Chùa Nam
Chùa
Nam
(1) có chuyện nực cười (2)
Có
bà thủ hộ vốn người giăng hoa
Ngoại
năm mươi tuổi đã già
Đốt
hương quét tước vào ra hộ chùa
Cùng
sư đắp đổi muối dưa
Ông
sư trông thấy bà chùa cũng vui
Những
điều đơn bạc ai xui
Để
cho gió dập cát vùi xót xa
Có
người giáo học đâu ta
Đến
chùa bảo học để mà nương thân
Tuổi
còn đương độ thanh xuân
Giai
ba mươi tuổi đang tuần bảnh bao
Mụ
già có ý mận đào
Sớm
khuya bả lả ra vào làm quen
Khi
đêm đứng nấp bóng đèn
Khi
ngày trông thấy lòng quên cả chùa
Thế
là bỏ cả muối dưa
Bỏ
sư bỏ cảnh bỏ chùa theo giai
Vãi
già giáo trẻ duyên hài
Đưa
nhau ra ở mái ngoài chùa Nam
Ông
sư ruột nóng như than
Tu
hành gặp bước gian nan thế này
Nghĩ mình
niệm Phật ăn chay
Cho
nên phải chịu đắng cay đường tình
Nhiều
đêm thanh vắng viết kinh
Sực
khi nghĩ đến phận mình mà đau
Nói
ra mang tiếng tranh nhau
Để
lòng luống những âu sầu vì ai
Cũng
đành nhắm mắt bưng tai
Kệ
cho đôi nọ hôm mai tự tình
Sớm
khuya gõ mõ viết kinh
Biết
thân mình biết phận mình tăng ni
Anh
giai kia nghĩ cũng kỳ
Thôn
trên xã dưới thiếu gì gái tân
Sao
anh chẳng kết Châu Trần
Lấy
bà thủ hộ đã gần sáu mươi ?
Khác
gì con với mẹ nuôi
Lại
còn "cậu nó", "mợ tôi"... thêm buồn
Mụ
già kia có khôn hồn
Trở
vê chốn cũ thiền môn mà nhờ
Kẻo
mai hết độ say sưa
Tuổi
già sức yếu bơ vơ giữa đường
Lạ
gì những chuyện lửa rơm
Say
nhau chỉ một vài hôm lại tàn
Đến
khi rồng ngược mây tan
Tuổi
già sức yếu ai ham hả già ?
Thôi
đừng sớm nguyệt tối hoa
Trở
về chốn cũ mà nhờ thiền môn.
Phạm Khắc Liệt (3)
Ghi chú
1.Chùa
Nam : chùa Nam Tào được xây dựng trên núi Nam Tào, thôn Dược Sơn xã Hưng Đạo,
huyện Chí Linh (nay là thị xã Chí Linh)
2.Chuyện
nực cười: đây là một câu chuyện tình có thật xẩy ra khoảng cuối những năm 1950,
sau hòa bình lập lại (1954) tại chùa Nam.
3.Cụ
Phạm Khắc Liệt, tác giả bài vè này người thôn Vạn Yên, xã Hưng Đạo, huyện Chí
Linh, sinh 1909, mất 1973. Bài vè này ra đời trong một hoàn cảnh khá đặc biệt: cụ đang chơi tổ tôm nhưng hết tiền
chầu, mọi người trong cuộc biết cụ hay vận vè , lại nhân có “chuyện nực cười” ở
chùa Nam bèn ra giá nếu cụ hoàn thành bài vè thì mọi người sẽ góp tiền chầu tổ
tôm cho cụ. Kết quả là bài vè cũng "xong ngay" và lập tức làn truyền ra làng xóm.
Sau khi có bài vè này xuất hiện, cặp "tình nhân" nọ cũng "rời nhau" và bà vãi nọ lại trở về chùa Nam như cũ. Bài thơ được trí nhớ mọi người sau này khôi phục lại.
Ngày 2/7/2012
Đỗ Đình Tuân
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét