Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011

MẤY KINH NGHIỆM NHỎ VỀ LÀM THƠ ĐƯỜNG LUẬT

Trong các thể thơ truyền thống thì thể thơ Đường Luật có những quy định chặt chẽ và hoàn chỉnh hơn cả. Những quy định ấy lại tập trung biểu hiện rõ nhất trong thể thơ Thất ngôn bát cú. Cho nên nói đến thơ Đường Luật hầu như người ta chỉ nói đến thể thơ này. Người xưa rất coi trọng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật nên đã đưa vào chương trình học và lấy làm một môn thi bắt buộc. Vì thế hầu hết các nho sinh ngày xưa đều biết làm thơ Đường luật đúng cách.
Nhưng từ phong trào Thơ Mới, thể thơ Đường Luật bị phê phán là gò bó, không còn thích hợp với thời đại mới nữa, không đủ khả năng chuyển tải những tâm trạng phức tạp cũng như phản ánh những hiện thực cuộc sống phong phú và đa dạng nữa. Trên văn đàn vì thế tuy vẫn còn một vài tác giả trung thành với thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, nhưng nhìn chung nó bị các nhà thơ đương thời lìa bỏ, coi như một thứ đồ ổ, không dùng để sáng tác nữa Mãi gần đây cùng với sự phát triển ào ạt của các CLB thơ mọc ra như nấm, thể thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật tự nhiên lại được tôn vinh. Trong tâm lý của rất nhiều cụ hội viên CLB cứ phải làm được thơ Đường thì mới giỏi, còn nếu chỉ chắp vần được mấy câu Lục bát là xoàng. Nhu cầu muốn tìm hiểu và tập làm thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật vì thế cũng hơi bị nhiều. Trong tình hình ấy, chúng tôi xin mạnh dạn đem một vài kinh nghiệm nhỏ của mình trao đổi cùng các thi huynh, thi đệ, thi tỷ, thi muội…Nếu có đóng góp được chút xíu gì thì rất lấy làm mừng.
1.     Kinh nghiệm thư nhất là phải nắm vững niêm luật thơ Đường.
a/ Trước hết nói về Niêm (粘): chữ niêm này có nghĩa là kết dính, là
dán như trong các từ “niêm phong”, “niêm yết”. Nhưng nghĩa thực tế của nó là: hai câu thơ gần nhau có bắng trắc giống nhau, vì giống nhau nên xem nó như dính vào nhau để tạo thành một “cặp niêm”. Như vậy trong một bài Thất ngôn bát cú Đường Luật sẽ phải có 4 cặp niêm như sau:
                   Cặp 1: câu 1+câu 8
                   Cặp 2: câu 2+câu 3
                   Cặp 3: câu 4+câu 5
                   Cặp 4: câu 6+câu 7
Nếu ta bố trí 8 câu theo 8 hướng  câu 1 ở chính Bắc, câu 2 ở Đông Bắc… câu 8 sẽ ở vào vị trí Tây Bắc. Ta sẽ nhìn rõ các câu thơ gần nhau dính nhau rõ ràng hơn.
Lưu ý một điều là các cặp niêm trong bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật có vị trí so le với các cặp Đề-Thực-Luận-Kết:
          Cặp đề: câu 1+câu 2
          Cặp thực: câu 3+câu 4
          Cặp luận: câu 5+câu 6
          Cặp kết: câu 7+câu 8
b/Còn Luật là một khái niệm rất rộng, bao gồm tất cả những quy định bắt buộc về vần, về bằng trắc (âm thanh) về đối, về kết cấú.
          -Về vần: phổ biến trong thơ bát cú là 5 vần ở chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8. Vần có thể là thanh bằng, cũng có thể là thanh trắc. Nhưng trong thực tế thơ ca Việt Nam thì vần mang thanh bằng phổ biến hơn.
          -Về Bằng-Trắc thường đươck mô hình hóa theo hai thể hởi bắng và khởi trắc. Nếu chữ thứ hai câu thứ nhất mang thanh bằng thì bài thơ ấy theo thể khởi bắng. các tiếng bắng, tiếng trắc của bài thơ phải bố trí theo như mô hình sau:
               MÔ HÌNH THỂ KHỞI BẰNG

