Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Lượm lặt từ sổ ghi chép cũ 22




Sáng tạo của một nhà sư phạm

V.XU-Khôm-lin-ki (1918-1970) nhà sư phạm nổi tiếng của Liên Xô (cũ) kể lại rằng: ông luôn luôn tìm mọi cách để cho học sinh của mình biết dành thật nhiều công sức vào việc tạo ra sự thanh thản, niềm vui và hạnh phúc tốt lành cho người lớn. Từ quả táo đầu mùa, cành nho chín mọng, đều dành cho ông bà, cha mẹ.
Ông đã sáng tác câu chuyện mang tính cổ tích mà ông thường kể cho học sinh cấp I nghe sau đây:
“Một bà mẹ có bẩy người con. Lần ấy bà về thăm quê ngoại. Sau một tuần, bà trở về, những người con thi nhau kể lại, vắng mẹ họ nhớ và buồn như thế nào.
Người con cả nói: “Con nhớ mẹ như cây anh túc nhớ nắng mặt trời”.
Người thứ hai thốt lên: “Con nhớ mẹ như đất hạn mong mưa”.
Người thứ ba nói: “Nhớ mẹ, con khóc như chú chim non khóc nhớ chim mẹ”.
Người thứ tư nói: “Không có mẹ con như con ong không có hoa”.
Người thứ năm nói: “Con mơ thấy mẹ như bông hồng mơ được giọt sương mai”.
Người thứ sáu nói: “Con nhìn thấy mẹ như vườn anh đào nhìn thấy chim họa mi”.
Còn cô gái út, không nói gì cả, chỉ lặng lẽ bưng chậu nước đến, rồi cởi giầy mời mẹ rửa chân”.
                                                          V.Xu-Khôm-lin-ki



Nhà thơ Trinh Đường dạy con

Mỗi khi họp phụ huynh về, nghe cô giáo nêu những thiếu sót của cậu con trai tên là Thành Đồng, ông viết vào giấy dán lên tường, rồi bắt con đứng quay mặt vào tường đọc, suy nghĩ…Sau đó viết trả lời trên giấy các câu hỏi như:
-Lười học có hại gì ?
-Ngồi nói chuyện riêng trong lớp có hại gì ?
-Đi học không mang đủ đồ dùng học tập có hại gì ?
Cháu Thành Đồng chấp hành quy định của bố rất nghiêm chỉnh. Cứ trả lời xong câu nào vào vở thì câu hỏi trên tường mới được bóc giấy đi.
Một hôm đang ngồi viết, Trinh Đường thấy một mảnh giấy dán trên tường hơi là lạ. Ông đeo mục kỉnh đọc:
-Làm thơ khó hiểu có hại gì ?
Trinh Đường toát mồ hôi hột !
                                         Văn Hoan


*Một lời nói hay không thể xóa đi một việc làm xấu. Một việc làm tốt cũng không thể bị vấy bẩn bởi những lời phỉ báng.
                                                    Đê mô vi

*Hành động như lửa, lời nói tựa khói. Khói cuối cùng không phải bản thân của lửa, lửa càng sáng thì càng ít khói.
                                                    Đextaloghi

*Lập chí lấy lời nói làm gốc, tu thân lấy việc làm làm đầu.
                                                    Ngô Thúc Đạt

Đọc lại thơ mình

Bài thơ viết về đất
Câu nào cũng mỡ mầu
Ta nào hay sự thật
Đất suốt đời quặn đau

Thơ ta viết ngợi ca
Bao điều không có thật
Đời còn nhiều nước mắt
Thơ ta hí hửng cười
Sống hờ hững với đời
Câu thơ nào cũng giả.
                    Tô Hoàn

10/11/2012
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐẾM TIỀN

Ông ngồi giương kính đếm tiền Đồng tiền mỏng thế mà liền với xương Tiền này là khoản tiền lương Là tiền năm tháng chiến trường cho ta ...