Nhẩn nha…
(Họa đảo
vận bài “Thế thái-Nhân tình”
Của Phạm Khắc Uyên)
Trần gian
cõi tạm dưới khung trời
Đây núi kia
rừng nọ biển khơi
Vũ trụ xa
vời mơ chẳng tới
Chòm sao mê
mải mãi di dời
Hỏi đâu là cũ đâu
là mới
Ngụ ở nơi nào cũng
có nơi
Xin hãy nhẩn nha cùng vạn giới
Mỗi hôm
thưởng thức một hôm đời
15/12/2017
Đỗ Đình
Tuân
PHỤ CHÉP
BÀI MỜI HỌA
Thế thái – Nhân tình
(Ngũ độ
thanh 1– Bát vĩ đồng âm 2)
Quán trọ
trần gian huyễn ảo đời
Giăng mù
tỏa khói tận trùng khơi
Tiền duyên
thổn thức mòn trông đợi
Nghiệp
chướng trầm luân mãi chẳng dời
Nghĩa lẻ
chìm tan vào vạn giới
Tình chung
trải rộng đến ngàn nơi
Xuân về vật
cảnh thay mầu mới
Tỏ ngộ hòa
không giữa đất trời.
Phạm khắc
Uyên
Đỗ Đình Tuân chú giải:
- Ngũ độ thanh: thể này yêu cầu thanh điệu bằng trắc của 7 chữ trong câu như sau:
a. Với các chữ thanh bằng (thanh không
dấu và thanh huyền) thì 2 chữ gần nhau không được cùng thanh.
Ví dụ: Trần
gian cõi tạm dưới khung trời
Thì các chữ “trần gian” và “khung trời” là
những chữ cùng thanh bằng gần nhau phải khác dấu (tức là một chữ thanh không
dấu thì chữ kia phải mang dấu huyền và ngược lại)
b. Với các chữ thanh trắc ( sắc, nặng,
hỏi, ngã) trong câu thơ phải mang dấu khác nhau
Ví dụ 1: Đây núi kia rừng nọ biển khơi
Câu này có 3 chữ mang thanh trắc thì mang 3 dấu
khác nhau “núi” (thanh sắc), “nọ” (thanh nặng) và “biển” (thanh hỏi).
Ví dụ 2: Mỗi
hôm thưởng thức một hôm đời
Câu này có 4 chữ mang thanh trắc thì cả 4 chữ
cũng phải mang đủ 4 dấu khác nhau: chữ “mỗi” (thanh ngã), chữ “thưởng” (thanh hỏi),
chữ “thức” (thanh sắc) và chữ “một” (thanh nặng).
- Bát vĩ đồng âm: tám chữ cuối tám câu thơ đều cùng một khuôn âm. Cụ thể ở bài “Nhẩn nha…” của Đỗ Đình Tuân thì tám chữ cuối câu đó là: Trời, khơi, tới, dời, mới, nơi, giới, đời nếu “bóc dấu thanh và phụ âm đầu ra” thì chúng sẽ có cùng khuôn âm “ơi”
15/12/2017
Tổ thơ Nguyễn Trãi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét