Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Chí Linh phong vật chí (14)



                          NHÂN VẬT TRONG HUYỆN

Dịch âm:
Hội khan sơn xuyên linh vật cụ
Chí Linh sĩ hiệu danh hà phụ
Việt quan sự tích Lý Trần tiên
Lịch duyệt chư khoa hiền triệt cổ
Anh dục tú chungchính khí thu
Địa linh nhân kiệt tư văn thọ
Hùng văn đại bút xuất nhân gian
Giáp đệ khôi khoa đăng sĩ lộ
Cập đệ xuất thân tịnh tứ danh
Vinh hương hoa cẩm trùng liên bộ
Lúy triều xã mã túc am trình
Nhất kính thảo hoa huy tự cổ
Tướng ấn thân thao thuế thượng hào
Nhung đàn quyền lĩnh văn trung vũ
Hương bi khoa lục vĩnh lưu phương
Huân nghiệp tính danh tràng bất hủ
Lục lục vũ thần bất khả ngôn
Bân bân tướng sĩ nan mai số
Đan đề kỳ đạitựu trung xuân
Trứ kiến tại nhân tràng ngưỡng mộ
Ân tứ đại khoa ngũ thập dư
Thi ca sự tích tượng như hậu.
Dịch nghĩa:
Hợp lại mà xem non sông người vật có đủ cả
Người sĩ tử ở “Chí Linh” thực không phụ hai chữ đó
Hãy xem qua từ đời Lý đời Trần về trước
Biết bao nhiêu các đấng hiền triết thi đậu ở các khoa
Khí thiêng sông núi chung đúc lại
Đất thiêng người giỏi đạo thánh dài lâu
Văn chương lỗi lạc hơn cả mọi người
Áo gấm về làng cũng đều vinh dự
Mấy đời xe ngựa đường cũ đã quen
Một gương cỏ hoa mầu tươi như cũ
Mình đeo tướng ấn thật người hào ở trên đời
Quyền lĩnh nhung đàn thực quan võ trong trường văn
Bia ghi khoa giáp vang tiếng dài lâu
Công nghiệp họ tên còn truyền mãi mãi
Các hương cống cũng lắm không kể xiết
Chỉ xin lược qua các bậc đại khoa
Nói rõ để người sau biết mà kính mến
Các bậc đại khoa có hơn năm mươi người
Sự tích và thơ ca trình bày ở dưới đây.
Tạm dịch thơ:
Non nước đẹp nhân tài cũng giỏi
Thực xứng thay tên gọi Chí Linh
Lý Trần văn học thịnh hành
Biết bao khoa giáp thanh danh vang lừng
Nhờ linh khí non sông đúc lại
Nền tư văn tồn tại dài lâu
Văn hay chữ tốt hiếm đâu
Khôi khoa lừng lẫy công hầu vẻ vang
Đệ nhất giáp bảng vàng bốn vị
Còn bao nhiêu tiến sĩ vinh quy
Mấy triều quen lối ngựa xe
Một gương soi tỏ trăm huê tươi mầu
Đeo tướng ấn anh hào rạng rỡ
Lên nhung đàn tướng võ trong văn
Khoa danh thơm nức trăm phần
Vinh thay tên họ công huân lâu dài
Các võ chức khó bài tính hết
Mã giám sinh không xiết kể ra
Chỉ nêu các bậc đại khoa
Để cho hậu thế biết mà kính tên
Đại khoa năm chục có hơn
Thơ ca sự tích vẫn còn như sau.
Trong huyện có các bậc van thần, từ đời Lý, đời Trần đến nay, thi đậu làm quan, mấy triều vinh hiển. Đỗ Đại khoa có 55 người, còn các quan võ không thể kể hết, các giám sinh cũng không thể chép hết được. Nay hãy đơn cử một số người có danh tiếng nhất mà người đời ai ai cũng thường biết tiếng, tường thuật ra đây bằng lời thơ ca hoặc bằng lời truyền, để lưu truyền về sau cho mọi người cùng biết.
(Các trang 27,28 và đầu trang 29)

25/12/2013
Đỗ Đình Tuân

4 nhận xét:

  1. Phục tri thức của anh.

    Câu " Thôi có làm gì cái chữ nho" chả đúng tẹo nào!

    Trả lờiXóa
  2. Chữ nho anh cũng chỉ lõm bõm thôi. Nhưng yêu mến tác giả nào đọc kỹ rồi tra cứu thêm vào nữa thì cũng dịch được khá suôn sẻ. Riêng cuốn Chí Linh phong vật chí của Đào Công thì 2 dịch giả Nguyễn Huy Đại và Nguyễn Thanh Giản đã dịch từ năm 1976. Anh có bản đánh máy nhưng cũ nát quá anh mới đánh lại để đưa lên Blog vừa "nét hóa" tài liệu vừa phổ biến luôn thể để ai quan tâm đều có dịp cùng đọc. Anh nghĩ làm thế có thể giúp ích được cho ai đấy. Nhất là người Việt ở hải ngoại, họ đọc blog của anh nhiều lắm.
    Còn câu thơ Hồng Nga trích dẫn là của cụTú Xương.Câu đó quá đúng đấy Hồng Nga ạ. Bởi cùng với chữ nho là đạo Khổng, một cơ sở tư tưởng lâu đời của chế độ phong kiến phương đông mà ta ngày nay vẫn đang còn là nạn nhân của nó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh ơi, các đức tính "Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín " chắc là :

      " ta ngày nay vẫn đang còn là nạn nhân của nó."

      hả anh?

      Xóa
  3. Những người sáng lập ra đạo nho xuất phát từ ý tốt nên có nhiều nét tiến bộ, nhất là những tổng kết về phẩm chất một người quân tử. Nhưng khi nó được các "chính khách" vận dụng thì dần nó biến tướng đi, Tam cương đặt trên, ngũ thường đặt dưới, và còn không biết bao nhiêu những thứ vân vân nữa kia để trói buộc con người tầng tầng lớp. Để biến tất cả mọi người thành thần dân của một ông vua. Vua cho sống thì được sống, vua bảo chết thì phải chết. Bắt chết rồi vẫn còn phải cúi đầu tạ ơn...Một chế độ phi nhân tính như thế không hay ho gì cả.Chúng ta còn lâu mới thoát khỏi sự trói buộc của nó để tự giải phóng mình.

    Trả lờiXóa

ĐẾM TIỀN

Ông ngồi giương kính đếm tiền Đồng tiền mỏng thế mà liền với xương Tiền này là khoản tiền lương Là tiền năm tháng chiến trường cho ta ...