Nội
san thơ CLB Côn Sơn
Sau
tập thơ đầu tay Hương Côn Sơn tập 1, xuất bản năm 1995, hình thức tổ chức sinh hoạt các chương trình thơ bắt đầu
bộc lộ những hạn chế khó khắc phục. Kinh phí tốn kém và không phải lúc nào cũng
có. Trong một chương trình thơ lượng bài vở được sử dụng thường cũng rất ít. Vì
thế thường phải nhường cho khách và các bậc “đàn anh” trước. Thành thử thơ bọn
“đàn em” chẳng sử dụng được bao nhiêu. Thế là tự nhiên hình thành một sự bất
công. Sau buổi sinh hoạt thơ vì thế ít nhiều vẫn cứ có eo sèo ấm ức. Về phía
người nghe cũng chỉ hào hứng được mấy buổi đầu. Thú nghe thơ xem chừng cũng
nhanh vơi cạn. Trong tình hình ấy việc tìm một hình thức sinh hoạt mới cho tổ
thơ đã được đặt ra.
Hình
thức đầu tiên chúng tôi tìm đến là hình
thức báo liếp. Tờ Vườn vui của tổ
thơ CLB ra đời. Đó là một bảng gỗ, được kẻ thành những ô nhỏ theo khổ giấy học
sinh để làm chỗ dán các bài thơ. Báo ra không định kỳ, cứ lâu lâu lại dán, lâu
lâu lại bóc. Tờ báo được treo ngay trong phòng CLB. Bên dưới các cụ ngồi tổ
tôm, bên trên những bài thơ cứ thong thả mà phe phẩy gió. Bởi độc giả vắng như
chùa bà đanh. Số đầu tiên ra vào ngày 24/9/1995. Tôi cũng có làm một bài thơ
vui để quảng cáo cho tờ báo:
Vườn vui vui viết vài vần
Ví von vũ vũ vân vân vui vầy
Vẫy vùng vung vuốt vung vây
Võ vu vơ võ văn vầy vậy văn
Vườn vui vui với vô vàn
Véo von vấn vít vỉ van vỗ về
Vòng vèo vấp váp vân vi
Vẩn vơ vơ vẩn vẫn vì vườn vui.
Sinh
hoạt tổ thơ cũng còn chệch choạc lắm. Ban Biên tập cứ phải chia nhau đi mời gọi
mà mỗi kỳ sinh hoạt cũng chỉ dăm bảy cụ có mặt. Tình hình rời rạc này cùng với
tờ vườn vui tồn tại mãi cho tới cuối năm 1996. Nhưng cũng không lưu giữ lại
được bài thơ nào. Bởi vì chính các cụ hội viên hễ cứ tiện tay là lại vặt thơ đi
“làm thịt”.
Thế
là sau bốn năm mầy mò, hết chơi chương trình thơ, đến báo tường, báo liếp,
chúng tôi vẫn chưa tìm được một lối chơi ổn định và hiệu quả. Vì thế chúng tôi
mới nghĩ tới một hình thức khác là chơi NỘI SAN thơ. Trong cuộc họp ngày
31/12/1996, chúng tôi có thông qua một quy chế quy định nội dung và các hình
thức hoạt động của tổ thơ như sau: “…
Điều
4: Tổ thơ CLB Côn
Sơn tổ chức sinh hoạt thường kỳ mỗi tháng một lần. Nội dung sinh hoạt gồm:
-Hội
viên trình bày các tác phẩm mới viết
-Nghe
nói hoặc tọa đàm về một vấn đề văn học
-Thống
nhất lịch và nội dung sinh hoạt kỳ sau
Điều
5: Tổ thơ CLB Côn
Sơn ra mỗi tháng một số NỘI SAN thơ để
sơ tuyển và lưu giữ đồng thời lưu hành trong nội bộ các sáng tác tốt trong
tháng…Tổ viên có nhiệm vụ đọc NỘI SAN, vừa để thưởng thức vừa để góp ý phê bình
cho các tác giả nhằm nâng cao chất lượng sáng tác ngày một tốt hơn.
Điều
6: Trong những điều
kiện cho phép, CLB Côn Sơn sẽ tổ chức những chương trình thơ vào những ngày kỷ niệm,
những cuộc giao lưu với các hình thức như Phát thanh tiếng thơ, tổ chức đêm
thơ…”
Quy
chế đinh ra là vậy, nhưng do trình độ tổ viên không đồng đều nên hình thức tọa
đàm văn chương không thực hiện được. Nét tâm lý thường tình “văn mình vợ người”
cũng là một cản trở lớn cho công tác biên tập và bình luận thơ ca. Cho nên chỉ
còn mỗi hình thức NỘI SAN thơ là ra được thường xuyên và đều đặn. Cụ thể:
-Năm
1997: ra 12 số
-Năm
1998: ra 10 số đơn và một số kép (11+12)
-Năm 1999 : ra 4 số, từ số 25 đến
số 28
-Năm 2000 : ra 4 số, từ số 29 đến
số 32...
-Năm 2009 : ra 4 số, từ số 65 đến
số 68...
-Năm 2013 : ra 4 số, từ số 81 đến
số 84
Và đã trải qua ba chặng đường thay đổi
hình thức :
-Từ số 1 đến số 12, viết tay,
rồi phô tô.
-Từ số 13 đến số 27, đánh máy chữ, rồi
phô tô.
-Từ số 28 trở đi đánh vi tính rồi phô
tô.
Trong quá trình làm NỘI SAN có một sự
kiện đáng nhớ là ở số 5, ra tháng 5/1997, hội viên Trần Tình có viết một bài
thơ mời họa. Bài có tựa đề là Mong đợi, nguyên văn như sau :
Cố gắng cùng
nhau ra nội san
Nhóm thơ đâu
quản những gian nan
Bài nhiều
chỉ ngại không đăng đủ
Tiền ít đâm
lo phải họp bàn
Người chạy
khâu in cần tính toán
Kẻ làm mục
viết phải lo toan
Nội san chưa đẹp nhưng phong phú
Mong muốn dài lâu sẽ vẹn toàn.
Ngay
số 6, ra tháng 6/1997, 14 tác giả đã có thơ họa lại: Bảo Minh , Duy Văn, Nguyễn Văn Phao, Xuân Khôi, Đỗ Đình Tuân,
Nguyễn Phụng, Vũ Ngọc Doanh, Bùi Trác Trường, Trương Đình, Bảo Trung, Văn Hải,
Nguyên Đào, Trần Việt, Trần Phao. Những tháng sau tiếp rải rác vẫn có thơ bầu
bạn ở các nơi gửi đến nhưng nội san không đăng tiếp nữa.Cuộc xướng họa lớn này
thực chất là một dịp để hội viên và bầu bạn biểu lộ sự đồng tình ủng hộ việc
chơi NỘI SAN.
Ngày
nay, nhìn tổng quát lại, có thể thấy tờ NỘI SAN thơ CLB Côn Sơn đã có những
đóng góp cụ thể sau đây:
1-Giúp
sinh hoạt tổ hàng tháng đi vào nền nếp ổn định. Ban đầu quy định là sáng 16 âm
lịch hàng tháng. Về sau mới điều chỉnh sang sáng 18 âm lịch hàng tháng và vẫn
duy trì đều đặn cho đến ngày nay.
2.Giúp
tổ thơ ngày càng thu hút được nhiều hội viên hơn. Ban đầu tổ thơ chỉ có độ mươi
người. Khi ra nội san (1997) tổ có độ vài chục. Đến nay hội viên đã tăng gấp 3
lần số đó. Đặc biệt tổ còn có nhiều hội viên yêu thơ từ thành phố Hải Dương, từ
huyện bạn Kinh Môn cũng sang tham dự.
3-Tờ
NỘI SAN cũng đã nuôi dưỡng nhiệt tình sáng tác cho các hội viên. Do cứ đến kỳ
thì hội viên phải nộp bài. Muốn có bài nộp thì hội viên phải viết. Nhờ viết đều
và viết nhiều nên hội viên cũng thành quen. Nhờ thế mà hiện nay nhiều hội viên
đã ra những tập thơ riêng rất chững chạc.
4-NỘI
SAN còn là một kho lưu trữ đầy đủ các sáng tác của hội viên. Công cả 84 số lại
thì có đến trên 3000 bài thơ đã được đăng tải. Trong đó có đầy đủ các thể loại
và trò chơi thơ. Cũng từ kho tư liệu này, cứ năm năm một kỳ, tổ lại tuyển chọn
vào các tập thơ HƯƠNG CÔN SƠN. Trừ tập 1, ra năm 1995 chưa có nguồn tuyển từ
NỘI SAN; còn các tập 2 (1998), tập 3 (2003), tập 4 (2008) và tập 5 (2013), đều
tuyển chọn từ những bài từng in trong NỘI SAN cả.
Đến
nay, CLB Côn Sơn đã có lịch sử 20 năm và tờ NỘI SAN của tổ thơ cũng đã trải qua
16 năm phát triển. Ở tuổi 16 này NỘI SAN càng dồi dào sức sống, hình thức ngày
càng đẹp và nội dung cũng ngày càng phong phú. Tổ thơ CLB Côn Sơn đã từng thể
nghiệm nhiều hình thức chơi thơ và nhận thấy hình thức chơi thơ bằng cách ra
NỘI SAN là có sức sống bền bỉ và có tác dụng nhiều mặt hơn cả.
27/5/2013
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét