Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Một bài văn của Lượng

Các "trò nhí" của bà Thu vẫn chưa biết thế nào là miêu tả. Ông Tuân đưa lên đây một bài văn của cậu và chú Lượng ngày còn học lớp 4 để các cháu về nhà mở mạng mà tự học thêm. Nhớ học văn thì phải độc lập suy nghĩ và tự học là chính thì mới "có văn" được.






                    Thứ 5 ngày 28 tháng 9 năm 1995
                                      Tập làm văn
          Đề bài: Em hãy tả cái đồng hồ để bàn hoặc treo tường nhà em.
                                          Bài làm
          Mặc dù bố mẹ em đều có đồng hồ đeo tay, nhưng mẹ vẫn mua về một chiếc đồng hồ treo tường GIMIKO kiểu mới rất đẹp. Mẹ bảo chiếc đồng hồ này sẽ giúp con biết giờ giấc mà học tập, lao động và nghỉ ngơi.
          Em thích quá, tiến sát lại ngắm thật kỹ chiếc đồng hồ. Đồng hồ có hình chữ nhật đứng. Trông nó to như tờ lịch có hình Diễm Hương đang cầm một bó hoa treo trên tường nhà em. Ở mép ngoài được mạ bằng bạc óng ánh trông rất đẹp. Bên trong mép ngoài có một lớp khảm trai đủ màu sắc. Lượng khảm trai ở hai bên và trên ít hơn lượng khảm trai ở dưới. Giữa lượng khảm tai có mười báy sao vàng. Xung quanh sao vàng có bốn mảng khảm trai giống nhau giống như bốn vệ sỹ bảo vệ. Nhìn qua lớp kính dày và trong suốt là mười hai số màu đen gồm các số từ một đến mười hai. Số mười hai ở chính giữa phía trên đồng hồ. Số sáu ở chính giữa phía dưới. Bên phải số sáu và số mười hai là các số từ một dến số năm. Bên trái số sáu và số mười hai có các số từ bảy đến mười một. Phía trên các số có những ô vuông màu xanh ngọc. Nếu trời tối ta tắt điện thì những ô vuông đó sẽ tỏa ra dạ quang giúp ta trông thấy tất cả các số.Ở các góc của đồng hồ có các hoa văn tinh vi và đẹp đẽ. Chính giữa tâm đồng hồ đó chính là nơi hội tụ của ba anh em họ kim đang cần mẫn chạy để kéo thời gian trôi đi. Trông anh Giây đầu bé tí hon, còn ở dưới chân lại hơi phình ra giống như mũi tên. Nhưng anh ấy chạy rất nhanh, anh Giây chạy được sáu mươi bước thì anh phút mới chạy được một bước. Anh phút trông như thanh kiếm. Còn anh Giờ thì béo ục ịch và lùn tìn tịt trông như con dao găm, chạy thì chậm như sên. Anh Phút chạy được sáu mươi bước thì anh giờ mới chạy được năm bước. Nhưng đừng chê anh ấy. Anh Giờ chạy được năm bước là đã kéo được một giờ đấy. Lúc ấy anh Giây sẽ gặp anh Phút và cũng là lúc chú Chuông vui sướng reo lên một hồi chuông
Lạ hơn thế, cứ lúc mười hai giờ là ba anh em nhà kim lại gặp nhau khíên cho chú Chuông đổ một hồi thật dài và hay. Trên nơi hội tụ của ba anh em họ kim là chữ GIMIKO và con ngựa màu đỏ đang giơ chân lên định đập xuống trông thật là ngộ nghĩnh. Quanh đó có các chữ tiếng Anh mà em chưa học tới
          Em rất thích chiếc đồng hồ này vì nó đẹp và nó còn báo cho em đi học, bố mẹ em đi làm. Nó còn giúp em biết đã đến giờ học ở nhà chưa.

Lời phê của cô giáo: 
Có cố gắng rất nhiều, em cần phát huy.
Bài được điểm tám trừ ( 8-)  

Nhận xét của ông Tuân:
Quan sát kỹ càng và tinh, miêu tả chính xác, so sánh ngộ nghĩnh. Có những nhận xét vừa đặc sắc vừa mới lạ như câu " ...ba anh em họ kim  đang cần mẫn chạy để kéo thời gian trôi đi" . Nhìn chung bài văn chứng tỏ một khả năng độc lập suy nghĩ rất tốt.

5/8/2012
Đỗ Đình Tuân       



12 nhận xét:

  1. Bài hay mà bï høi ngan do nghen

    Trả lờiXóa
  2. May my viet ro ko duoc

    Trả lờiXóa
  3. rat hay dua nao cho 8 an dam luon

    Trả lờiXóa
  4. Bài tả cụ thể rõ ràng. Có nhiều so sánh khá ngộ nghĩnh. Mình rất thích. Giờ Nguyên Lượng có theo nghiệp văn không?

    Trả lờiXóa
  5. Nguyên Lượng không theo nghiệp văn chương mà theo nghiệp "phần mềm".
    Hay đọc tiểu thuyết trên mạng và danh ngôn. Văn thơ của bố mẹ không bao giờ ngó ngàng tới cả.

    Trả lờiXóa
  6. Thực ra, nếu xét về thể loại thì đây là một bài văn thyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả chứ không phải văn miêu tả. Nếu đổi đề bài: "Thuyết minh về chiếc đồng hồ treo tường" thì cô NT ghi em 10 điểm. Còn đề bài như trên, cô chỉ ghi em 5 điểm thôi.

    Trả lờiXóa
  7. Văn chương vốn vô chuẩn mà. Càng không có thể văn nào gọi là thuyết minh. Thuyết minh chỉ có nghĩa là "làm rõ" và thông thường là bằng "lời". Nhưng khi người ta mở rộng khái niệm về "lời" thì sao? Nhật Thành Hồ mới bố sung thêm một thể văn mới. Cứ coi là thế đi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Văn thuyết minh là một thể loại riêng, nó mới được đưa vào nhà trường trong lần thay sách gần đây nhất đó anh ạ. Anh có thể mượn cuốn Ngữ văn 8 xem thêm về thể loại này. Chương trình Ngữ văn 9 vẫn tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh, có đưa thêm yếu tố miêu tả và sử dụng biện pháp nghệ thuật. Bài văn trên được viết ngang với yêu cầu làm văn thuyết minh lớp 9.Một hs lớp 4 mà viết được như thế là quá tốt.

      Xóa
  8. Thế nghĩa là không phải "sáng tạo" riêng của Nhật Thành Hồ. Đó là sáng tạo của nền giáo dục Việt Nam thời hiện đại. Thời Nguyên Lượng học cấp 1, ngành giáo dục chưa đẻ ra thể loại văn thuyết minh đâu. Mà thời Nhật Thành Hồ đi học chắc cũng chưa có văn thuyết minh. Nhưng bây giờ đi dạy thì cứ phải dạy đấy ? Thực ra thì chẳng có thể văn nào là hoàn toàn độc lập cả. Người ta gọi tên theo "thao tác tư duy chính" dùng trong thể đó thôi. Nhưng thể văn THUYẾT MINH thì chung chung quá. Cái gì mà chả là thuyết minh? Miêu tả cũng là thuyết minh, tường thuật cũng là thuyết minh. chứng minh cũng là thuyết minh, giải thích cũng là thuyết minh...đến tỏ tình cũng là thuyết minh nốt. Và nếu vậy thì ai cũng có thể làm văn thuyết minh được cả. May ra thì chỉ có cô OẢNH của Nhật Thành Hồ là không biết thuyết min thôi. Vì thế khi cần thuyết minh cô ấy phải mượn mồm của cô Mai?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói chính xác thì trong một văn bản, khó có thể sử dụng một phương thức biểu đạt độc lập. Trong tự sự có miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận; trong nghị luận có tự sự, miêu tả, biểu cảm; trong thuyết minh có miêu tả, tự sự v.v...Vậy nên trong các đề thi hiên nay thường có câu hỏi: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chình nào? Hoặc: Đoạn trích sử dụng những phương thức biểu đạt nào. Mỗi kiểu loại văn bản sẽ sử dụng một phương thức biểu đạt chính tương ứng với kiểu văn bản. Ngoài ra, nó còn kết hợp các phương thức biểu đạt khác nữa.
      Ôi, hơi lằng nhằng đối với học sinh. Chẳng biết sắp tới thay sách thì thế nào.

      Xóa

AI MUA...TÔI KHÔNG...?

                                         Ai mua , tôi bán tôi cho                               Giá mua chỉ một cánh cò chiều đông,   ...