Trước
hết phải kể đến vế đối của thày Nguyễn Minh Tư: “Hào hứng hò, hào hứng hét, hào hứng
hoan hô”. Vế này thày Tư dùng
với hai mục đích: thứ nhất là để đối lại vế ra của Đỗ Đình Tuân “Nhẩn
nha đọc, nhẩn nha chơi, nhẩn nha nhấm nháp”. Ở mục đích này vế đối của
thày Tư trội hơn vế ra ở chỗ cả hai động từ ở tiểu vế 1 (hò) và tiểu vế 2 (hét)
cũng đều có phụ âm đầu là hờ (h) làm
cho cả vế đối đều chung phụ âm đầu. Về mặt câu chữ đây là một câu đối chuẩn.
Hơn thế nữa về mặt ý nghĩa cũng rõ ràng chặt chẽ và hợp lý. Bởi “hò”, “hét”, “hoan hô” đều là những động từ thể hiện
cùng một trạng thái tâm lý “hưng phấn”. Có thể nói đây là một vế đối rất trọn vẹn.
Nếu đem ghép với vế ra sẽ thành một cặp đối rất đẹp:
-Nhẩn
nha đọc, nhẩn nha chơi, nhẩn nha nhấm nháp
-Hào
hứng hò, hào hứng hét, hào hứng hoan hô.
(Đỗ Đình Tuân-Nguyễn Minh
Tư)
Còn mục đích thứ hai là thày Tư muốn mời mọi người đối lại vế này để cùng vui. Theo dõi trên Tri Ân, tôi mới thấy có Tạ Anh Ngôi đối lại: "Hân hoan hát, hân hoan hô, hân hoan hò hẹn". Ở vế đối này riêng về mặt chữ nghĩa thì tạm gọi là được nhưng ý nghĩa thì còn vênh váo lắm, nghe chưa ổn. Hân hoan hát thì được. Nhưng hân hoan hô thì có lẽ chưa ổn. Bởi trong văn cảnh này chữ "hô" có nghĩa là "kêu to", chứ không phải là "hoan hô". Tương tư "hân hoan hò hẹn" cũng rất khó chấp nhận. Bởi hân hoan là trạng thái tâm lý hào hứng. Còn hò hẹn chỉ là sự nhắn gửi, hoặc hứa hẹn mang tính riêng tư giữa hai cá nhân. Tình huống này thường gặp trong tình yêu trai gái như hò hẹn nhau đi chơi hoặc hứa hẹn với nhau giữ gìn tình yêu chung thủy "Tóc tơ căn vặn tấc lòng / Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương" (Truyện Kiều). Trong trạng thái này con người ta cũng vui nhưng là thứ vui say, vui nồng nàn đắm đuối, một niềm vui hướng nội nhiều hơn, chứ không vui hướng ngoại theo kiểu hân hoan...
Còn mục đích thứ hai là thày Tư muốn mời mọi người đối lại vế này để cùng vui. Theo dõi trên Tri Ân, tôi mới thấy có Tạ Anh Ngôi đối lại: "Hân hoan hát, hân hoan hô, hân hoan hò hẹn". Ở vế đối này riêng về mặt chữ nghĩa thì tạm gọi là được nhưng ý nghĩa thì còn vênh váo lắm, nghe chưa ổn. Hân hoan hát thì được. Nhưng hân hoan hô thì có lẽ chưa ổn. Bởi trong văn cảnh này chữ "hô" có nghĩa là "kêu to", chứ không phải là "hoan hô". Tương tư "hân hoan hò hẹn" cũng rất khó chấp nhận. Bởi hân hoan là trạng thái tâm lý hào hứng. Còn hò hẹn chỉ là sự nhắn gửi, hoặc hứa hẹn mang tính riêng tư giữa hai cá nhân. Tình huống này thường gặp trong tình yêu trai gái như hò hẹn nhau đi chơi hoặc hứa hẹn với nhau giữ gìn tình yêu chung thủy "Tóc tơ căn vặn tấc lòng / Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương" (Truyện Kiều). Trong trạng thái này con người ta cũng vui nhưng là thứ vui say, vui nồng nàn đắm đuối, một niềm vui hướng nội nhiều hơn, chứ không vui hướng ngoại theo kiểu hân hoan...
Thày
Xuân Hiểu cũng có một vế đối chỉnh: “Thẩn thơ vịnh, thẩn thơ ngâm, thẩn thơ thưởng
thức”. “Bé” Vân Anh cũng có một
vế đối đọc rất thú “Đùng đùng quát, đùng đùng la,
đùng đùng đấm đá”. Đọc nghe cứ
thấy như “ông xã” đang thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với “bé” vậy. Có thể
nói đó là những vế đối được cả về chữ lẫn nghĩa. Rất tiếc là ở cả hai trường hợp
chọn vế ra để đối lại lại không chính xác. Bởi ở cả hai người đều mang vế này đối
lại với vế ra là: “Nhẩn nha đọc, nhẩn nha chơi, nhẩn nha nhấm nháp”. Hãy thử đem
ghép nó với vế ra:
-Nhẩn
nha đọc, nhẩn nha chơi, nhẩn nha nhấm nháp;
-Thẩn
thơ vịnh, thẩn thơ ngâm, thẩn thơ thưởng
thức.
(Đỗ Đình Tuân-Nguyễn Xuân Hiểu)
-Nhẩn
nha đọc, nhẩn nha chơi, nhẩn nha nhấp nháp;
-Đùng
đùng quát, đùng đùng la, đùng đùng đấm đá.
(Đỗ Đình Tuân-Nguyễn Vân Anh)
Đều
không làm thành những cặp đối mới bởi ở chữ cuối cùng của vế đối không “đối
thanh” được với về ra.Nhưng đây chỉ là lỗi ở chỗ chọn nhầm vế ra. Chỉ cần chọn
vế ra là vế 2 trong cặp ra :
“Nhẩn
nha đọc, nhẩn nha chơi, nhẩn nha nhấm nháp;(1)
Nhúc nhắc trồng, nhúc nhắc hái, nhúc nhắc nhâm
nhi”(2)
Thì
các vế đối trên mới kết hợp được với vế ra để làm thành một cặp đối mới được:
-Thẩn
thơ vịnh, thẩn thơ ngâm, thẩn thơ thưởng thức;
-Nhức
nhắc trồng, nhúc nhắc hái, nhức nhắc nhâm nhi.(2)
(Nguyễn Xuân Hiểu-Đỗ Đình
Tuân)
-Đùng
đùng quát, đùng đùng la, đùng đùng đấm đá;
-Nhúc
nhắc trồng, nhúc nhắc hái, nhúc nhắc nhâm nhi.(2)
(Nguyễn Vân Anh-Đỗ Đình Tuân)
Năm
2012 (Nhâm Thìn) sắp qua, năm 2013 (Quý Tỵ) sắp đến. Làng Tri Ân ta dường như
cũng dục dịch bước vào “mùa đối mới”. Đỗ Đình Tuân xin có vài ý nhỏ góp cùng
các thi hữu trong làng. Rất mong được người làng lưu tâm cùng nhau trao đổi, mạn
đàm, cùng học, cùng hành làm cho mùa đối của làng ta năm nay bội thu hơn.
Cuối
cùng để góp vui, tôi xin có một vế đối lại với vế đối ấn tượng của “bé Vân Anh”:
-Đùng
đùng quát, đùng đùng la, đùng đùng đấm đá
-Nghiêng
ngả ngồi, nghiêng ngả ngáp, nghiêng ngả ngủ nghê.
(Nguyễn Vân Anh-Đỗ Đình Tuân)
Và
một cặp câu đối sớm để tạm gọi là góp vui trong dịp mừng năm mới sắp đến:
-Mười
hai qua, mười ba lại, vòng nhật nguyệt không đầu không cuối;
-Nhâm
Thìn hết, Quý Tỵ sang, xóm Tri Ân có trước có sau.
(Đỗ Đình Tuân)
26/11/2012
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét