Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

Chìa khóa ngôn ngữ 4




                      
            Trong bài thơ họa “Tuy khó”  có một câu kết:
            Nếu cứ kiên trì óc sẽ thông.
            Hình như người “họa sĩ” này đã cố tình phá cả luật thơ và lệ chơi xướng họa để nêu ra một vấn đề gì đó chăng? Rồi như chợt nhận ra sự phạm quy của mình nên vội vàng mở ngoặc “ Thất luật rồi nên sửa lại: Kiên trinh luyện tập cánh tung xòe”
Cái câu chữa lại này “Kiên trinh luyện tập cánh tung xòe” vẫn phải chữa lại nữa. Vì chữ “Kiên trinh” dùng ở đây chưa ổn. Bởi:
Kiên (堅): nghĩa thường gặp là yên định, bền chặt, cứng mạnh
Kiên tâm (堅心) là bền gan
Kiên trì (堅 持) giữ bền
Kiên nhẫn (堅刃) bền bỉ chịu đựng
Trinh (貞) nghĩa thường gặp là chỉ sự vẹn nguyên trong trắng
Trinh nữ (貞女) người con gái chưa chồng (gái tân)
Trinh phụ (貞婦) người vợ chỉ yêu duy nhất một chồng mình
Trinh cát (貞吉) điều tốt lành trong quẻ bói
Kiên trinh (堅貞) lại chỉ người phụ nữ không thất tiết, một lòng một dạ giữ tiết cho người mình yêu, cho chồng:
Kiên trinh chẳng phải gan vừa
Liều mình thế ấy, phải lừa thế kia
                        (Truyện Kiều)
Hay đi với chữ trinh còn có chữ liêm nữa:
Liêm (廉) trong sạch, không tham lam
Liêm khiết (廉潔) liêm là trong sạch, không tham lam, khiết cũng là trong sạch. Hai từ ghép lại cũng đồng nghĩa với liêm

Liêm sỉ (廉恥) Liêm là trong sạch, sỉ là xấu hổ. Người liêm sỉ là người biết xấu hổ trước những điều xấu và luôn giữ mình trong sạch. Còn người vô liêm sỉ là không biết xấu hổ sẵn sàng làm điều bậy bạ.
Nhưng dù có thay chữ “kiên trinh” bằng chữ “dày công” chẳng hạn, thì câu thơ sẽ thành:
Dày công luyện tập cánh tung xòe
Thì câu thơ vẫn cứ “bườn cười” thế nào ấy. Đó cũng là một ngõ cụt rất khó tránh của thơ họa. Tôi đưa bài “Sao không” mời họa nên Tri Ân không phải cầu được nhiều người họa mà muốn nêu một vấn đề chơi thơ xướng họa trên Tri Ân nên chừng mực thôi. Không nên quá sa đà vào loại thơ thù tạc này vì giá trị giao lưu chia sẻ của nó cũng không có mấy. Theo tôi giao lưu chia sẻ trên Tri Ân chủ yếu vẫn là ở chỗ mỗi người hãy tự bộc lộ hết mình một cách chân thành, sâu sắc và ở một tầm độ cao nhất có thể có. Và khi thể hiện mình như thế bầu bạn quan tâm theo dõi và nhận xét . Cố nhiên cũng là theo ý riêng của mình. Còn tiếp nhận như thế nào nên dành quyền cho tác giả.

4/12/2011
Đỗ Đình Tuân


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐẾM TIỀN

Ông ngồi giương kính đếm tiền Đồng tiền mỏng thế mà liền với xương Tiền này là khoản tiền lương Là tiền năm tháng chiến trường cho ta ...