Lê Quốc Hán
Nữ sĩ Đoàn Lê đã về cõi cực lạc vào lúc 15 giờ 28 ngày 6.11. 2017.
Bà sinh ngày 15.4.1943. Quê quán: Hải Phòng và là nguyên mẫu bài thơ
"Chị tôi" của nhà thơ Đoàn Thị Tảo được phổ thành ca khúc nổi tiếng.
Với những tác phẩm văn xuôi xuất sắc, nữ sĩ đã nhận được các giải thưởng cao quý của Hội nhà văn VN, báo Văn Nghệ, Tạp chí Sông Hương...
Để tưởng nhớ Đoàn Lê, tôi xin đưa lên một bài thơ đầu tay của chị để các bạn hiểu thêm một nét khác trong tâm hồn của nữ sĩ.
BÓI HOA
Ngày xưa em ngây thơ
Ngồi bói bông hồng nở
Đoán tình yêu sau này
Vẹn tròn hay giang dở
Nụ hoa như e ấp
Giấu kín điều em mong
Ý hẳn tình chưa đẹp
Hoa chưa tươi cánh hồng?
Nhưng tình như hương nhẹ
Đến lúc nào không hay
Hoa tình yêu chợt nở
Hương tình yêu say say...
Gió ơi giùm nói nhỏ
Tới vạn nụ hoa hồng
- Nở đi hoa có biết
Tình yêu đến rồi không?
Đoàn Thị Lê
(Theo "Thơ tình bốn phương", NXB Trẻ, 1994).
BÌNH. Trước ngưỡng cửa tình yêu, người trinh nữ nào không khát khao muốn biết điều gì sẽ chờ đợi trong ngôi nhà hạnh phúc đang đóng kín kia? Nhưng ai sẽ vén bức màn thời gian để giúp họ nhìn thấu suốt tương lai, ngoài những lực lượng vô hình và siêu hình mà họ muốn vin lấy. Vì vậy, họ phải cậy nhờ vào những câu phán vu vơ của ông thầy bói nửa mùa: "Số cô có vợ có chồng/ Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai"; hay vin vào những câu Kiều có thể linh ứng vào bất kỳ ai: "Người ơi gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay chăng" (Bói Kiều). Có khi họ còn tin vào sự đỏ đen của cây tam cúc hay sự sấp ngửa cùa con "tú lơ khơ" (Bói bài). Người trinh nữ trong bài thơ này lại có cách bói khác, vừa ngây thơ vừa nên thơ: Nhìn vào bông hồng nở đề đoán kết cục tình yêu của mình "vẹn tròn hay dang dở".
....
Dẫu không là tiên tri, không phải là thầy bói, nhưng chúng ta cũng đoán chắc rằng: Từ mối tình đầu này, cô đã đến bến hạnh phúc, bởi cô đang nhớ và viết về thời khắc chớm yêu ngọt ngào và trong trẻo nhường kia.
Thành Vinh, Xuân Quý Mùi
(Rút trong "Giao cảm thơ", NXB Văn học, 2013).
Với những tác phẩm văn xuôi xuất sắc, nữ sĩ đã nhận được các giải thưởng cao quý của Hội nhà văn VN, báo Văn Nghệ, Tạp chí Sông Hương...
Để tưởng nhớ Đoàn Lê, tôi xin đưa lên một bài thơ đầu tay của chị để các bạn hiểu thêm một nét khác trong tâm hồn của nữ sĩ.
BÓI HOA
Ngày xưa em ngây thơ
Ngồi bói bông hồng nở
Đoán tình yêu sau này
Vẹn tròn hay giang dở
Nụ hoa như e ấp
Giấu kín điều em mong
Ý hẳn tình chưa đẹp
Hoa chưa tươi cánh hồng?
Nhưng tình như hương nhẹ
Đến lúc nào không hay
Hoa tình yêu chợt nở
Hương tình yêu say say...
Gió ơi giùm nói nhỏ
Tới vạn nụ hoa hồng
- Nở đi hoa có biết
Tình yêu đến rồi không?
Đoàn Thị Lê
(Theo "Thơ tình bốn phương", NXB Trẻ, 1994).
BÌNH. Trước ngưỡng cửa tình yêu, người trinh nữ nào không khát khao muốn biết điều gì sẽ chờ đợi trong ngôi nhà hạnh phúc đang đóng kín kia? Nhưng ai sẽ vén bức màn thời gian để giúp họ nhìn thấu suốt tương lai, ngoài những lực lượng vô hình và siêu hình mà họ muốn vin lấy. Vì vậy, họ phải cậy nhờ vào những câu phán vu vơ của ông thầy bói nửa mùa: "Số cô có vợ có chồng/ Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai"; hay vin vào những câu Kiều có thể linh ứng vào bất kỳ ai: "Người ơi gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay chăng" (Bói Kiều). Có khi họ còn tin vào sự đỏ đen của cây tam cúc hay sự sấp ngửa cùa con "tú lơ khơ" (Bói bài). Người trinh nữ trong bài thơ này lại có cách bói khác, vừa ngây thơ vừa nên thơ: Nhìn vào bông hồng nở đề đoán kết cục tình yêu của mình "vẹn tròn hay dang dở".
....
Dẫu không là tiên tri, không phải là thầy bói, nhưng chúng ta cũng đoán chắc rằng: Từ mối tình đầu này, cô đã đến bến hạnh phúc, bởi cô đang nhớ và viết về thời khắc chớm yêu ngọt ngào và trong trẻo nhường kia.
Thành Vinh, Xuân Quý Mùi
(Rút trong "Giao cảm thơ", NXB Văn học, 2013).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét