Chất
lượng trang TÂCĐ chủ yếu do chất lượng các bài viết của các quan viên trong
làng quyết định. Ban quản trị và Ban biên tập, dù có muốn thì cũng khó mà nâng
được chất lượng các bài viết lên. Nói vậy để thấy vấn đề nâng cao chất lượng
các bài viết là vấn đề chung của mọi người. Thật ra thì mọi người cũng đã rất cố
gắng rồi nhưng phần vì cạn vốn, phần vì chưa tự nâng được “đẳng cấp” của mình
lên, cho nên người đọc tự nhiên cảm thấy quen nhàm. Trong tình hình ấy Ban quản
trị và Ban biên tập nên tăng cường thêm
một số biện pháp để “bớt sạn” và làm phong phú thêm nội dung và hình thức của
trang mạng:
Tôi
nhất trí với hai điểm của “ý kiến một hội viên” : Sửa lỗi chính tả, chỉnh sửa
hình thức văn bản và thêm hình ảnh minh họa. Còn điểm thứ ba tôi sẽ bàn thêm
sau. Riêng tôi đề nghị thêm một số biện pháp
-Thay
đổi mật khẩu để chỉ có Ban quản trị và Ban biên tập mới vào được trang soạn thảo. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc mà hầu như các trang mạng đều đã thực hiện.
-Thơ
xướng họa nên gom lại vài ba bài để đăng vào một lượt xem sẽ lý thú hơn.
-Mỗi tuần nên có bài điểm các trang mạng hội viên để vừa động
viên nhắc nhở mọi người viết bài và cũng
là vừa giúp khéo các gia chủ mời khách đến nhà.
-Đúng là tình hình ở các CLB địa phương hoặc Trung ương khi biên tập thơ thường hay xẩy ra tình trạng phản ứng gay gắt của tác giả, gây mất đoàn kết. Nhưng tôi nghĩ ở trang mạng của chúng ta nó khác.Vì mục đích“ nâng cao chất lượng” nên nhất thiết vừa "phải
chọn" mà cũng vừa "phải sửa chữa" nữa thì mới được. Cho nên theo tôi nên để toàn
quyền cho Ban biên tập thoải mái sửa chữa khi đưa bài vào trang chung. Vì ở mạng
khác báo in ở chỗ bản gốc của tác giả vẫn còn nguyên ở blog cá nhân. Nếu bài nào
có sửa chữa thì Ban biên tập chỉ cần thêm một mở ngoặc (xem bản gốc tại…) Tôi
thấy Thanh Dạ và Vũ Thị Song Thu thường xem bài rất kỹ và hay nhận xét nên sửa
bài chắc chắn là sẽ tốt. Cố nhiên về cảm thụ văn chương thường mỗi người mỗi
khác. Việc nhất trí với nhau ngay là hơi khó. Nhưng có sao đâu. Cái quyền sửa
bài là do làng giao cho xin các vị cứ làm. Còn chưa nhất trí với nhau ư ? Thì
ta sẽ trao đổi công khai sòng phẳng trên trang TÂCĐ (trang chung). Có trao đổi
mạn đàm thì trang mạng mới sôi nổi và tự
nhiên sẽ hút độc giả đến. Bình thường thì thiên hạ cứ ai làm việc ấy, nhưng nếu
có một đám cãi nhau, một vụ tai nạn…là y như xúm đen xúm đỏ lại xem, người
bênh, người cứu…ầm cả lên. Và càng ầm ĩ thì lại càng xúm đen xúm đỏ. Có điều chẳng
nên vì thế mà mất đoàn kết, mà chỉ nên xem đó như một trò vui. Tôi và Vũ Thị
Song Thu cũng rất hay sỏ xiên nhau, thậm chí cãi nhau to, nhưng có mất đoàn kết
bao giờ đâu. Ngay như cái bài “Mong” mới đây tôi họa lại cái bài “Muốn” của ông
Tạ Anh Ngôi thì cái câu mà tôi đắc ý nhất,
hý hửng nhất là cái câu “Mong vợ Song Thu nhọ má hồng”. Tôi đọc thử cho các cụ hàng xóm nghe thì các cụ bảo phải
là “đậm” má hồng mới được, chứ ông viết thế bà ấy không cuốc mặt ông lên à?
Nhưng mặt tôi từ hôm ấy đến nay vẫn chưa bị một nhát cuốc nào. Trái lại những
bài viết “ chê vợ” của tôi trước đây cho
đến bây giờ vẫn còn nhiều người tìm đọc lại.
Tóm lại cái ý tôi muốn bàn thêm với “Ý kiến của một hội
viên” chính là ở cái điểm thứ ba. Và
theo tôi thì cứ nên mạnh dạn sửa để tạo ra một văn bản mới tốt hơn (cũng có thể
chưa tốt hơn hoặc kém hơn). Sự tạo ra hai văn bản khác nhau này tự nhiên sẽ làm
nảy sinh ra vấn đề. Nảy sinh vấn đề thì mọi người mới suy nghĩ và lựa chọn. Khi
người ta đọc nhiều, nghĩ nhiều thì đầu óc sẽ khoáng hoạt và viết văn mới trôi chảy.
Đấy mới là gốc rễ của vấn đề nâng cao chất lượng các bài viết.
5/11/2012
Đỗ Đình Tuân
Thầy chỉ khéo biện bạch. May bà giáo Song Thu là người "biết mình biết ta" nên mới "im hơi lặng tiếng" như thế chứ . Thầy thử dùng cái giọng văn ấy mà "nịnh khéo" một bà hội viên nào của TriÂn xem ! ! Thầy sẽ có ngay một bản "dân ca mất gà" hồi âm ngay tắp lự !
Trả lờiXóaNgô Mỗ .