Bài “thơ muối” của Hồ Nhật Thành
Thèm ăn cứ hái, sợ chi người!
Quýt em ưng ửng thật là tươi
Vỏ dày, múi nhỏ, rành lắm hạt
Móng nhọn, tay mềm, bóc xơi xơi
Quýt ni chỉ tặng, không có bán
Cam nớ không cho, chỉ để mời.
Ăn xong xin chớ kêu nặng bụng
Đất Qùy tình nghĩa rứa Người ơi !
Quýt em ưng ửng thật là tươi
Vỏ dày, múi nhỏ, rành lắm hạt
Móng nhọn, tay mềm, bóc xơi xơi
Quýt ni chỉ tặng, không có bán
Cam nớ không cho, chỉ để mời.
Ăn xong xin chớ kêu nặng bụng
Đất Qùy tình nghĩa rứa Người ơi !
07/02/2017
Hồ Nhật Thành
Đỗ Đình Tuân chế thành bài “thơ đường” của chung hai người
Thèm ăn cứ hái hãi chi người
Ưng ửng quýt em sắc rất tươi
Múi nhỏ vỏ dày hơi khó bóc
Móng dài ngón cứng mới hòng xơi
Quýt ni chỉ tặng không đem bán
Cam nớ không cho chỉ để mời
Xin chớ ăn xong kêu nặng bụng
Đất Quỳ tình nghĩa rứa người ơi.
07/02/2017
Hồ Nhật Thành + Đỗ Đình Tuân
*Thơ muối: Bài thơ thất ngôn bát cú nhưng chưa đúng theo Luật Đường
**Thơ Đường: Bài thơ thất ngôn bát cú đã làm đúng theo Luật Đường
Nguyên tắc chế tác: cố gắng cao nhất giữ lại nguyên tác của tác giả “thơ muối”. Có hai loại sai phạm chủ yếu của những người làm “thơ muối” là:
1/ Chỉ “thất niêm” thôi (tức là chỉ vi phạm luật bằng trắc) thì sẽ có 2 cách sửa như sau:
-Đảo chữ
-Thay chữ “thất niêm” bằng chữ tương đương nhưng khác thanh
Chẳng hạn câu 2 bài thơ của Nhật Thành có ba chữ “thất niêm” là chữ thứ 2(em) và chữ thứ 4 "ửng" và chữ thứ 6 (là). Đỗ Đình Tuân đã phải dùng cả hai cách để sửa:
-Đảo chữ: “Quýt em ưng ửng” thành “ưng ửng quýt em”. Cách đảo này đã làm cho chữ “ em”ở vị trí thứ 2 thất niêm sang vị trí thứ 4 không thất niêm nữa; chữ “ửng” ở vị trí thứ tư thất niêm sang vị trí thứ 2 không thất niêm nữa.
-Thay chữ thất niêm bằng chữ khác khác thanh: chữ “là” (thanh bằng) ở vị trí thứ 6 thất niêm, phải thay bằng chữ “rất” (thanh trắc) không thất niêm nữa.
2/Đồng thời vừa thất niêm lại vừa hỏng đối. loại sai phạm này thì buộc phải cắt bỏ những phần sai và thay phần mới vào cho đúng luật.
Chẳng hạn như hai câu 3 và 4 của Nhật Thành:
Vỏ dày, múi nhỏ, rành lắm hạt
Móng nhọn, tay mềm, bóc xơi xơi
vừa thất niêm lại vừa hỏng đối
Đỗ Đình Tuân phải vừa đảo chữ vừa phải cắt bỏ và thay mới để thành 2 câu:
Múi nhỏ vỏ dày hơi khó bóc
Móng dài ngón cứng mới hòng xơi
Còn các câu khác thì đều giữ lại được cả. Chỉ có câu 7 chữ thứ 2 thất niêm nhưng cũng chỉ cần đảo chữ "Ăn xong chin chớ..." thành "xin chớ ăn xong..." là khắc phục được. Sau khi chữa như thế thì bài “thơ muối” đã trở thành một bài “thơ đường” rất ngọt ngào.
07/02/2017
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét