Tử Lăng đài
3. Trương Khiên: Nhà thám hiểm nổi tiếng thời Hán Vũ Đế (140-87 trước công lịch). Ông đã đi sứ ở nhiều nước thuộc phía Bắc và Tây Bắc Trung Quốc (Nhục Chi, Hung Nô). Ông thường cưỡi bè đi sứ.

10. Ngôn chí 9

Sang cùng khó bởi chưng trời
Lặn mọc làm chi cho nhọc hơi
Dã lòng thanh vị núc nác
Vun đất ải luống mồng tơi
Liêm cần tiết cả tua 1 hằng nắm
Trung hiếu niềm xưa mựa 2 nỡ 3 dời
Con cháu chớ hiềm song viết 4 ngặt
Thi thư thực ấy báu ngàn đời.

1. Tua: nên (âm cổ của chữ TU trong hán tự)
2. Mựa: chớ
3. Nỡ: Kiều Thu Hoạch đề nghị phiên là “nữa”
4. Song viết: Đỗ Văn Hỉ đề nghị phiên là “suông nhạt”

11. Ngôn chí 10

Cảnh tựa chùa chiền lòng tựa thày
Có thân chớ phải lợi danh vây
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén
Ngày vắng xem hoa bả cây
Cây rậm chồi cành chim kết tổ
Ao quang mấu ấu cá nên bầy
Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế
Năng một ông này đẹp thú này.


12. Ngôn chí 11.

Cỏ xanh cửa dưỡng để lòng nhân
Trúc rợp hiên mai quét tục trần
Nghiệp cũ thi thư hằng một chức
Duyên xưa hương hỏa tượng ba thân 1
Nhan Uyên 2 nước chứa bầu còn nguyệt
Đỗ Phủ 3 thơ nên bút có thần
Nợ quân thân chưa báo được
Hài hoa còn bợn 4 dặm thanh vân.

1.Tương ba thân: ba thân (tức ba sinh) chữ nhà Phật chỉ ba kiếp quá khứ, hiện tại và tương lai. Cái nhân duyên ở kiếp này sẽ sinh ra cái kết quả ở kiếp sau. Tượng ba thân: tuồng như ba thân
2.Nhan Uyên: học trò Khổng Tử, nhà nghèo, sống thanh bạch, cơm một giỏ, nước một bầu
3.Đỗ Phủ: (712-770) nhà thơ đời Đường, có câu thơ nổi tiếng: “ Độc thư phá vạn quyển / Hạ bút như hữu thần”.
4.Bợn: vướng vít

24/08/2015
Đỗ Đình Tuân

1 nhận xét:

AI MUA...TÔI KHÔNG...?

                                         Ai mua , tôi bán tôi cho                               Giá mua chỉ một cánh cò chiều đông,   ...