    Câu thứ
                             Chữ thứ
           2
         4
          6
      Câu 1
           B
          T
          B
      Câu 2
           T
          B
          T
      Câu 3
           T
          B
          T
      Câu 4
           B
          T
          B
      Câu 5
           B
          T
          B
      Câu 6
           T
          B
          T
      Câu 7
           T
          B
          T
      Câu 8
           B
          T
          B
  
 Ví dụ về bài làm theo thể khởi bằng (tiếng thứ 2 câu 1 là thanh bằng)

                         Thu Điếu
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câutẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn
vàng trước gió sẽ đưa vèo
Từng mâylửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
đâu đớp động dưới chân bèo.
                         Nguyễn Khuyến

              MÔ HÌNH THỂ KHỞI TRẮC  

    Câu thứ
                             Chữ thứ
           2
         4
          6
      Câu 1
           T
          B
          T
      Câu 2
           B
          T
          B
      Câu 3
           B
          T
          B
      Câu 4
           T
          B
          T
      Câu 5
           T
          B
          T
      Câu 6
           B
          T
          B
      Câu 7
           B
          T
          B
      Câu 8
           T
          B
          T
  
 Ví dụ về bài thơ làm theo thể khởi trắc(tiếng thư 2 câu 1 là thanh trắc)

                      Qua đèo Ngang
Bước tới đèo ngang bóng xế
Cỏ cây chen đá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái da da
Dừng chân ngoái lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
                     Bà huyện Thanh Quan
Nhưng khi vận dụng các mô hình này cần chú ý câu:
          Nhất tam ngũ bất luận
          Nhị tứ lục phân minh
Có nghĩa là bắng chắc của các tiếng thứ nhất, thứ ba, thứ năm trong câu thơ thất ngôn có thể được tùy tiện linh hoạt không nhất thiết phải theo như trong mô hình. Còn bắng trắc của các tiếng thứ hai, thứ tư và thứ sáu thì nhất định phải theo.
Về Đối : bắt buộc hai cặp thực và luận trong bài bát cú phải là hai cặp đối. Trong phép đối quan trọng nhất là phải đối nhau về thanh điệu. còn về ý có thể đối nhau (tương phản) cũng có thể không đối nhau (tương đồng).  Riêng về cách cấu tạo từ và chức năng ngữ pháp của các từ đối nhau thì phái như nhau. Nói gọn lại là phải cùng từ loại: danh đối với danh; động đối với động; tính đối với tính…Nhưng ở chỗ này lại rất cần phải nói thêm là trong tiếng Việt từ loại của các từ trong các văn cảnh cụ thể thường có sự hoán đổi cho nhau chứ không cố định. “cơm” vốn là danh từ chỉ món “gạo luộc” nhưng “cơm” cũng có thể thành động từ tương đương như từ “ăn” vậy (Cơm chưa ?- Cơm rồi !). Cũng tương tự tính có thể thành động, tính có thể thành danh… cho nên xét từ loại cũng là xét từ laoij cụ thể ở trong câu chứ không thể máy móc được.
-Về Kết cấu bài thơ thường quy định:
          + Hai câu đề (câu 1+2): Nêu vấn đề
          + Hai câu thực (câu 3+4): Nêu cụ thể nội dung vấn đề hoặc tả thực phong cảnh hoặc sự vật…
          + Hai câu luận (câu 5+6): bình luận, đánh giá hoặc mở rộng thêm vấn đề, mô tả bối cảnh bên ngoài cảnh thực trung tâm…
          + Hai câu kết (câu 7+8): gói lại và kết thúc vấn đề
Trong thực tế thơ ca vấn đề kết cấu này cũng được hiểu một cách rất tương đối và có khá nhiều chủ thuyết cho nên việc vận dụng cũng khá linh hoạt. Bám sát với kết cấu trên đây tiêu biếu nhất có lẽ là bài Ông nghè tháng tám của Nguyễn Khuyến:
Cũng cờ cũng biển cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng
Nét son điểm rõ mặt văn khôi
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ
Cái giá khoa danh ấy mới hời
Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi.

2.Kinh nghiệm thứ hai là phải thuộc lòng một số bài thơ Đường Luật để làm mẫu.
Chẳng hạn để làm mẫu cho thể Khởi bằng, ngoài Thu điếu của Nguyễn Khuyến có thể thuộc thêm Chiều hôm nhớ nhà của Bà huyện Thanh Quan, bài Lấy lẽ của Hồ Xuân Hương, bài Thương vợ của Tú Xương…
Để nhớ kiểu bà theo thể Khởi trắc có thể thuộc các bài: Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, bài Chơi đu của Hồ Xuân Hương, bài Bạn đến chơi nhà của nguyễn Khuyến…
Sau đây chúng tôi xin chọn vài ví dụ tiêu biểu để các bạn tham khảo:
-Thất ngôn bát cú Đường Luật vần trắc:

Vịnh làng Tam Chế
Bóng ác non đoài ban xế xế
Bỗng đâu đã tới làng Tam Chế
Mênh mang khóm nước nhuộm mầu lam
Chận ngất đỉnh non lồng bóng quế
Chợ họp bên sông gẫm có chiều
Thuyền bày trên bãi xem nhiều thể
Cảnh vật bằng đây họa có hai
Vì dân khoan giảm bên tô thuế.
                             Lê Thánh Tông

-Thể song điệp;

Nguyệt hoa
Hoa là quốc sắc Nguyệt Hằng Nga
Nguyệt tỏ Hoa thơm khéo mặn mà
Hoa ngó Nguyệt tròn Hoa chúm chím
Nguyệt nhìn hoa nở Nguyệt lân la
Chiều xuân bóng ngả Hoa chào Nguyệt
Đêm tối sương đầm Nguyệt ghẹo Hoa
Đất có Hoa thơm trời có Nguyệt
Nguyệt Hoa Hoa Nguyệt mặc tình ta.
                               Khuyết danh

-Thể tiệt hạ:

Chợt thấy
Thác bức rèm châu chợt thấy mà…
Chẳng hay người ngọc có hay đà…
Nét thu gợn sóng hình như thể…
Cung nguyệt quang mây chắc ngỡ là…
Khuôn khổ ra chiều người ở chốn…
Nết na xem phải thói con nhà…
Giỏi dang nhắn gửi xin thời hãy…
Tình ngắn tình dài chút nữa ta…
                             Khuyết danh

-Thể vĩ tam thanh

Sáng ngủ dậy muộn
Bên tai gà gáy tẻ tè te
Bóng ác trông ra hé kẽ hè
Núi một hòn cao chon chót vót
Hoa năm cánh nở tóe tòe loe
Chim tình bầu bạn kia kìa kịa
Ong nghĩa vua tôi nhé nhẻ nhè
Danh lợi chẳng màng ti tí tị
Ngủ trưa dậy muộn khỏe khòe khoe.
                            Nguyễn Tử Mẫn

-Thể tập danh

Rắn đầu biếng học
Chẳng phải liu điu cũng giống nhà
Rắn đầu biếng học chẳng ai tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha
Ráo mép chỉ quen phường nói dối
Lằn lưng cam chịu tiếng roi tra
Từ nay trâu lỗ xin chăm học
Kéo hổ mang danh tiếng thế gia
                    Tương truyền của
                        Lê Quý Đôn?

-Rồi thủ vĩ ngâm, rồi thủ vĩ điệp đảo, rồi thuận nghịch độc…Thậm chí có một bài thơ có thể gói trong lòng nó đến tám bài thơ nhỏ ở bên trong. Chẳng hạn như bài Cảnh xuân dưới đây:
Bài thơ này được truyền tụng khá lâu nhưng chưa biết tên tác giả và năm sáng tác. Bài thơ làm theo thể Đường luật, bảy chữ tám câu, Khởi trắc vần bằng (tổng cộng 56 chữ). Bài thơ đọc ngược hay đọc xuôi đều có nghĩa và đúng niêm luật thơ Đường, còn gọi là “thuận nghịch độc”.    
1. Bài thơ gốc (bài 1):
Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.
2.Đọc ngược bài gốc từ dưới lên, ta được bài 2:
Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.
3. Bỏ hai chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, ta được bài 3 ( ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):
Cảnh xuân ánh sáng ngời
Thơ rượu chén đầy vơi
Giậu trúc cành xanh biếc
Hương xuân sắc thắm tươi
Khách chờ sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người
Tiếng hát đàn trầm bổng
Bóng ai mắt mỉm cười.
4.Bỏ hai chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên, ta được bài 4 (ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):
Mắt ai bóng thướt tha
Đàn hát tiếng ngân xa
Bến đợi thuyền xuôi ngược
Sông chờ khách lại qua
Sắc xuân hương quyện lá
Cành trúc giậu cài hoa
Chén rượu thơ vui thú
Ánh xuân cảnh mến ta.
5. Bỏ ba chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, ta được bài 5 ( tám câu x bốn chữ):
Ta mến cảnh xuân
Thú vui thơ rượu
Hoa cài giậu trúc
Lá quyện hương xuân
Qua lại khách chờ
Ngược xuôi thuyền đợi
Xa ngân tiếng hát
Tha thướt bóng ai.
6. Bỏ ba chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên, ta được bài 6 (tám câu x bốn chữ):
Cười mỉm mắt ai
Bổng trầm đàn hát
Người đông bến đợi
Sóng lặng sông chờ
Tươi thắm sắc xuân
Biếc xanh cành trúc
Vơi đầy chén rượu
Ngời sáng ánh xuân.
7. Bỏ bốn chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, ta được bài 7  (tám câu x ba chữ):
Ánh sáng ngời
Chén đầy vơi
Cành xanh biếc
Sắc thắm tươi
Sông lặng sóng
Bến đông người
Đàn trầm bổng
Mắt mỉm cười.
8. Bỏ bốn chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên, ta được bài 8 (tám câu x ba chữ):
Bóng thướt tha
Tiếng ngân xa
Thuyền xuôi ngược
Khách lại qua
Hương quyện lá
Giậu cài hoa
Thơ vui thú
Cảnh mến ta.

Người Việt nam tiếp thu luật thơ Đường từ Trung Quốc và trên cái nền ấy lại sáng tạo ra rất nhiều các thể chuyên biệt, khó mà liệt kê cho hết được…
3.Kinh nghiệm thứ ba là phải làm nhiều cho quen và sửa chữa cho kỹ.
Mới tập làm thơ Đường thì tốt nhất là nên bắt chước các bài mẫu. Cứ mô phỏng theo họ mà làm. Đến khi đã quen với điệu thức, vần luật của thơ Đường rồi thì hãy làm thơ vịnh cảnh do mình trực tiếp quan sát thấy, những bài thơ tả tình để ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của mình trước một hoàn cảnh hay một vấn đề nào đó. Nhưng làm thơ xướng họa với bạn bè thường là cách tốt nhất để tập làm thơ Đường Luật. Thật ra thì làm thơ Đường Luật cũng không khó lắm. Ấy là mơi nói biết làm cho đúng cách thôi chứ còn làm hay làm giỏi thì thể thơ nào cũng khó cả. Phải tài năng mới làm được. Một vài năm trước đây nhiều người vẫn còn chưa biết gì về thơ Đường Luật vậy mà ngày nay đã khối người làm được những bài thơ đường hợp cách và một số bài đã hay, đã chuẩn.
Sửa chữa thơ Đường có lẽ khó hơn. Khó bới trước hết nó tùy thuộc vào khả năng tự kiểm định của mỗi người. Có thấy rõ thơ mình chưa ổn thì mới sửa thành ổn được. Về điểm này thì tôi không quan trọng thơ của mình lắm. Tôi viết chỉ là để chơi thôi. Vì chơi nên phải viết và viết chỉ để chơi. Cho nên chơi xong thì có thể vứt đi cũng được. Không quan trọng.
Tôi không tin vào cảm hứng và những ám ảnh ban đầu. nó dễ che mắt và đánh lừa ta lắm. Cho nên viết xong tôi thường bỏ đó cho quên đi. Lâu lâu sau mới đọc lại nếu thấy nó nhạt hoét rồi chẳng còn gây cho mình một hứng thú gì nữa thì gạch toẹt bỏ đi. Nếu lúc ấy đọc lại vẫn thấy bài thơ tàm tạm thì tự kiểm định kỹ càng rồi đem sửa chữa lại. Lúc này tâm thế của ta đã nguội. Ta đọc thơ ta cũng gần như đọc thơ của người ngoài. Ta tự kiểm định lại thơ mình dễ khách quan tỉnh táo hơn và công việc sửa chữa vì thế cũng dễ chuẩn xác hơn.
Nhưng cũng có những bài phải nhờ ý kiến đóng góp của bạn bè ta mới phát hiện ra chỗ non yếu của thơ mình và mới sửa chữa được. Xin minh họa bằng một ví dụ cụ thể: giữa những năm tám mươi, tôi có viết một bài thơ Đùa bạn để trêu vợ chồng một ông giáo về hưu đi làm thêm nghề vàng mã. Lúc họ còn đang làm ăn thì cũng chưa dám đùa vì sợ rằng người ta tự ái. Đến năm ông bà ấy đã giải nghệ, bà về đi chùa và ông thì hết tổ chức CLB thơ này lại sang tổ chức CLB thơ khác, tôi mới viết trêu như sau:
Năm ngoái năm xưa những vẽ trò
Vợ chồng bác giáo chạy cong mo
Hết ngồi gác thượng đan con ngựa
Lại xuống nhà sau quấy mẻ hồ
Tíu tít tối ngày nan với giấy
Miên man tuần tiết mũ cùng ô
Năm nay giải nghệ nhàn ra phết
Đã thấy rung đùi nghĩ ý thơ.
Tôi gửi bài thơ cho “nguyên mẫu” và được nguyên mẫu góp ý cho một từ trong bài thơ là dùng sai. Đó chính là từ “con ngựa”. Trong nghề làm vàng mã cũng như trong dân gian người ta không dùng từ này để chỉ “con ngựa giấy” mà phải dùng từ “ông ngựa”. Do mình chẳng quan tâm gì đến vàng mã nên đã không nắm được từ này và vì không nắm được nên đã viết sai.
Nói tóm lại, độ lùi thời gian và ý kiến bạn bè, ý kiến độc giả là yếu tố cực kỳ quan trọng để mình nhận ra mình và sửa chữa được thơ mình. Như vậy một quy trình đầy đủ cho sự ra đời của một bài thơ phải có những công đoạn chính đưới đây:
-Gặp cảm hứng, có nhu cầu “phải viết” thì cứ viết. Nhưng viết xong xin cứ hãy tạm ghi chép lại để đấy.
-Bỏ đó cho quên đi, một thời gian sau hãy đọc lại. Gặp trường hợp phải sử dụng ngay thì có thể tạm dùng: đem đọc chơi hoặc đăng báo tường, báo liếp…
-Lắng nghe ý kiến bạn bè, ý kiến độc giả, nếu thấy bài thơ “được đón nhận” có nhiều ý kiến phản hồi tích cực  và nếu có nhu cầu xuất bản thì hãy xuất bản để công bố chính thức. Còn với những người làm thơ chơi, không có nhu cầu lập ngôn để thành nhà thơ, nhà văn lưu danh hậu thế, thì cứ mặc kệ nó sống với đời. Nếu được người đời yêu mến thì người đời sẽ nuôi dưỡng nó, xây đài vinh quang cho nó và biết đâu ta chẳng được thơm lây?

                                                         Chí Linh 5/6/2011
                                                            Đỗ Đình Tuân

 

3 nhận xét:

  1. Các Bác có thể nhận sự trợ giúp kiểm tra thơ Đường để tránh các lỗi bệnh ở đây:
    http://www.mocgiatrang.net/?ex=1

    Trả lờiXóa


  2. Chiều quê
    Nắng chiều trải xuống đường làng
    Hồn người lữ khách mơ màng chiều quê
    Xa xa bóng dáng Mẹ về
    Trên vai lúa gánh chẳng hề nặng vai.
    Cánh diều no gió tung bay
    Thoả lòng con trẻ những ngày trời quan
    Xa xa trên cánh đồng làng
    Một đàn cò trắng bay ngang trời chiều.
    Đường làng gió thổi hiu hiu
    Cày bừa, cha vác liêu xiêu đi về
    Khói chiều toả khắp vườn quê
    Tiếng gà đã gáy cận kề đâu đây?
    Tôi ở Đà Nẵng mới tập làm thơ nhờ anh coi giúp bài thơ này. Xin cám ơn anh nhiều

    Trả lờiXóa
  3. Rất chi tiêt về dễ hiểu.Xin phép dduwwocj copy lại nha

    Trả lờiXóa

ĐẾM TIỀN

Ông ngồi giương kính đếm tiền Đồng tiền mỏng thế mà liền với xương Tiền này là khoản tiền lương Là tiền năm tháng chiến trường cho ta ...