Qua tiếp xúc trực tiếp, thấy có một số từ thông thường những trong các thành viên làng ta hiểu chưa chuẩn lắm, còn mơ hồ lẫn lộn. Thậm chí rất nhiều người chưa phân biệt được đâu là từ nôm (喃) và đâu là từ gốc Hán (漢). Vì thế mà Đỗ Đình Tuân mới nẩy ra cái ý viết một đoạn giải nghĩa một số từ. Hôm nay xin làm mấy chữ: dai-giai-rai
-Dai : (1) Độ bền của sợi dây: “Dai như chão rách”. (2) Kéo dài một sự kiện ra quá mức cần thiết: nói dai, khóc dai…(3) Bầy hầy đeo bám gây khó chịu cho người ta “Dai như đỉa đói”
-Giai (hoặc trai): người đực. Bé thì gọi là con giai. Có tuổi thì gọi là đàn ông.
-rai: chưa thành từ, mới là một "từ tố" cấu thành từ Lai rai: “ăn uống, nhậu nhẹt kéo dài”
Tất cả các từ trên, chúng ta gần như tự nhiên đều hiểu, vì chúng là âm nôm (喃). Chữ “nôm” viết ở dạng tượng hình thì bên trái là chữ khẩu (口) (cái mồm) và bên phải là chữ (南) (chỉ người Việt Nam). Hội ý lại chúng có nghĩa là tiếng nói của người Việt Nam. Dẫn ra đây cốt để chúng ta ghi nhận nó là từ gốc Việt. Trong ngôn ngữ ta hiện dùng ngày nay ngoài các từ và từ tố Dai-Giai-rai gốc việt còn có thêm một số chữ “giai” gốc Hán nữa. Trong đó có hai chữ thường gặp nhất là:
-Giai (皆) : là cùng, là đều. Giai cấp: đều cùng trong một thứ bậc xã hội “giai cấp công nhân”, “giai cấp nông dân” “giai cấp địa chủ”…
-Giai (佳) : là tốt, là đẹp. giai nhân là người đẹp. (không phải người con giai như một số người hiểu lầm) giai thoại là mẩu chuyện hay…
Còn khá nhiều từ “giai” gốc Hán nữa, nhưng ít gặp trong tiếng Việt hiện đại nên miễn nêu ra ở đây.
Xin tạm dừng.
9/11/2011
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét