Bài 1
BÀN VỀ THƠ CON CÓC
BÀN VỀ THƠ CON CÓC
Muốn hiểu thế nào là thơ con cóc, trước tiên phải đọc lại mẩu chuyện về bài thơ con cóc trong kho tàng tiếu lâm Việt Nam. Mẩu chuyện ấy như sau: “Có ba ông vẫn tự đắc là mình hay thơ Nôm. Một hôm, rủ nhau đi chơi chùa, để cùng làm thơ tức cảnh. Nhưng đến chùa, không biết làm thơ gì, mới bảo nhau hãy đưa tiền cho ông tự đi mua rượu và đồ nhắm về đánh chén đã: hễ rượu vào rồi, thì tự khắc thơ sẽ ra tuồn tuột! Đồ nhắm được mua về, ba ông ngồi bắt chân chữ ngũ, gật gù uống rượu, rung đùi nghĩ thơ. Chợt thấy con cóc ở trong xó, nhảy ra. Một ông mới ngâm rằng:
Con cóc trong hang,
Con cóc nhảy ra.
Ông thứ hai đọc tiếp:
Con cóc nhảy ra,
Con cóc ngồi đấy.
Ông thứ ba:
Con cóc ngồi đấy
Con cóc nhảy đi.
Ba ông cùng vỗ đùi, cười ồ cả lên khen rằng:
- Hay! hay! hay thật!
Cười chán rồi, một ông bảo rằng:
- Thơ ta tuyệt cú! mà ta xuất khẩu thành chương như thế thì tôi e lắm, hai Tiên sinh ạ. E rằng Thánh nhân người có dạy: ai mà linh khẩu lắm thì chẳng kẻo chết non. Vậy ta phải nên liệu trước.
Hai ông kia lấy làm phải lắm, bèn mời ông tự ra, nói hết đầu đuôi; rồi đưa tiền nhờ mua hộ ngay cho ba cỗ ván.
Ông tự cầm tiền đi mua. Một chốc đem về bốn cái áo quan. Ba ông hay thơ mới hỏi:
- Sao lại mua những bốn cái thế ?
- Thưa các Ngài, tôi mua thêm một cái để cho tôi, bởi vì tôi buồn cười quá, cũng đến chết mất.”
Con cóc trong hang,
Con cóc nhảy ra.
Ông thứ hai đọc tiếp:
Con cóc nhảy ra,
Con cóc ngồi đấy.
Ông thứ ba:
Con cóc ngồi đấy
Con cóc nhảy đi.
Ba ông cùng vỗ đùi, cười ồ cả lên khen rằng:
- Hay! hay! hay thật!
Cười chán rồi, một ông bảo rằng:
- Thơ ta tuyệt cú! mà ta xuất khẩu thành chương như thế thì tôi e lắm, hai Tiên sinh ạ. E rằng Thánh nhân người có dạy: ai mà linh khẩu lắm thì chẳng kẻo chết non. Vậy ta phải nên liệu trước.
Hai ông kia lấy làm phải lắm, bèn mời ông tự ra, nói hết đầu đuôi; rồi đưa tiền nhờ mua hộ ngay cho ba cỗ ván.
Ông tự cầm tiền đi mua. Một chốc đem về bốn cái áo quan. Ba ông hay thơ mới hỏi:
- Sao lại mua những bốn cái thế ?
- Thưa các Ngài, tôi mua thêm một cái để cho tôi, bởi vì tôi buồn cười quá, cũng đến chết mất.”
Thật là sâu sắc và hóm hỉnh. Ngẫm nghĩ trước câu chuyện này ta sẽ hiểu được thơ con cóc trước hết là sản phẩm của những “nhà thơ” mà đầu óc trống rỗng, không có hiểu biết gì, nhưng luôn luôn ngộ nhận về mình, tự nghĩ mình là loại “giỏi thơ Nôm”, nên họ rất tự đắc. Rồi từ “tự đắc” đến tự tin họ mới rủ nhau ra chùa để cùng thực hành “làm thơ tức cảnh”. Nhưng chết nỗi là cùng với đầu óc trống rỗng thì trong tâm tư của họ cũng chẳng có một “rung động” gì trước ngoại cảnh. Với họ thì có lẽ cái “tâm hồn ăn uống” mạnh hơn cái “cảm hứng làm thơ”. Cho nên khi đã ra đến chùa mà vẫn “chưa biết làm thơ gì” thì họ nghĩ ngay đến “đánh chén đã”. Họ hiểu một cách rất thô thiển rằng “ Cứ rượu vào rồi thì tự khắc thơ sẽ ra tuồn tuột”. Hình ảnh ba “nhà thơ” ngồi “bắc chân chữ ngũ, gật gù uống rượu, rung đùi nghĩ thơ” thật ra vẻ và đúng mốt. Nhưng thực ra họ cũng có nghĩ ra được cái gì đâu. Giữa lúc đó thì may thay có một con cóc từ trong xó nhảy ra cứu nguy cho họ. Cả ba “nhà thơ” như người chết đuối vớ phải bọt và họ quay ông kính hướng cả vào con cóc để chụp lấy chụp để:
Ông thứ nhất chụp được cảnh:
Con cóc trong hang
Con cóc nhảy ra
Ông thư hai chụp được cảnh:
Con cóc nhảy ra
Con cóc đứng đó
Và ông thứ ba chụp được cảnh:
Con cóc đứng đó
Con cóc nhảy đi
Bài thơ tức cảnh đã hoàn thành và đúng là nó đã “ra tuồn tuột”. Sáu câu thơ gợi ra hai bước nhảy của một con cóc rất chân thực và sinh động. Câu kết thúc của bài thơ lại là một câu thơ rất động “con cóc nhảy đi” đã khiến cho người đọc có cảm giác con cóc kia vẫn còn tiếp tục nhảy chứ chưa dừng lại cùng với bài thơ. Thơ tức cảnh như thế là rất giỏi về mặt miêu tả ngoại giới. Nhưng chết nỗi cái đó lại không phải là nhiệm vụ chính của thơ. Trong thơ “ngoại giới” chỉ là cái cớ nhà thơ mượn nó để biểu hiện cái “nội giới” của mình. Bài thơ con cóc, chẳng có cái “nội giới” cóc khô gì nên nó không phải là thơ. Ngay cả ở loại thơ gọi là thơ “hướng ngoại” hay thơ “tả thực”, “tả chân” gì đi nữa, thì cũng cứ phải “dính” ít nhiều cái “nội giới” của con người vào nó mới thành thơ được. Chẳng hạn cũng viết về con cóc nhưng dân gian lại viết “ Cóc chết bỏ nhái mồ côi / Chẫu ngồi chẫu khóc chàng ơi là chàng” thì lại là một câu thơ ghê gớm. Cả họ hàng nhà cóc, nhái chẫu chàng…đã hiện ra khóc thương nhau, nhưng vờ vĩnh quá, người chết một đằng, người khóc một nẻo. Đúng là trò thương vay khóc mướn, làm người ta phải bật cười. Nó không còn là câu thơ tả thực thuần túy và vô cảm nữa mà đã “dính” thái độ phê phán của người viết vào đấy rồi, dính cái “nội giới” của con người vào đấy rồi. Nó thành thơ là vì lẽ đó
22/7/2011
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét